CHƢONG 3 BIỂU HIỆN GIAO THOA VĂN HÓA VẬT THỂ GIỮA NGƯỜI KINH,
3.3.4. Đặc điểm giao thoa văn hóa trong ẩm thực của ba tộc người Kinh, Khmer, Hoa ở Trà Vinh
Quá trình cộng cư lâu dài cùng sự giao lưu – tiếp biến trong văn hoá ẩm thực của ba tộc người Kinh, Khmer, Hoa cho đến nay chúng ta rất khó phân biệt đâu là món ăn của người Khmer, đâu là món ăn của người Việt, người Hoa. Và chỉ có thể nhận biết một cách tương đối qua tập quán ẩm thực từ quê gốc của mỗi tộc người.
Theo các nhà nghiên cứu thì các món “ếch chiên, ếch xào lăn, rắn xào lá cách, rắn nướng lèo, rắn hầm sả, ốc luộc, cá lóc nướng trui, cá rô kho tộ, rùa rang muối, lươn um, chuột chiên...” [28, tr.61] có nguồn gốc là của người Khmer, đã được người Việt đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình từ khi nào không ai nhớ rõ, và xem như là của người Việt.
Quá trình giao lưu - tiếp biến trong văn hoá ẩm thực giữa các tộc người, đặc biệt là sự giao lưu diễn ra thông qua các buổi tiệc, mời mọc thông thường trong tình làng nghĩa xóm, cho đến các cuộc thăm viếng trong các buổi lễ tết của ba tộc người dần dần các món ăn đặc trưng của tộc người này nằm trong thực đơn ẩm thực của
104
tộc người kia trong các bữa ăn hàng ngày. Và từ đó ác món ăn này có mặt phổ biến trong các dịp lễ, tết, tiệc tùng từ nhỏ đến lớn của cả người Việt, người Hoa và người Khmer, như: bún nước lèo, cháo lòng, cá nướng, cá kho, gà xé phay, khổ qua dồn thịt, gỏi, thịt kho tàu, thịt khìa, heo quay, gà quay, vịt tiềm, cơm chiên Dương Châu, bánh bao, bánh tét, bánh ít, cốm dẹp,…
Trong tinh thần tiếp nhận văn hóa ẩm thực của một tộc người này với tộc người khác, mỗi tộc người có một cách sáng tạo trong chế biến món ăn sau cho phù hợp với khẩu vị của tộc người mình. Người Việt ăn bún nước lèo của người Khmer có cả chả giò của người Việt, có thịt heo quay của người Hoa. Người Hoa dùng canh chua của người Việt nhưng không nấu với cá mà nấu với thịt gà. Người Việt ăn cháo trắng có củ cái muối, trứng muối, trúng Bắc thảo của người Hoa nhưng có thêm thịt kho tiêu hay cá bống kho khô, kho quẹt,… Người Việt, học cách làm mắm của người Khmer và chế biến các món mắm theo cách riêng như mắm kho, lẩu mắm. Khi nấu các món mắm người Việt thường ít dùng mắm Pro-hoc mà sử dụng các loại mắm khác như mắm cá sặc, mắm cá linh để nấu, từ đó tạo ra hương vị riêng cho các món ăn của mình. Các món mắm được cả ba tộc người nơi đây ưa chuộng là mắm tép trộn đu đủ, mắm cá lóc thái nhỏ trộn đu đủ dùng trong gia đình của mỗi tộc người cũng có những khẩu vị riêng người việt, người thích ngọt, người Khmer thích vị mặm và chua hơn.
Các quán bún nước lèo trên địa bàn thành phố Trà Vinh, thường do người Khmer làm chủ quán, nhưng người Việt cũng có bán. Quán cơm của người Hoa vẫn thường bán các món ăn của người Việt như canh chua, cá kho tộ,… ngược lại các quán ăn của người việt cũng bán các món ăn của người Hoa như thịt heo quay, vịt quay, cơm chiên Dương Châu, hoành thánh, mì,… Số lượng thực khách người Việt, người Khmer, người Hoa đều đến quán của nhau.
Người Việt cũng xem món cốm dẹp trộn dừa, bánh ít nhân dừa, bánh tét, bánh dừa,… của người Khmer, bánh bao, Há cảo, bánh ú nước tro, bánh ú nhân thịt của người Hoa,… là những món khoái khẩu của mình. Người Việt ở Trà Vinh đã tiếp nhận cách thức làm bánh tét của người Khmer nhưng có sự cải biến thêm là
105
bánh tét nhân chuối, nhân dừa hoặc các loại nhân có trộn với dừa khô nạo, đã tạo nên hương vị riêng của chiếc bánh tét. Đặc biệt bánh tét nhân đậu, thịt có thêm thành phần trứng muối của người Hoa và nó đã trở thành thương hiệu đặc sản trong văn hóa ẩm thực của Trà Vinh mà nổi tiếng nhất là bánh tét Trà Cuôn.
Tác động của sự giao lưu về văn hóa ẩm thực với người Khmer cũng không ít, người Khmer cũng đã học được cách xào nấu,… của người Việt, người Hoa trong cách chế biến các món ăn. Trong cơ cấu thành phần buổi ăn ngày lễ tết của người Khmer vẫn thường có thịt kho hột vịt (thịt kho tàu), khổ qua (mướp đắng) dồn thịt hầm, lẩu,… của người Việt và người Hoa. Người Khmer, biết thưởng thức các món phở, bún bò, hủ tíu haònh thánh,… theo kiểu của người Việt, người Hoa.
Nhìn chung, phong cách ăn uống của các tộc người nơi đây đó là kết quả của sự dung hợp, pha trộn và ảnh hưởng qua lại giữa văn hóa ẩm thực của nhiều tộc người trên vùng đất này đã tạo nên sắc thái riêng biệt và đặc trưng về văn hóa ẩm thực của người Trà Vinh trong cái chung nhất của văn hóa ẩm thực Tây Nam Bộ, của văn hóa ẩm thực vùng sông nước.
106 CHƯƠNG 4