CHƢONG 3 BIỂU HIỆN GIAO THOA VĂN HÓA VẬT THỂ GIỮA NGƯỜI KINH,
3.2. Loại hình cƣ trú
3.2.1. Loại hình cư trú phổ biến của cư dân người Việt ở Trà Vinh
Ban đầu người Việt đến đây khai phá, vùng đất này còn rất hoang sơ rậm rạp, chủ yếu là vùng đầm lầy bưng trũng, lại ảnh hưởng của loại hình cư trú làng xã truyền thống của quê gốc Bắc Bộ và kiểu nhà nền đất, người Việt thường chọn bố trí nhà ở trên đất giồng, gò cao nơi gần thửa ruộng mà mình canh tác hoặc dọc theo sông rạch. Việc lựa chọn cách bố trí này vừa giúp cho họ dễ dàng trong việc lao động sản xuất cũng như trong các hoạt động bán buôn trao đổi hàng hóa. Vì có cùng mục đích là tìm đất sinh nhai nên những lưu dân người Việt sống nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất cũng như trong việc chống lại các loài thú dữ, những lúc tối lửa tắt đèn có nhau. Họ thường sống tập trung thành một cụm dân cư gọi là xóm ấp. Do đất rộng, người thưa, địa hình phức tạp và bản tính của người Việt xa xứ rất phóng khoáng nên các cụm dân cư này không phân chia ranh giới rõ ràng giữa xóm ấp này với xóm ấp khác, giữa nhà này với nhà khác, giữa xóm ấp này với xóm ấp khác có khi chỉ là một con đường mòn nhỏ, hoặc là một con mương nhỏ. Nếu nhà nào có dựng hàng rào thì cũng chỉ mang tính quy ước, tượng trưng cho ranh giới hơn là một sự xác định rạch ròi. Người ta làm cổng nhà cũng chỉ để trang trí hơn là để chống trộm. Cổng nhà của người dân đôi khi không cần đóng, làm bằng những vật liệu đơn giản như tre, hoặc trồng hai bên ngõ hai cây bông giấy hoặc dâm bụt và uốn giao cành với nhau.
“Xã” là đơn vị hành chính địa phương cở sở ở nông thôn, trên xã là huyện, dưới xã là ấp. Mỗi xã gồm trên dưới 10 ấp. Đơn vị hành chính xã tương đương với làng ở Bắc bộ, nhưng xét về sắc thái, ý nghĩa làng mang tính chất văn hóa truyền thống, để biểu thị phong tục tập quán, tình cảm (văn hóa làng), còn xã mang ý nghĩa về mặt hành chính, thường được sử dụng trên giấy tờ.
72
“Ấp” thường để chỉ những đơn vị tụ cư và khai phá của nhóm cư dân ban đầu. Mỗi ấp bao gồm tập hợp nhiều xóm nên người ta thường gọi là xóm ấp.
Đình làng nơi sinh hoạt văn hóa của người Việt xưa. Đình làng là nơi thờ tự tiền hiền (người có công khai hoang lập ấp đầu tiên) hoặc thờ Thành hoàng (vị cai quản vùng đất sở tại). Đình là chỗ dựa tinh thần của nhân dân hướng về các vị thần phù hộ mưa thuận, gió hòa, mùa màng thịnh vượng, ban nhiều ân phúc, tẩy trừ điềm dữ. Ngôi đình là trung tâm của hội làng, từ già trẻ đến gái trai tụ tập tế lễ. Ngoài đình có những cuộc vui chơi lành mạnh, thoải mái, ấp áp trong tình làng nghĩa xóm.
Hiện nay văn hóa đình làng ở Trà Vinh đã sớm bị mai một.
Biểu hiện của văn hóa xóm ấp là tình làng nghĩa xóm, nhất là khi có tiệc tùng, giỗ quãy, chẳng cần gia chủ đánh tiếng mời gọi, ai cũng hiểu và tự giác đến giúp một tay cho thêm phần xôm tụ. Đàn ông, thanh niên thì chia nhau dựng rạp, đốn tàu lá dừa nước, bắt mâm bàn. Còn các cô, các dì lo bếp núc, trẻ con thì cắt lá chuối và các bà thì đãi vỏ đậu, gói bánh... tất cả đều giúp nhau không toan tính. Khi nhà có tang lễ, mọi người trong xóm đều có mặt để san sẻ cùng gia đình phần nào những mất mát thương tâm, họ cũng xúc động, đau xót như thể chính mình vừa mất đi một người thân.
