CHƢONG 3 BIỂU HIỆN GIAO THOA VĂN HÓA VẬT THỂ GIỮA NGƯỜI KINH,
3.1.2. Kiến trúc nhà ở của người Khmer
Kiến trúc nhà ở và ngôi chùa của người Khmer có sự tương phản rõ rệt.
Người Khmer coi nhà ở không quan trọng, không cần để phô trương hay biểu thị về sự giàu có nên về mặt kiến trúc nhà ở rất đơn giản, thậm chí chỉ là một mái lá đơn
54
sơ nhưng họ lại rất quan tâm đến việc xây dựng, tu bổ cho ngôi chùa lộng lẫy.
Nhà ở truyền thống người Khmer.
Ngay từ khi đặt chân đến vùng đất Tây Nam Bộ người Khmer cất nhà theo kiểu nhà sàn truyền thống của người Khmer bản địa (người Khmer Campuchia).
Nhà sàn có tác dụng tránh lũ lụt từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về, vừa tránh được thú dữ, lại sạch sẽ và thoáng mát. Nhưng dần xuôi dòng Mê Kông ra biển, về đến miệt Trà Vinh biên độ lũ dần xuống thấp nhà sàn trở nên không cần thiết, người Khmer đã tiếp thu kiểu nhà nền đất của người Việt và người Hoa nơi đây. Chính vì vậy nhà sàn của người Khmer ở Trà Vinh hiện nay hầu như không còn.
Mẫu nhà nền đất nguyên thủy của người Khmer không có hàng ba, nghĩa là loại nhà không có hàng cột chống đở mái hiên trước nhà. Người Khmer cũng không làm cửa sổ hoặc ít làm cửa sổ nên rất tối và ngột ngạt, riêng cửa chính thường làm theo kiểu cửa sập làm bằng một tấm phên lá dừa nước, khi muốn mở cửa thì đẩy lên có hai cây tầm vông chống đở. Cửa chính rất tạm bợ chỉ để che nắng, che mưa. Về vật liệu để cất nhà chủ yếu là tre, lợp lá dừa nước có tại địa phương, phên vách cũng bằng lá dừa nước theo kiểu lá xé, hoặc lá chằm. Nhà thường làm theo kiểu mái dài về phía sau. Người Khmer làm nhà thường dùng con số lẻ như chiều cao 5m, 7m.
Cửa thường quay về hướng Đông (theo quan niệm tôn giáo của người Khmer thì Phật ở hướng Tây luôn hướng về đông để cứu rỗi).
Nhà ở hiện nay của người Khmer.
Mẫu nhà ở phổ biến của người Khmer ở Trà Vinh hiện nay có hai dạng:
Dạng nhà của tầng lớp nông dân nghèo thường không có chái, mái trước ngắn, mái sau dài, cột kèo đều bằng gỗ nhỏ, bằng tre, buộc bằng dây lạt, mái lợp lá dừa nước, xung quanh che phên lá đơn giản.
Dạng nhà của tầng lớp trung nông, thường có hai chái phụ đầu hồi. Kết cấu bộ khung nhà đều bằng gỗ, các cột xà ngang, xà dọc, kèo dầm, kèo trính gắn kết với nhau bằng những lỗ đục mộng ngàm thường cất theo kết cấu nhà nọc ngựa hay nhà rường của người Việt và phân bố theo kiểu nhà nối đọi. Xung quanh nhà được xây tường gạch hoặc đóng bằng vách gỗ.
55
Cách sắp đặt, tổ chức nhà ở tổng thể của người Khmer chia làm hai phần theo chiều ngang, một phần làm nơi ở, phần dành cho bếp núc. Phần dành để ở chia hai phần theo chiều dọc: phần phía trước, ở giữa kê bàn ghế tiếp khách, bên cạnh thường có tủ kính để vật dụng trang trí hay chănm gối. Sau bộ bàn ghế tiếp khách là bàn thờ Phật. Nửa sau, bên phải là buồng của vợ chồng gia chủ, bên trái là phòng của con cái. Sự bố trí này không được phép tùy ý thay đổi. Cách bố trí nhà như vậy là do người Khmer quan niệm: mọi tín ngưỡng thờ cúng đều được thực hiện ở trên chùa, còn khi cần cúng tổ tiên hoặc khi có lễ cưới, lễ tang thì bày ra cúng ở giữa nhà. Cách phân bố này còn tùy thuộc vào cấu trúc, qui mô và theo số lượng gian của ngôi nhà như nhà một gian, hai gian, ba gian.
