Cộng đồng cƣ dân Việt và những giá trị văn hóa truyền thống

Một phần của tài liệu Giao thoa văn hóa vật thể giữa các tộc người ở trà vinh (Trang 33 - 38)

CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TRÀ VINH

2.3. Cƣ dân và truyền thống

2.3.2. Truyền thống các cƣ dân sống trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

2.3.2.1. Cộng đồng cƣ dân Việt và những giá trị văn hóa truyền thống

chúa Nguyễ n nhậ ệt ở

ận – Quả ọ đã lập ra nhữ ệ

ớ ợ thủ

Họ không chịu nỗi sự bóc lột củ ến thời

Nguyễn, với chủ trương chiêu mộ lưu dân vào khai hoang vùng đất Nam Bộ đã làm cho tiến trình hình thành cộng đồng người Việt ở Nam Bộ ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn.

Trà Vinh là một bộ phận của vùng đất Tây Nam bộ, với ưu thế của vùng đất ven biển, nằm giữa hai cửa sông lớn, địa hình lại có nhiều giồng cát và gò đất, tỉnh Trà Vinh sớm được tiếp nhận lưu dân người Việt đến bằng nhiều con đường nhờ vào những phương tiện giao thông đường thủy đương thời.

Bên cạnh đó, còn có một bộ phận người Việt từ Bắc Bộ cũng đã xuất hiện ở Trà Vinh trong các sự kiện lịch sử như: Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời

33

năm 1945, sự kiện chia các đất nước 1954, sự kiện thống nhất đất nước năm 1975 và từ năm 1986 đất nước đi vào thời kì đổi mới cho đến nay.

Cộng đồng người Việt cư trú khắp các địa bàn trong tỉnh nhưng tập trung nhiều nhất ở thành phố Trà Vinh, các thị trấn, thị tứ và các vùng đất ven sông rạch.

Tính trọng nghĩa. Nam bộ là đất tụ cư của người tứ phương nghèo khó, họ là những con người gan dạ, liều lĩnh bước chân đến đây để mưu sinh lập nghiệp. Là những người xa lạ, nhưng họ cũng có nhu cầu tương trợ lẫ ở quan hệ ải tình mà là nghĩa. Tính trọng nghĩa khiến người Nam Bộ coi nhẹ tiền tài, vật chất (trọng nghĩa khinh tài). Biểu hiện của tính trọng nghĩa đó là tấm lòng hào hiệp, hiếu khách, thẳng thắn, bộc trực. Hình tượng nghĩa hiệp của các nhận vật Lục Vân Tiên, Tử Trực, Hớn Minh,… trong thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu chính là những hình tượng lý tưởng về trọng nghĩa khinh tài mà người dân Nam Bộ rất tôn kính.

Người dân Trà Vinh mang trong mình tính cách của con người Nam Bộ, họ sống hết mình vì việc nghĩa, sẵn sàng đùm bọc, sẻ

dốc túi đãi nhau, ngày mai thiế ệp, thích làm việc thiện nên người dân Trà Vinh cũng hết lòng ủng hộ trong công tác xã hội như xây dựng mái ấm tình thương, xây nhà tình nghĩa, cứu trợ đồng bào thiên tai,…

Tính cần kiệm và giàu lòng tự trọng. Thuở hoang sơ vùng đất Trà vinh là rừng rậm hoang hóa lắm thú dữ, đất đai lại nhiễm mặn, nhiễm phèn nặng để có miếng ăn miếng ăn ngay từ buổi đầu cư dân Việt phải dãi dầu một nắng hai sương để có một vùng đất trù phú như ngày nay, lại thêm các tầng lớp áp bức bóc lột của địa chủ, thực dân trong thời kỳ thuộc Pháp, nhân dân Trà Vinh phải trải qua nhiều cơ cực để có đủ chén cơm manh áo. Từ sự cơ cực vất vả gian lao ấy, cộng đồng cư dân người Việt Trà Vinh buộc phải cần kiệm và trân trọng thành quả lao động của mình. Ở Trà Vinh còn tồn tại trong dân gian một bài thơ để răn dạy con cháu sau:

Xin đừng quy quát việc ăn xài.

Khéo vén vun thân đặng tương lai.

