Một số khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực (Trang 24 - 32)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

1.2. Một số khái niệm cơ bản

Quản lý được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm với nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Harold Koontz quan niệm: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu,nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất…Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn với kiến thức thì quản lý là một khoa học”[32, tr12].

Ferdric Winslow Taylor (1856 - 1915), cha đẻ của thuyết quản lý khoa học, cho rằng : “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất, rẻ nhất”[32, tr12].

Henry Fayol (1841 - 1925) cha đẻ của thuyết quản lý hành chính cho rằng: “Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra”. Đó chính là năm chức năng quản lý do ông lần đầu tiên đề ra[32, tr12].

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là các hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo sự thành công việc qua nỗ lực của người khác. Hoặc: Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức”[34, tr12, 13].

Theo tác giả Bùi Minh Hiền: “Quản lý là hoạt động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằmđạt mục tiêu đề ra”[33].

Từ các quan niệm trên, có thể khái quát: Quản lý là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) nhằm đảm bảo cho sự vận động, phát triển của hệ thống phù hợp với quy luật khách quan, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội để đạt được mục tiêu đã xác định theo ý chí của chủ thể quản lý.

Chức năng của quản lý:

Kế hoạch

Kiểm tra Tổ chức

Chỉ đạo

Sơ đồ 1.1: Mi quan h gia các chức năng quản lý Thông tin

1.2.2. Qun lý giáo dc

Có nhiều quan niệm khác nhau về “quản lý giáo dục” và ở nhiều cấp độ. Ít nhất có hai cấp độ chủ yếu: cấp vĩ mô (quản lý một nền/hệ thống giáo dục) và cấp vi mô (quản lý trường học/tổ chức giáo dục cơ sở).

* Đối với cấp vĩ mô:

Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích,có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật” của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cao nhất đến cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội”[37, tr10].

* Đối với cấp vi mô:

Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường”[37, tr12].

Có thể hiểu theo nghĩa tổng quát: QLGD là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo - giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội.

Dùở cấp vĩ mô hay vi mô, ta có thể thấy rõ các yếu tố của QLGD, đó là:

Chủ thể quản lý, phương pháp quản lý, công cụ quản lý, đối tượng bị quản lý, khách thể quản lý và mục tiêu quản lý. Các yếu tố này được thể hiện trong sơ đồ sau:

Sơ đồ1.2: Các yếu t qun lý giáo dc

Chủ thể quản lý

Phương pháp Quản lý

Công cụ quản lý

Đối tượng

bị quản lý Mục tiêu

quản lý

Khách thể quản lý

Bản chất của QLGD phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của chủ thể quản lý nhưngý muốn này lại được chế ước bởi xã hội, bởi những quy luật khoa học liên quan và QLGD có bản chất vì lợi ích phát triển của giáo dục, nhằm mục tiêu tối thượng là hình thành và phát triển nhân cách người được giáo dục - đối tượng và chủ thể giáo dục - đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội[37, tr20].

1.2.3. Qun lý nhà nước v giáo dc

Quản lý nhà nước là dạng quản lý sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người do tất cả các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) tiến hành để thực hiện chức năng của Nhà nước đối với xã hội”[23, tr93,99].

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý nhà nước về giáo dục” là tác động của chủ thể quản lý mang quyền lực nhà nước (các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục), chủ yếu bằng pháp luật, tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu đề ra[37, tr141].

Như vậy có thể hiểu, quản lý nhà nước về giáo dục là việc Nhà nước thực hiện quyền lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục quốc gia. Nếu xem QLNN là một hệ thống, thì QLNN về giáo dục là một hệ thống bao gồm các thể chế, cơ chế QLGD; tổ chức, bộ máy QLGD và đội ngũ cán bộ, công chức QLGD các cấp.

* Ni dung QLNN v giáo dc:

Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục tại Điều 99[12, tr63]bao gồm:

1/ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển giáo dục;

2/ Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác;

3/ Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất

bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;

4/ Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục;

5/ Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục;

6/ Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;

7/ Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

8/ Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;

9/ Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục;

10/ Tổ chức, quản lý công tác quan hệ quốc tế về giáo dục;

11/ Quy định tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục;

12/ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.

Những nội dung quản lý nhà nước về giáo dục trên đây thể hiện sự thống nhất giữa quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp trong quản lý giáo dụcở các mức độ khác nhau đối với các cấp QLGD.

1.2.4. Qun lýnhà trường

Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân, trực tiếp đào tạo, giáo dục nhân cách bằng tổ chức hướng dẫn, truyền thụ những tri thức, đạo đức mà nhân loại đãđã sàng lọc, chiết xuất được cho thế hệ trẻ. Vì vậy, trong bất kỳ xã hội nào, hoạt động trung tâm trong các nhà trường là hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục. Theo PGS.TS. Đặng Quốc Bảo “Trường học là một thiết chế xã hội, trong đó diễn ra quá trình đào tạo, giáo dục với sự tương tác của hai nhân tố thầy - trò. Trường học là một bộ

phận của cộng đồng và trong guồng máy của hệ thống giáo dục quốc dân, nó là đơn vị cơ sở”[1, tr63].

Trong phạm vi nhà trường, hoạt động quản lý bao gồm: quản lý hoạt động giáo dục, các đối tượng giáo dục như: Quản lý hoạt động dạy học, hoạt động lao động, hoạt động ngoại khoá, hoạt động xã hội; quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý tài chính, tài sản...