Nhà một gian (Katan mui lờ quên). Cất theo kiểu nhà nọc ngựa của người Việt. Đối với các nhà lợp bằng lá chằm, trên các đòn tay còn có nhiều hàng rui dọc để chịu các lớp lá chằm lợp ngang. Các vì kèo và các cột được cắt ngàm, đóng chốt hoặc buộc dây kẽm, lạt dừa. Rui và lá lợp cũng như vách lá được buộc bằng lạt dừa.
Loại nhà mái lá một gian thường được cất trên nền đất và được đấp lên cao hơn mặt bằng xung quanh. Hiện nay ngôi nhà một gian còn rất ít vì diện tích nhà nhỏ thiếu tiện nghi.
Nhà hai gian (Katan pìa lờ quên), ba gian (Katan bây lờ quên), cũng giống như nhà một gian được nới rộng thêm bởi các vì cột, số lượng vì cột bằng số lượng gian cộng 1 (nhà một gian có 2 vì cột, nhà hai gian có 3 vì cột,…), đòn tay, đòn đông (đòn dông) cũng được nới dài ra thêm.
Quy cách nới rộng nhà của người Khmer như sau:
Nới rộng chiều dài nhà ở theo hàng dọc có hai cách là nới dài thêm mái hiên (Ptas nùm hơi) ở phía trước và nới dài mái phía sau hoặc cất thêm căn nhà nhỏ nối liền kề. Nhà trước được gọi là ptas mút, nhà sau gọi là ptas rồn.
Nới rộng theo hàng ngang, thường thấy ở bên hông mái sau căn nhà người ta cất thêm một chái nhỏ, chái này được dành cho việc sử dụng làm nhà kho hay có thể là bếp núc. Việc mở rộng nhà theo hàng ngang, căn nhà được tạo thành một kiểu nhà giống như nhà “chữ đinh” của người Việt. Loại nhà này người Khmer gọi là
56
"Rôn stưng thngay". Nhà Rôn stưng thngay có một nhà nhỏ cầu nối nhà chính và mái của nhà phụ gọi là kan đai (giữa). Hiện nay loại nhà Rôn stưng thngay khá phổ biến ở xã Lương Hòa (Châu Thành), xã Đại An, xã Đôn Châu (Trà Cú).
Đối với nhà một gian, nửa trước đặt bàn dài hoặc bộ salon để tiếp khách, sát vách ngăn kê một tủ kính để trưng bày, bàn thờ giữa nhà đặt tượng phật, hoặc hình tổ tiên, ông bà quá cố; bên trái thường đặt chiếc giường hoặc đi văng, nửa bên trong là buồng ngủ.
Đối với nhà ba gian, gian giữa đặt bàn ghế tiếp khách và kê sát vách ngăn một tủ kính hoặc bàn thờ, hai bên bàn đặt giường ngủ hoặc một chiếc giường và một bộ đi văng. Vách ngăn có chừa hai lối vào nhà trong.
Kiến trúc chùa của người Khmer
Nói đến văn hóa vật thể cũng như văn hóa phi vật thể của người Khmer không thể bỏ qua hình ảnh ngôi chùa.
Về mặt kiến trúc, ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ nói chung, ở Trà Vinh nói riêng thường có sự dung hợp với Hinđu giáo. Bởi trước khi Phật giáo Tiểu thừa thịnh hành và trở thành tôn giáo chính thức của người Khmer, đạo Hinđu đã có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của người Khmer Campuchia từ đầu công nguyên. Điều này rất dễ nhận thấy trong các truyện kể dân gian Riềm Kê của người khmer, truyện kể dân gian Riềm Kê là một phiên bản của Rama Yana của người Ấn Độ cổ đại truyện mang đậm dấu ấn của đạo Hinđu. Tuy nhiên, đối với người Khmer, dù Hinđu giáo không còn ở vị trí như xưa, nhưng nó vẫn in sâu trong tâm thức của họ, thể hiện qua nhiều hoạt động văn hóa, nghi thức tế lễ và đặc biệt là trong kiến trúc ngôi chùa Phật giáo Nam tông: hình tượng các vị thần Hinđu hòa quyện với các vị thần theo tín ngưỡng dân gian Khmer được thể hiện rất đa dạng, phong phú, mang tính dung hợp với Phật giáo Tiểu thừa trải qua hàng bao thế kỷ đến nay.