Tả tơi khúc dưới quần thay ống;

34 Cực khổ thân trên áo vá vai;

Kho cá dặn con thêm nhiều muối;

Nấu cơm dặn vợ độn nhiều khoai.

Trăm năm khỏi đói, gọi rằng tốt.

Miễn khỏi chìu ai, khỏi lụy ai.

Cần cù, sáng tạo trong lao động. Từ buổi đầu của một vùng đất hoang sơ, cộng đồng cư dân Việt chính bàn tay lao động cần cù và tinh thần sáng tạo không mệt mõi khai phá thiên nhiên. Dãy rừng hoang vu ngày nào nay đã trở thành những cánh đồng quanh năm vàng bông trĩu hạt, thành những xóm làng trù phú. Trong thời kỳ đất nước đổi mới có nhiều tấm gương trong lao động sản xuất để vượt quá thử thách đói nghèo với những tên tuổi tiêu biểu như “vua măng cụt” Lưu Văn Nhiều;

nhà “sáng chế chân đất” Trần Văn Dũng; “vua lúa giống” Dương Văn Châu….

Lối ứng xử mềm dẻo. Đặc trưng của địa hình Trà Vinh có nhiều sông ngòi, kênh, rạch, ao, hồ… đã tạo ra cho cư dân một truyền thống văn hóa sông – nước, có tư duy của cư dân vùng sông nước. Gắn bó với sông nước trong công việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; sống trên sông nước như cất nhà sàn, làm thuyền để ở, sống gần gũi với sông như một nhu cầu thiết yếu trong công việc cấy trồng lúa nước…

tạo cho người Việt có khả năng đối phó rất linh hoạt với mọi tình thế..

Tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, tinh thần quật cường chống ngoại xâm, và luôn hướng về nguồn cội tổ tiên.

Tình yêu quê hương đất nước của cộng đồng cư dân Việt thể hiện ở nhiều sắc thái, cung bậc khác nhau.

- Là lòng tự hào về một vùng đất trù phú gắn với những danh lam thắng cảnh và con người hiền hòa, đôn hậu:

Trà Vinh là xứ ruộng, giồng,

Rừng xanh, biển rộng, nhiều sông, lắm vườn Con người hiền hậu dễ thương

Xa quê lập hội đồng hương kết tình.

hay

35

Biển Ba-Động nước xanh cát trắng, Ao Bà Om thắng cảnh miền Tây,

Xin mời du khách về đây, Xem qua thì biết chốn nầy thần tiên.

Hay

Cá Trà Vinh xanh kỳ đỏ dạ Gái xứ nầy không lang chạ đâu anh…

- Là nỗi nhớ nhung mỗi khi xa xứ:

Ðố ai quên được tình quê Ðố ai viễn xứ không về Trà vinh?!

Từ tình yêu quê hương chân chất đó đã biến cộng đồng cư dân Việt thành một sức mạnh quật khởi chống kẻ thù xâm lược mà tiêu biểu nhất là hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), Đảng bộ, lực lượng vũ trang và cộng đồng các dân tộc Trà Vinh đã đoàn kết, anh dũng chiến đấu, lập nên những chiến công vang dội như trận Cả Chương (1946), trận La Bang (1948), chiến dịch Cầu Kè (1949), chiến dịch Trà Vinh (mùa xuân 1950)… góp phần cùng nhân dân cả nước đi đến chiến thắng Điện Biên Phủ, buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Genève, kết thúc chiến tranh, rút quân về nước.

Trong thời kỳ chống Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, cộng đồng các dân tộc Trà Vinh kiên trì đấu tranh chính trị, từng bước xây dựng lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với bạo lực vũ trang giành thế chủ động, từng bước đánh bại các chiến lược chiến tranh của địch. Trong chiến dịch Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975, các lực lượng vũ trang cách mạng Trà Vinh đã thần tốc tiến chiếm các mục tiêu quan trọng, làm tê liệt ý chí chiến đấu của kẻ thù, góp phần cùng quân dân cả nước chiến thắng kẻ thù, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tinh thần đoàn kết tương thân tương ái. Ngay từ đầu vùng đất này còn rất hoang sơ rất cần có sức mạnh tập thể đã khiến các thành viên của cộng đồng phải cố kết lại với nhau, nương tựa vào nhau để làm ăn, sinh sống. Tinh thần đoàn kết được