Do đất rộng người thưa, canh tác nông nghiệp lúa nước nặng nhọc nên cư dân Việt nơi đây có một tập tục rất đáng quý đó là dần công. Mỗi khi có công việc nặng nhọc như tát đìa bắt cá, gieo sạ, cấy gặt,… bà con quần tụ lại để chung vai gánh vác cùng gia chủ, sau đó gia chủ tự nguyện trả công mà không cần phải nhắc nhở. Đây chính là bức tranh sinh hoạt sôi nổi, thấm đậm nghĩa tình của người dân quê chân chất.
Tình làng, nghĩa xóm còn được thể hiện ở văn hóa xin, cho. Từ trái ớt, trái cà, quả dưa đến con gà, con vịt hễ ai cần chỉ cất tiếng xin thì gia chủ sẵn sàng cho tặng. Muốn ăn một món quà ngon thì gia chủ thường làm rất nhiều, phần để ăn, phần để biếu tặng hàng xóm và đôi khi chỉ là một nồi cháo gà, một nồi bánh canh nhỏ cũng được gia chủ lựa những phần ngon nhất sai con cháu mang sang biếu cụ, biếu bà ở nhà bên cạnh. Món quà dân quê tuy đơn giản nhưng thấm nặng nghĩa tình.
73
Ngày nay, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công việc đồng áng nặng nhọc được cơ giới hóa bằng máy móc trở nên nhẹ nhàng hơn, nhanh chóng hơn, cộng với việc canh tác đồng loạt cho nên nhà nào việc nấy nên việc dần công trả công còn ít phổ biến nhưng thói quen giúp một tay trong các sinh hoạt vụ mùa, giỗ quãy, đám tiệc, ma chay, cất nhà,… một nét đẹp văn hóa mà người dân quê Trà Vinh vẫn còn lưu giữ.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của lối sống thực dụng hiện tượng tình làng nghĩa xóm cũng bị mai một ít nhiều. Chỉ vì tranh chấp đất đai, tài sản… mà hàng xóm lâu năm lại “ăn thua đủ” để rồi dắt nhau ra tòa. Hay đơn giản chỉ là những xích mích nhỏ nhặt của con trẻ cũng làm mất đi nghĩa tình mà hai gia đình dựng xây qua bao thế hệ.
Tình làng nghĩa xóm của cư dân Việt ở nông thôn Trà Vinh nói riêng và của cư dân Nam Bộ nói chung là một nét đẹp mộc mạc, dung dị không thể nhầm lẫn với bất kỳ dân tộc nào khác rất đáng được lưu giữ, bảo tồn.
Cư trú miệt vườn
Trong công cuộc khai phá và xây dựng miền đất mới, ban đầu cư dân Việt chỉ canh tác lúa nước để nuôi sống cư dân, sau đó trồng cây ăn quả quanh nhà. Ban đầu chỉ đủ đáp ứng cho nhu cầu của gia đình, biếu tặng. Do thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ, bản chất lao động cần cù, sáng tạo của những người mở đất, năng suất và chất lượng cây ăn quả tăng cao. Hiện nay ở Trà Vinh có nhiều vườn cây ăn quả nổi tiếng như: quýt, xoài ở Càng Long; chôm chôm, nhãn, Sabô (hồng xiêm), măng cụt Cầu Kè,… các vườn cây ăn quả ở đây thường tập trung lại với nhau thành những không gian vườn tược rộng lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
“văn minh miệt vườn” ở đây khá độc đáo. Vườn nối tiếp vườn bằng những con đường làng nhỏ, có khi bị ngăn cách bởi những con rạch nhỏ, ngã ba, ngã tư sông, muốn qua rạch nhỏ thì sẵn kiểu “cầu tre lắt lẻoi” còn gọi là cầu khỉ., qua những sông rạch vừa thì có cây cầu dừa trơn trợt, qua sông lớn thì có ghe xuồng.
Đặc biệt là những cây cầu tre luôn luôn có nhịp giữa với khúc tre rời, đề phòng trường hợp ghe có mui quá cao thì dở khúc tre ở giữa lên, cho ghe, xuồng qua rồi
74 thì hạ khúc tre xuống.
Miệt vườn là loại hình cư trú lý tưởng của cư dân Tây Nam Bộ nói chung cũng như cư dân Trà Vinh, là nỗi niềm khao khát của nhiều người:
Mẹ mong gả thiếp về vườn, Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh
Đối với người Nam Bộ khi về già hay hưu trí có được căn nhà ba gian truyền thống quay mặt về hướng sông để đón nồm nam cơn gió thổi buổi trưa hè, nằm yên tĩnh giữa vườn cây trái xum xuê trĩu quả, trước sân trồng hoa cảnh, sum vầy cùng con cháu là hạnh phúc nhất đời người.