GS.VS. Phạm Minh Hạc, khi bàn về khái niệm quản lý nhà trường đã khẳng định: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để đạt tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”[20, tr12].

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý nhà trường thực chất là việc xác định vị trí của mỗi người trong hệthống xã hội, là quy định chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ, quan hệ cùng vai trò xã hội của họ mà trước hết là trong phạm vi nhà trường với tư cách là một tổ chức xã hội”[37, tr259].

QLGD nói chung và quản lý nhà trường nói riêng phải chú ý đến sự khác biệt giữa đặc điểm lao động sư phạm so với các lao động xã hội khác bởi đối tượng lao động sư phạm là con người, sự tương tác giữa con người với con người và sản phẩm của lao động sư phạm là nhân cách con người. QLGD đòi hỏi những yêu cầu về tính toàn diện, tính thống nhất, tính liên tục, tính kế thừa và tính phát triển.

Quản lý nhà trường bao gồm: Quản lý các quá trình giáo dục; quản lý các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính và nhân lực. Các quá trình giáo dục trong nhà trường gồm 6 thành tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:

Mục đích giáo dục (MĐ);

Nội dung giáo dục (ND);

Phương pháp GD (PP);

Giáo viên (GV);

Học sinh (HS);

Phương tiện giáo dục (PT).

Các thành tố trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.3: Mi quan h gia các thành t trong quá trình giáo dc 1.2.5.Đội ngũ cán bộ qun lý trường THCS

* Khái niệm cán bộ

Theo Điều 4, khoản 1 Luật cán bộ, công chức năm 2008 thì “Cán bộ

là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước[47, tr1].

Có thể quan niệm một cách chung nhất “Cán bộ” là một khái niệm để chỉ người có chức vụ, có nghiệp vụ chuyên môn, có vai trò cương vị nòng cốt trong một tổ chức, một cơ quan, có tác động ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức, cơ quan và các quan hệ trong lãnhđạo, chỉ huy, quản lý, điều hành góp phần định hướng sự phát triển của tổ chức. Cán bộ tốt sẽ góp phần xây dựng tổ chức, cơ quan tốt và ngược lại tổ chức, cơ quan tốt lại là môi trường để cán bộ tu dưỡng, rèn luyện để tiến bộ.

QTGD MĐ

ND PP

GV

PP

HS MĐ

PT

* Khái niệm đội ngũ

Từ điển Tiếng Việt giải thích: “Đội ngũ là tập hợp một số đông người cùng chức năng nghề nghiệp thành một lực lượng” [53, tr41]. Như vậy, khái niệm về đội ngũ được hiểu là một nhóm người, một tổ chức, tập hợp thành một lực lượng để thực hiện mục đích nhất định. Do đó, người quản lý nhà trường phải xây dựng, gắn kết các thành viên tạo ra đội ngũ, trong đó mỗi người có thể có phong cách riêng, nhưng phải có sự thống nhất cao về mục tiêu cần đạt tới.

* Khái niệm đội ngũ cán bộ quản lý

Đội ngũ CBQL gồm tất cả những người có chức vụ trong các tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị - xã hội của đất nước. Đội ngũ CBQL cũng phân thành nhiều cấp: từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở.

CBQL trường học được tập hợp và tổ chức chặt chẽ thành một lực lượng thống nhất sẽ tạo ra đội ngũ CBQL trường học. Một trường học có đội ngũ CBQL bao gồm Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng. Mỗi bậc học lại có đội ngũ CBQL của bậc học đó trong một địa bàn dân cư xác định. Đội ngũ CBQL nói chung luôn được quan tâm xây dựng, đào tạo bồi dưỡng về phẩm chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao trong tình hình mới của đất nước.

*Đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS: Đội ngũ CBQL trường THCS được hiểu là tập hợp những người làm công tác quản lý ở các trường THCS, là những người thực hiện điều hành quá trình giáo dục diễn ra trong nhà trường THCS, đây là những chủ thể quản lý bên trong nhà trường.

Đội ngũ CBQL trường THCS gồm: Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng các trường THCS, là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 18 Điều lệ Trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học[15; tr11]quy định:

Mỗi trường trung học có Hiệu trưởng và một số Phó Hiệu trưởng.

Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 năm, thời gian đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường trung học.

* Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS

Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS thực chất là phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục, nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo, quản lý trong một đơn vị nhà trường đạt hiệu quả tốt nhất trong GD&ĐT. Phát triển đội ngũ CBQL là một quá trình tạo ra sự biến đổi về số lượng, đảm bảo chất lượng và cơ cấu biểu hiệnở sự hình thành và hoàn thiện từng bước về kiến thức, kỹ năng, thái độ, nhân cách của người CBQL đáp ứng nhu cầu hoạt động, lao động của công tác quản lý, đào tạo của ngành giáo dục.

Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là cách tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành của chủ thể quản lý đối với các hoạt động của đội ngũ CBQL trường THCS, nhằm đạt được mục tiêu phát triển giáo dục hiện nay.

Từ những lý luận về phát triển đội ngũ CBQL nêu trên ta thấy: Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS thực chất là xây dựng, quy hoạch, bồi dưỡng, tuyển chọn, đào tạo, sắp xếp bổ nhiệm, tuyển dụng cũng như tạo dựng môi trường và động cơ cho đội ngũ này phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực (Trang 24 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)