36

thể hiện rõ nét nhất và đẹp nhất của cư dân Việt còn tồn tại phổ biến đến ngày nay đó là hình thức lao động dần công như gieo, gặt, cấy, sạ, dựng nhà, vét mương,…

Biểu hiện của tinh thần đoàn kết của cư dân Việt, đó là đoàn kết trong gia đình, dòng họ, hàng xóm, láng giềng, đoàn kết trong cộng đồng cùng cộng cư với nhau, họ không phân biệt người đến trước, đến sau, không kỳ thị dân tộc. Truyền thống quý báu này được hình thành và phát triển trong nhiều thế kỷ chung lưng đấu cật khai phá vùng đất này. Tinh thần đoàn kết đó càng được phát huy cao độ trong quá trình đấu tranh chống áp bức của phong kiến và thực dân sau này. Tinh thần đoàn kết của cộng đồng cư dân Việt đã trở thành một giá trị lâu bền, là ý thức dân tộc, là tư tưởng, tình cảm, tâm hồn gắn bó với mảnh đất yêu thương, là yêu cầu của sự sống còn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của cả dân tộc.

Tinh thần tương thân tương ái là đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong quan niệm “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm là rách”.

Chính sách nô dịch, cướp bóc của bọn thống trị, thiên tai dịch bệnh… đè nặng lên đôi vai người lao động. Họ cảm thấy thương mình và thương người cùng cảnh ngộ.

Trong lúc khó khăn, hoạn nạn, chính tình yêu thương, đùm bọc đã giúp họ vượt qua hoàn cảnh thực tại. Tinh thần tương thân tương ái còn là sự tương giao trong quan niệm “từ bi – bác ái” của Phật giáo mà người Khmer luôn tiếp nhận được trong sinh hoạt tôn giáo, trong chữ “Nhâni” của Nho, Lão trong suối nguồn văn hóa của cộng đồng người Hoa. Tinh thần tương thân tương ái là một hành động thường thấy trong cuộc sống đời thường của cư dân người Việt ở Trà Vinh cho nên nó rất đỗi bình thường nhưng lại là hành động hết sức nhân văn và cao đẹp.

Luôn hướng về cội nguồn dân tộc và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đâu đó trong cõi sâu tâm hồn của cộng đồng cư dân Việt ở Trà Vinh vẫn hằn lên nỗi đau đáu mỗi khi nghe ai đó đọc lên những vần thơ trong bài thơ Nhớ Bắc của tướng Huỳnh Văn Nghệ:

Ai về xứ Bắc, ta đi với

Thăm lại non sông giống Lạc Hồng Từ độ mang gươm đi mở đất

37

Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.

Phải chăng vết hằn đó là một nỗi khát vọng tìm về nơi đất Tổ. Cũng chính vết hằn đọng sâu trong tâm hồn đó cộng đồng cư dân Việt Trà Vinh mãi mãi là dân tộc Việt Nam, mãi mãi là dòng máu Lạc Hồng bốn ngàn năm đang rừng rực cháy trong huyết quản của con cháu Rồng Tiên và dòng máu đó không thể lẫn khuất ở đâu được cho dù phải trải qua bao biến cố của thời đại.

Khát vọng hướng về cội nguồn dân tộc cũng là khát vọng của ý chí thống nhất đất nước, chính vì vậy Bác Hồ luôn là hình ảnh tôn kính, tôn thờ đến thiêng liêng trong lòng người dân Trà Vinh. Nhân dân Trà Vinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ mấy ai một lần gặp Bác lúc sinh thời, nhưng hình ảnh Người đã in sâu trong trái tim và khối óc, tượng trưng cho ý chí độc lập và tự do.

Niềm tin vào Chủ tịch Hồ Chí Minh của nhân dân Việt Nam cũng là niềm tin cộng đồng cư dân Trà Vinh là niềm tin tất thắng của sức mạnh Việt Nam. Sau khi Bác qua đời, nhân dân Trà Vinh quyết định xây dựng đền thờ để tưởng nhớ đến Bác ở xã Long Đức (một xã ngoại ô thành phố Trà Vinh) ngay trong tầm đạn pháo của kẻ thù, và kiên cường bảo vệ cho đến ngày miền Nam giải phóng.

Một phần của tài liệu Giao thoa văn hóa vật thể giữa các tộc người ở trà vinh (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)