Đến vùng đất Trà Vinh, nơi có cộng đồng người Khmer cư trú, trông từ xa thấy những ngọn tháp cao vút bằng gạch ngói thấp thoáng trong một không gian cây cổ thụ xanh tốt, đó là những ngôi chùa Khmer. Chùa của người Khmer không chỉ
57
mang giá trị lịch sử, giá tinh thần hết sức quan trọng đối với đời sống của người Khmer mà còn ẩn chứa những giá trị kiến trúc tinh xảo và tráng lệ. Dựng chùa, nuôi chùa là hạnh phúc lớn của toàn dân Khmer. Người Khmer dành hết mọi nguồn lực, tài nghệ và vật liệu xây dựng tốt nhất cho ngôi chùa.
Việc xây dựng chùa, đặc biệt là việc đúc tượng, điêu khắc, chạm trổ cho các công trình này không ai khác ngoài những người dân trong phum sóc, những nghệ nhân tài hoa của dân tộc Khmer, những sư sãi dưới sự chủ trì, hướng dẫn của các vị sư cả hoặc các chư tăng, trí thức Khmer.
Chính điện ngôi chùa khmer là tổ hợp giữa kiến trúc gỗ, gạch đá, ngói tạo thành ngôi nhà cao to 5 - 7 gian, chạy dọc theo hướng Đông – Tây với hàng hiên rộng bao quanh, nóc chùa nhọn vút như lưỡi búa chổng ngược lên trời xanh.
Trong chùa bàn thờ Phật bao giờ cũng đặt ở đầu nhà phía Tây, Phật nhìn về phía Đông phù hộ chúng sinh. Có những ngôi chùa hai bên còn mở một hoặc hai gian thành ra ngôi chùa bốn mặt để mở ra bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.
Mỗi ngôi chùa Khmer là một bảo tàng về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tượng pháp bích họa trang trí trên trần, trên cửa, cột, hàng hiên, bệ tượng, thân tượng… với những mô-típ hoa văn rồng, rắn, hoa lá, chim muông, thú vật xung quanh những sự tích về Phật.
Đến thăm một ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer ở Trà Vinh, chúng ta rất dễ nhận ra sự khác biệt giữa ngôi chùa này với các ngôi chùa Phật giáo Bắc tông.
Điều khác biệt cơ bản nhất đó là lối kiến trúc của ngôi chùa mà nét khác biệt cơ bản thể hiện trong hàng trăm tượng tròn, phù điêu mang biểu tượng các vị thần Hinđu được xây dựng, phối hợp hài hòa trong tổng thể công trình, trong đó có tượng những vị thần Hinđu đã được Khmer hóa và biểu tượng các linh vật trong truyện thần thoại hoặc vật tổ theo tín ngưỡng Tô tem của người Khmer. Trong khi đó, ở chùa Phật giáo Bắc tông thì hầu như không có một pho tượng nào liên quan đến Hinđu giáo. Có thể kể ra một số tượng tròn, phù điêu được xây dựng trong chùa Khmer, như Tượng vị thần Bốn mặt Maha Brum (tức Brahma); Tượng người chim Krud – Garuda, mình Krud là mình người, có đôi cánh ở sau lưng, đầu và chân là
58
chim, mỏ ngậm một viên ngọc; Tượng tiên nữ Kea-nar nâng mái ngôi chùa; Tượng Cầy no có hình dáng tượng nửa người (thân và đầu), nửa chim (chân, tay, cánh), mặt và thân tượng giống một vũ nữ Apsara, đầu tượng đội mũ hình chóp, hai tay nâng mái hiên của chùa; Tượng Chằn – Yeak; Thần Reahu với gương mặt dữ tợn (không có mình), hai tay cầm mặt trời hay mặt trăng để nuốt (Reahu là vị thần trong truyện thần thoại Khmer); Tượng Niệt Kờrệt tức chúa rồng (Long Vương); Thần rắn Naga nhiều đầu (5 hoặc 7 đầu) với tư thế phùng mang hình rẻ quạt. Ở một số chùa có cả tượng Linga và Yoni. Đặc biệt, có chùa còn có cả Reach cha sei là con vật trong thần thoại Khmer với đầu rồng, mình sư tử, chân trâu và thường được tạc thành chiếc ghế cho các vị sư ngồi thuyết pháp.