Cư trú miệt vườn là hình thức tiêu biểu của văn hóa vật chất và tinh thần cao nhất của đồng bằng sông Cửu Long cũng như ở Trà Vinh. Người miệt vườn giản dị, mộc mạc, chân tình, quê mùa, chất phác. Con gái miệt vườn hiền thục đoan trang giỏi nữ công gia chánh, con trai miệt vườn giỏi việc đào mương, trồng cây, tỉa hoa cảnh, làm nghề mộc,… nhiều người đã trở thành những nghệ nhân xuất sắc. Trai, gái miệt vườn ai ai cũng có thể cất lên một điệu hò vọng cổ thấm đậm tình quê của một vùng sông nước đặc thù.
Cư trú đô thị
Trước đây, người Việt ở Trà Vinh thường chọn nghề theo quan niệm truyền thống “Nhất sĩ, nhì nông, tam công, tứ thương”. Ngày nay do những biến động của nền kinh tế, chính, trị - xã hội, dân số,… và cơ cấu chuyển đổi ngành nghề quan niệm này đã có sự thay đổi. Do việc hiện đại hóa, cơ giới hóa về nông cụ sản xuất, lực lượng lao động ở nông thôn trở nên dôi dư, nhất là những lúc nông nhàn sau kỳ cấy gặt, thu nhập cá nhân thấp. Từ đó một bộ phận lớn người nông dân tìm đến thị thành làm công nhân, lao động phổ thông, buôn bán; một bộ phận trí thức nông thôn trở thành công chức nhà nước, bác sĩ, kỹ sư, giáo chức,… Đây cũng chính là nguyên nhân gia tăng dân số cơ học ở các đô thị trong cả nước nói chung và thành phố Trà Vinh nói riêng. Cơ cấu chuyển đổi ngành nghề, chuyển đổi hình cư trú của một bộ phận nông dân vừa giải quyết vấn đề việc làm dôi dư ở nông thôn và làm tăng thêm mức thu nhập cá nhân, hộ gia đình vốn trước đây thu nhập chính chỉ là
75
thuần nông. Nhưng cũng chính điều này cũng đã làm gia tăng áp lực về nhiều mặt đối với thành phố Trà Vinh như vấn đề nhà ở, vấn đề môi trường, vấn đề trị an,…
Thành phố Trà Vinh, hiện nay trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ cùng với lối sống đô thị biến động đa dạng, phức tạp, đã và đang trở thành một xu thế phát triển mạnh về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật,… sự giao lưu hội nhập mạnh mẽ trong và ngoài nước được mở rộng với nhiều thuận lợi nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức. Lối sống đô thị nói chung, cách thức ứng xử văn hóa ở đô thị nói riêng đang trở thành một vấn đề đáng quan tâm.
Về cơ bản, đô thị và lối sống đô thị có đặc trưng khác biệt so với nông thôn và lối sống nông thôn về cảnh quan môi trường, cơ cấu xã hội, thiết chế văn hóa, phương thức giao tiếp ứng xử, tâm lý cộng đồng,…
Sự tập trung cao độ về các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; dân số; sự đa tạp về nguồn gốc cư trú; sự biến động nhanh và mạnh của cơ cấu xã hội dân cư đô thị theo hướng nhiều thành phần và ngày càng phức tạp; xu hướng thị dân hóa theo những định chuẩn khác nhau, những tiêu chí khác nhau; sự chuyển đổi nhanh các định hướng giá trị, trong đó rõ rệt nhất là đề cao phẩm cách con người cá nhân; sự phân hóa giàu nghèo gia tăng; xu hướng đóng, hẹp, lỏng lẻo trong giao tiếp ứng xử văn hóa, đặc biệt khi đối sánh với xu hướng mở, rộng và chặt chẽ trong giao tiếp ứng xử ở nông thôn… Những đặc trưng này chi phối rất nhiều đến phương thức và thực trạng văn hóa ứng xử ở đô thị ở Trà Vinh trên nhiều phương diện.
Cư dân đô thị là một cộng đồng phức hợp, đa thành phần không thuần nhất về mặt cơ cấu dân cư, tâm sinh lý, nghề nghiệp, sự phân hóa giàu nghèo,… Ở nông thôn, trong một xóm ấp, thường chỉ gồm một số họ tộc, láng giềng khi gặp gỡ nhau, dù ở đâu họ cũng chào hỏi thân thiết. Còn ở đô thị, do sự tập hợp ngẫu nhiên từ nhiều nguồn đa thành phần văn hóa, đa nghề nghiệp, đa tầng lớp xã hội,… nên ít có sự quen biết vì vậy việc giao tiếp ứng xử thiếu sự thân thiết gần gũi.
