Chính sách của Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Giao thoa văn hóa vật thể giữa các tộc người ở trà vinh (Trang 112 - 116)

CHƯƠNG 4 CÁC YẾU TỐ DẪN ĐẾN GIAO THOA VĂN HÓA VẬT THỂ GIỮA NGƯỜI

4.4. Chính sách của Nhà nước đối với các dân tộc thiểu số

Quá trình hình thành và phát triển văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc

112

luôn luôn gắn với sự giao lưu - tiếp biến, giữ gìn và phát triển văn hóa. Hiện tượng giao thoa văn hóa giữa các tộc người sống trên cùng địa bàn cư trú là một hiện tượng tự nhiên, phù hợp với quy luật tự nhiên, với sự vận động và phát triển của xã hội loài người để không ngừng hoàn thiện và tu chỉnh văn hoá của mình càng thêm phong phú, đa dạng và tiến bộ. Bên cạnh những mặt tích cực, tiến bộ của hiện tượng giao thoa văn hóa đem lại vẫn tồn tại những mặt bất cập, hạn chế do trình độ nhận thức có hạn của một bộ phận trong thành phần tộc người về vấn đề giao thoa văn hóa. Đó là hiện tượng pha tạp, lai căng trái với thuần phong mỹ tục, trái với đạo đức văn hóa truyền thống dân tộc. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, hiện tượng giao thoa văn hóa và nhất là giao thoa văn hóa vật chất càng diễn ra một cách mạnh mẽ, quyết liệt và nhanh chóng với những mặt trái của xã hội. Chúng ta dễ thường bắt gặp cách ăn mặt hở hang, phản cảm của giới trẻ nơi công cộng thậm chí những hình ảnh này lại có thể tồn tại ở những nơi thờ tự trang nghiêm; những cách sống ăn xổi ở thì, cách đối nhân xử thế thiếu mềm dẽo, đầy bạo lực, phi nhân tính, cách sống trụy lạc,… của một bộ phận thanh thiếu niên ngày nay. Đó chính là vấn nạn của xã hội.

Giao thoa văn hóa tồn tại những mặt tích cực và những mặt hạn chế, là một hiện tượng phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên của xã hội loài người. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể kiểm soát được để phòng tránh những hệ lụy, những mặt trái của hiện tượng giao thoa văn hóa gây ra. Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm về vấn đề chính sách văn hóa dân tộc như một sách lược có tầm quan trọng đến sự tồn vong và sự phát triển đất nước. Chính sách văn hóa dân tộc có định hướng, có chiến lược nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tồn tại, từ đó mới duy trì và phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc trong đa dạng mà thống nhất.

Từ khi các chúa Nguyễn thực thi chính sách di dân vào vùng đất Nam Bộ đến định cư cùng với người Khmer, sau đó là với người Hoa để khai phá đất đai.

Với chính sách cơ chế mở, các dân tộc Kinh – Khmer - Hoa có điều kiện sống chan hòa, đoàn kết và tương trợ lẫn nhau trong quá trình khai phá. Tình đoàn kết Việt -

113

Khmer - Hoa luôn luôn được phát triển trong lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Trà Vinh. Trong quá trình cộng cư các dân tộc nơi đây đã có sự giao thoa, tiếp biến văn hóa của nhau.

Từ khi có Đảng lãnh đạo, tình đoàn kết ấy lại càng được củng cố bởi chính sách dân tộc của Đảng, các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống Mỹ, người Việt, người Khmer, người Hoa luôn kề vai, sát cánh bên nhau để chống lại kẻ thù xâm lược, đó cũng là điều kiện tạo nên sự giao lưu văn hóa phát triển với những mặt tích cực.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có một định nghĩa rất đúng về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [42, tr.431]

Như vậy, các quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa đã và đang là định hướng cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa nước ta. Những lời dạy của Người không chỉ có tầm chiến lược mà còn có ý nghĩa chỉ đạo cụ thể trong công tác chăm lo về vấn đề đời sống văn hóa dân tộc.

Hiện nay, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp ở tỉnh Trà Vinh luôn quan tâm và thực hiện các chính sách liên quan đến công tác dân tộc và phát triển kinh tế trong vùng đồng bào dân tộc. Quán triệt Chỉ thị số 68 của Ban Bí thư TW Đảng (khóa VI) về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 13/10/1992, tiếp theo Nghị quyết số 06- NQ/TU, ngày 10/10/2003 và gần đây là Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 9/9/2011 của Tỉnh ủy “về phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc Khmer”; Ủy ban Nhân dân tỉnh cụ thể hóa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, chỉ đạo các ngành các cấp triển khai thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, chính sách bảo

114

tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Khmer, tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách về kinh tế, về trình độ học vấn cho người Khmer trong Tỉnh. Những chính sách đó đã góp phần làm cho đời sống vật chất của người Khmer được nâng lên, tình hình chính trị, xã hội của Tỉnh được ổn định.

Những yếu tố về chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần củng cố khối đoàn kết các dân tộc trong tỉnh, là tiền đề cho quá trình giao lưu - tiếp biến văn hóa theo hướng tích cực.

Bên cạnh những mặt tích cực trong giao lưu - tiếp biến văn hóa giữa người Kinh - Khmer - Hoa còn có những mặt hạn chế:Do người Khmer có tập quán sản xuất nhỏ lẻ mang tính tự cung tự cấp cộng với những khó khăn về vốn, về phương tiện sản xuất, hiểu biết về khoa học kỹ thuật, nên việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong vùng có đông người Khmer sinh sống còn chậm, đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

Tính năng động, sáng tạo, ý thức về tầm quan trọng của việc giáo dục đối với cuộc sống của nhiều hộ trong vùng dân tộc chưa cao, nên nhiều hộ dân chưa quan tâm đến việc học hành của con cái, dẫn đến tình trạng không ít người dân trong vùng có đông người Khmer sinh sống chưa có nghề nghiệp ổn định, phải làm thuê, làm mướn, không ít người không có việc làm. Những hạn chế đó tồn tại ở cả người Khmer lẫn người Việt sống trên địa bàn tỉnh, do ảnh hưởng những tập quán, thói quen của nhau.

Một phần của tài liệu Giao thoa văn hóa vật thể giữa các tộc người ở trà vinh (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)