Nhiều chùa Khmer Trà Vinh có niên đại khoảng 4 đến 5 trăm năm như: chùa Âng, chùa Ông Mẹt, chùa Phướng. Các ngôi chùa được xây dựng theo nguyên tắc nhất định, nhưng tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng Phum mà có sự lớn, nhỏ khác nhau. Ngày nay, hầu hết các ngôi chùa nói trên đều được trùng tu lại. Thông thường mỗi ngôi chùa được sửa chữa hoặc xây dựng lại toàn bộ hay từng phần, trong mỗi thời kỳ khác nhau, gắn liền với sự phát triển của lịch sử xã hội. Từ đó mà hình dáng, kiểu thức ngôi chùa cũng biến đổi. Những vật liệu hiện đại cũng đã góp phần làm ảnh hưởng nặng nề đến ngôi chùa. Nhưng nói chung, những nguyên tắc cơ bản vẫn được duy trì và giữ vững tính đặc trưng của truyền thống dân tộc.
Ở những ngôi chùa này, việc xây dựng bao giờ cũng phải đúng quy cách, kích thước nhất định như: Chiều dài bằng hai chiều rộng, chiều cao bằng chiều dài, mái và thân là hai phần bằng nhau. Diện tích khung cửa, nhà ở và điện thờ cũng phải tuân theo quy định đó, chóp nóc thường thấy là một tam giác cân, nhọn, chiều đứng dài hơn 1/4. Chùa nào cũng có hành lang bao quanh điện. Chính điện có 4 cửa chính ở hai hướng Đông - Tây cùng bảy hoặc chín cửa sổ ở hướng Nam và Bắc, đó là những quy tắc cơ bản của kiến trúc chùa Khmer. Ngôi chính điện không những mở nhiều cửa sổ mà quanh bốn hướng bao giờ cũng có những dãy hành lang cao, rộng và thoáng mát.
Kết cấu kiến trúc chính điện là hỗn hợp gỗ, gạch ngói... hai hàng cột cái bằng
59
gỗ quý cao vượt lên ở giữa tạo nên những bộ vì, gồm hai kẻ hai bên, tất cả các lực đều được dồn lên nó và áp vào các đầu cột chốn đặt trên xà ngang nối giữa hai đầu cột cái, tạo thành bộ mái ở giữa chính điện cao vút. Từ đầu các cột cái, các kề và xà vách nối ra tường xây xung quanh tạo lớp mái thứ hai và lớp mái thứ ba ra đầu cột hiên, che kín hành lang. Nhìn những chính điện chùa Khmer với bộ mái ba lớp, các góc đầu đao đuôi rồng cao vút uốn lượn cho ta cảm giác mềm uyển chuyển, tạo thông thoáng nhiều ánh sáng bên trong chùa.
Ngôi chùa là công trình kiến trúc – trang trí độc đáo, đến nay tuy có nhiều thay đổi nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng mang nặng dấu ấn dân tộc. Những ngôi chùa trên là nhân chứng chứng minh cho sự biến chuyển đó, nhưng phong cách truyền thống vẫn là cốt yếu mang tinh thần Khmer và triết lý Phật giáo đậm nét.
Chính điều này đã can thiệp vào tất cả các lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật tạo hình khiến cho ngôi chùa với một kiểu thức cơ bản được duy trì không thể mất đi.
Toàn bộ chính điện ngôi chùa được quy vào một tam giác cân. Điều này không chỉ áp dụng cho kiến trúc mà ngay cả điêu khắc – trang trí cũng hầu như tuân thủ theo tiêu chuẩn này. Người Khmer quan niệm hình tam giác là hoàn thiện nhất, ở đó chứa đựng cái đẹp hoàn mỹ và tuyệt đối. Nghĩa biểu trưng của tam giác tương ứng với nghĩa biểu trưng của con số 3. Trong đạo Hinđu, thần linh tối thượng cũng hiện hình thành 3: (Brahma - Vishnu - Siva). Đạo Phật có câu: “Hoàn kết trong tam bảo Treraphona: (Phật – pháp - tăng) thế giới có ba thành phần: (Bhu – Bhuvas - Swar) thời gian phân ba Trikala: (Quá khứ - hiện tại - tương lai)”.