Về môi trường và nghề nghiệp, giữa đô thị với nông thôn cũng có những khác biệt. Cảnh quan, môi trường sống ở nông thôn tương đối rộng rãi, thoáng đãng.
Nghề nông tương đối thuần nhất và làm theo mùa vụ, nên người nông dân có
76
khoảng thời gian rỗi lúc nông nhàn, tạo điều kiện giao tiếp ứng xử thuận lợi hơn.
Trong khi đó, cư dân đô thị phải chịu sức ép của cảnh quan không gian chật hẹp có hạn của gia đình, công sở. Hơn nữa, nghề nghiệp của cư dân đô thị vô cùng đa dạng, khó bố trí thời gian rỗi hợp lý dành cho giao tiếp ứng xử cá nhân với cộng đồng. Vì thế, người dân đô thị buộc phải lựa chọn phương thức ứng xử văn hóa trong môi trường hẹp, theo những nhóm riêng (bạn bè, đồng nghiệp, thân tộc), với những quy chuẩn riêng. Do có sự vênh lệch về chuyên môn nghề nghiệp, trình độ tri thức, tầng lớp xã hội,... Điều này là một yếu tố tạo nên sự đóng và hẹp trong giao tiếp ứng xử văn hóa của dân cư đô thị.
Do điều kiện giao tiếp ứng xử trực diện, trực tiếp đóng và hẹp, người dân đô thị tự tìm cho mình một lối thoát ở nhu cầu giao tiếp bằng hình thức giao tiếp gián tiếp thông qua các phương tiện truyền thông (nghe đài, đọc sách báo, xem truyền hình, internet, mạng xã hội…). Người dân đô thị ít có thời gian rỗi dành cho giao tiếp ứng xử văn hóa. Kể cả khi có thời gian, họ cũng ít ra khỏi nhà hoặc ít rời khỏi nhóm nhỏ (bạn bè, đồng nghiệp) để tham gia vào những hình thức giao tiếp ứng xử trực tiếp rộng lớn hơn. Họ dành phần lớn thời gian rỗi để làm thêm, giải trí trong gia đình, thăm hỏi họ hàng, bạn bè thân quen. Có thể thấy, giao tiếp ứng xử văn hóa ở đô thị mang tính gián tiếp, phân tán, không thuần nhất, đa dạng và phức tạp.
Sự biến đổi đô thị hóa ngày càng tăng, cơ chế thị trường ngày càng lan tỏa, sinh hoạt cộng đồng bị bó hẹp, người dân đô thị tranh thủ thời gian rỗi để làm thêm bằng một nghề phụ nào đó hoặc làm thêm ngoài giờ bằng chính chuyên môn của mình. Cuộc sống thị thành sôi động, hối hả sinh ra lối sống chụp giật về điều kiện sống làm gia tăng thói lãnh đạm thờ ơ, sự phức tạp của tệ nạn xã hội… Quan hệ giao tiếp ứng xử văn hóa, cũng như lối sống của cư dân đô thị, ngày càng có xu hướng thu hẹp, đóng kín lại để tự tìm một cảm giác an toàn nhất định. Đây là một trong những lý do tạo nên mặt trái của lối sống, lối giao tiếp ứng xử văn hóa ở đô thị hiện nay.
Một đặc điểm bao trùm chi phối các ở các đô thị Trà Vinh là tính chất tiểu nông nông thôn của nông dân với tất cả các ưu điểm và hạn chế tác động, chi phối
77
rất mạnh. Ưu điểm, là con người trọng nghĩa tình, giản dị, hiền hòa, chân chất,...
của thôn quê được nuôi dưỡng nơi đô thị. Nhược điểm là lối sống tùy tiện, tầm nhìn hạn hẹp, thiếu hiểu biết, không am hiểu luật pháp, sống theo thói quen nông thôn,…
để lại hậu quả không nhỏ trong vấn đề vệ sinh môi trường, giao thông công cộng, kiến trúc nhà ở,...Chính điều đó đã gây cản trở sự phát triển đô thị, cản trở sự hình thành giao tiếp ứng xử văn hóa ở đô thị theo hướng hiện đại, văn minh.
Từ những thực trạng của văn hóa ứng xử đó đặt ra vấn đề đối với các cấp chính quyền, cư dân đô thị có những giải pháp tìm hiểu, tác động, thúc đẩy những mặt tích cực hoặc loại trừ những hạn chế để kiến thiết một đô thị văn minh, văn hóa.