Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

1.3. Tiếp cận quản lý nguồn nhân lực

1.3.1. Nhân s, nhân lc và ngun nhân lc

Theo tác giả Trần Kiểm [38, tr119] các thuật ngữ nhân sự, nhân lực và nguồn nhân lực được hiểu như sau:

Nhân sự là công việc tổ chức cán bộ nhân viên trong một tổ chức. Nó bao gồm việc tuyển dụng, sắp xếp, điều động, quản lý người trong tổ chức.

Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người có đủ điều kiện tham gia vào quá trình laođộng - con người có sức lao động.

Nguồn nhân lực là nguồn lực con người. Nguồn lực đó xét theo hai khía cạnh. Trước hết, với ý nghĩa là nguồn gốc, là nơi phát sinh ra nguồn lực, nguồn nhân lực nằm trong bản thân con người, đó cùng là sự khác nhau cơ bản giữa nguồn lực con người và các nguồn lực khác. Thứ hai, nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể nguồn nhân lực của từng cá nhân con người. Với tư cách là một nguồn nhân lực của quá trình phát triển, nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định.

Liên hợp quốc cho rằng, nguồn lực con người là tất cả những kiến thức, kỹ năng và năng lực con người có quan hệ với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Ngày nay, nguồn nhân lực còn bao hàm khía cạnh về số lượng, không chỉ những người trong độ tuổi mà cả những người ngoài độ tuổi lao động.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc, nguồn nhân lực con người được thể hiện thông qua số lượng dân cư, chất lượng con người. Như vậy, nguồn nhân lực không chỉ bao hàm chất lượng nguồn nhân lực hiện tại mà còn bao hàm cả nguồn cung cấp nhân lực trong tương lai.

Để phát triển nguồn nhân lực của đất nước, con người phải được chăm lo để phát triển hài hòa cả trên hai mặt sinh thể và nhân cách, cả về vật chất lẫn tinh thần; đồng thời phải tạo ra môi trường xã hội thuận lợi và bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, đặc biệt là môi trường lao động để con người có thể phát huy được mọi tiềm năng của mình và cống hiến được nhiều cho xã hội cũng như cho bản thân mình.

Do vậy: Phát triển nguồn nhân lực là phát triển nhân cách, sinh thể/thể lực, đồng thời tạo dựng môi trường xã hội thuận lợi, giữ gìn một môi trường sinh thái bền vững cho con người phát triển để cùng nhau lao động và chung sống, nhằm mục tiêu phục vụ cho sự phát triển bền vững của xã hội và phục vụ cho con người [19, tr16].

1.3.2. Qun lý ngun nhân lc

Quy trình quản lý nhân sự trong một tổ chức có thể được mô tả dưới nhiều giai đoạn khác nhau, nhằm giải quyết các vấn đề chung sau đây:

- Tập hợp các hoạt động cần thiết liên quan đến quản lý nguồn nhân lực của tổ chức nhằm duy trì hoạt động của người làm việc trong tổ có chất lượng.

- Là quá trình tìm kiếm, bố trí và duy trì người làm việc cho tổ chức có chất lượng thông qua công tác kế hoạch hóa nhân lực; tuyển, chọn; định hướng nghề nghiệp, chuyên môn; đào tạo, bồi dưỡng; phát triển nhân lực và thiết lập các mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Dưới đây là mô hình quản lý nhân lực của tác giả Leonard Nadle đãđề xuất mô hình quản lý nguồn nhân lực với ba nội dung chính[38, tr123].

Sơ đồ 1.4: Mô hình quản lý nguồn nhân lực của Leonard Nadle Sự phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức gắn liền với sự phát triển của từng con người cụ thể trong tổ chức, phụ thuộc vào cả hai phía: chính sách phát triển của tổ chức nói chung, chính sách phát triển nguồn nhân lực nói riêng và định hướng phát triển của cá nhân. Sự kết hợp hài hòa giữa chính sách chung của tổ chức và đường chức nghiệp của cá nhân sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nguồn nhân lực của tổ chức.

Quản lý nguồn nhân lực bên trong của tổ chức (nhân sự) cũng như nhiều dạng quản lý khác nhằm đạt được những mục tiêu nhất định của tổ

Quản lý nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực Sử dụng nguồn nhân lực Môi trường nguồn nhân lực

- Dinh dưỡng và sức khỏe. - Tuyển dụng. - Mở rộng việc làm.

- Giáo dục, đào tạo. - Sàng lọc. - Mở rộng quy mô việc làm.

- Dân số và KHHGĐ. - Bố trí sử dụng. - Phát triển tổ chức -Văn hóa và truyền thống dân tộc. - Đánh giá.

- Việc làm và phân phối thu nhập. - Đãi ngộ.

- Kế hoạch hóa sức lao động.

chức. Quản lý nhân sự tổ chức phải hướng đến mục tiêu làm cho tổ chức tồn tại, vận động và phát triển trong môi trường cạnh tranh.

Để hoạt động của tổ chức có hiệu quả, cần tập trung vào ba vấn đề cơ bản sau:

- Mục tiêu, mục đích của tổ chức được xác định rõ ràng.

- Cơ cấu tổ chức được thiết kế một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với môi trường của tổ chức cũng như mục tiêu của tổ chức.

- Nguồn nhân lực bao gồm nguồn nhân lực của tổ chức và khả năng khai thác của tổ chức nguồn nhân lực xã hội nói chung. Hay nguồn lực cả bên trong và tiềm năng bên ngoài được khai thác và sử dụng như thế nào.

Như vậy, mục tiêu của quản lý nguồn nhân lực tổ chức là phải góp phần một cách hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu của tổ chức và những trách nhiệm xã hội mà tổ chức phải thực hiện.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)