Hình tam giác còn gắn liền với ngọn lửa thiêng của đạo Hinđu, mà đức Phật thay bằng ngọn lửa bên trong, nó đồng thời là tri thức xuyên suốt, là sự giác ngộ và sự huỷ bỏ cái vỏ bọc bên ngoài. Bởi vậy con số 3 nói riêng và số lẻ nói chung là số được trân trọng gắn liền với nhà Phật.
Các cửa sổ và cột chùa là những con số 3 – 5 – 7 – 9. Trên bàn thờ Phật có lọng 3 tầng biểu hiện tam bảo, 5 tầng biểu hiện 5 hoá thân của Phật, 7 tầng là phải qua 7 kíp người mới chết(?), số 9 là số không gian nhà chùa. Như vậy tổng thể ngôi chùa được quy vào một tam giác cân như một quy ước có tính tượng trưng triết học.
60
Lối xử lý kiến trúc mái chùa bằng sự thay đổi của cấp mái từ trên xuống với những góc 60 độ, 120 độ kết hợp với hàng cột hiên thanh thoát vuông góc với mặt nền chùa, lại có sự góp mặt của các môtíp trang trí: (Kẽnnâr, Krũd...) ở mỗi góc chùa và trên đầu cột, trong tư thế một đường cong với hai tay đỡ mái chùa tạo nên một chuyển động phong phú, thật khoẻ khoắn, phóng khoáng lại vừa tinh tế và bay bổng vươn lên cao hoà vào trời xanh.
Sức nặng của mái chùa được giảm nhẹ bằng lối xử lý hai cấp mái, kết hợp với hàng cột hiên thanh mảnh, tam cấp nền chắc chắn và tĩnh liên hoàn với nhau:
Thực - hư - thực. Có thể nói tổng thể kiến trúc ngôi chùa như một tác phẩm điêu khắc. Với ba phần cơ bản là: mái, cột - thân chùa - nền, tam cấp là ba phần khối:
thực- hư - thực hoặc: đặc - loãng - đặc, khối: dương - âm và dương.
Kết cấu bó khuôn trong hình tam giác cân, nhọn làm cho ngôi chùa thêm phần vững chãi cùng với những chi tiết trang trí đa dạng và tinh tế đã tạo nên một tổ hợp liên kết giữa nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa.
Ở ngôi chùa Khmer, điêu khắc – trang trí có mặt ở khắp mọi chỗ như xà nhà, trần nhà, góc mái, cột, diềm mái,... hầu như không có một chỗ nào trống trong khoảng không gian kiến trúc.Từ đây, giữa kiến trúc và điêu khắc – trang trí, hội họa có một sự hòa nhập theo một quy tắc chung nhất nên tất cả đều hài hòa với nhau không trùng lặp nhàm chán mà mang lại cho người xem một cảm giác thích thú bởi sự thăng hoa của tinh thần, bởi sắc màu chói lọi điểm tô trên những hình chạm khắc.
Kiến trúc mái là những đường thẳng tắp song song chồng xếp lên nhau bỗng mềm hẵn đi bằng những họa tiết chạm khắc của hoa lá cách điệu, của hình tượng rắn thần Nagar uốn lượn thiêng liêng đến nhiệm mầu trong văn hóa người Khmer.
Bờ giải của diềm mái là những vây lưng cách điệu của rồng được khắc tỉa rất tinh tế phá đi cái thẳng tắp của cả dải diềm mái làm cho mái chùa được uyển chuyển nhịp nhàng. Chính những chi tiết trang trí này làm cho ngôi chùa Khmer trở nên thanh thoát, nhẹ nhàng làm giảm đi sự thô cứng, nặng nề.
Mái chùa là những tam giác cân nhọn, cao vút vừa tượng trưng giá trị triết lý Phật giáo (Thiên – Địa – Nhân,…) lại tinh tế bay bổng, sâu lắng trong một triết lý