Trên đây là 5 biện pháp cụ thể nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ CBQLtrường THCS huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực; đáp ứng những yêu cầu của công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong giai đoạn mới hiện nay. Muốn đạt hiệu quả cao khi triển khai thực hiện các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS của
huyện thì phải triển khai một cách đồng bộ và thống nhất bởi nếu tách riêng lẻ từng biện pháp thì hiệu quả sẽ hạn chế hoặc không mang lại hiệu quả, tác dụng. Tùy vào điều kiện hoàn cảnh, tùy từng giai đoạn cụ thể mà có sự vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp.
Giữa các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, cộng hưởng với nhau để tạo nên hiệu quả tích cực trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện: Phải tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương mới đảm bảo tính khả thi của công tác quy hoạch, bổ nhiệm, sử dụng CBQL, công tác đào tạo bồi dưỡng, công tác thanh tra, kiểm tra và việc thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với CBQL các nhà trường. Ngược lại nếu không có công tác thanh tra, kiểm tra thì việc triển khai các biện pháp thì sẽ khó đạt được hiệu quả, thiếu tính đồng bộ và thậm trí còn có thể xảy ra những sai phạm, những tiêu cực trong công tác cán bộ; mặt khác nếu chỉ thực hiện công tác quy hoạch, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ CBQL mà không chú trọng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nhiệp vụ quản lý, trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ CBQL thì cũng sẽ không nâng cao được chất lượng của đội ngũ CBQL, tự bản thân đội ngũ CBQL sẽ rễ bằng lòng với thực tại, ngại phấn đấu, tạo ra sự trì trệ, chậm tiến bộ, không đổi mới để ứng với những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao, càng chuyên nghiệp của công tác quản lý giáo dục; song hành với các biện pháp ở trên thì việc tạo động lực cho đội ngũ CBQL cũng sẽ có vai trò rất quan trọng để thúc đẩy nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, giúp họlàm việc tích cực hơn, hăng hái phấn đấu, chịu khó học tập để nâng cao trìnhđộ mọi mặt của bản thân điều này sẽ tạo ra hiệuứng tích cực đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL, giúp cho công tác quy hoạch, bổ nhiệm CBQL các trường THCS của huyện trong thời gian trước mắt và lâu dài sẽ đạt được chất lượng và hiệu quả cao hơn.
Chỉ khi thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ và tổng thể các biện pháp thì công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện mới thực sự tạo được sự bứt phá mới, có tính bền vững, ổn định lâu dài trong
quá trình hội nhập và phát triển góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện, Thủ đô và đất nước, đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của thời kỳ CNH, HĐH đất nước và đổi mới giáo dục hiện nay.
3.5. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất Để khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất nhằm phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực, tác giả đã tiến hành xin ý kiến các đồng chí lãnhđạo huyện, lãnhđạo Phòng GD&ĐT huyện và một số phòng ban có liên quan, BGH và một đồng chí GV là Chủ tịch Công đoàn, Tổ trưởng chuyên môn, GV giỏi các trường THCS của huyện thông qua phiếu trưng cầu ý kiến, trong đó:
Lãnhđạo huyện và các phòng ban: 25 người CBQL các trường THCS: 45 người GV trường THCS: 90 người
Tổng cộng: 160 người
Tác giả xây dựng mẫu phiếu nghiệm (theo phụ lục IIđính kèm) để xin ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp:
- Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất ở 3 mức độ:
Rất cần thiết; Cần thiết; Không cần thiết. Kết quả được xử lí với cách tính điểm như sau:
+ Rất cần thiết: 3 điểm + Cần thiết: 2 điểm + Không cần thiết: 1 điểm
- Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất ở 3 mức độ:
Rất khả thi; Khả thi; Không khả thi. Kết quả được xử lí với cách tính điểm như sau:
+ Rất khả thi: 3 điểm + Khả thi: 2 điểm + Không khả thi: 1 điểm
Sau khi thu thập các phiếu trưng cầu ý kiến, tác giả đã tiến hành xử lý và thu được kết quả (Theo bảng 3.1 - Phụ lục III đính kèm).
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Mức độ cần thiết Mức độ khả thi
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
Rất khả thi
Khả thi
Không khả thi
TT Tên biện pháp
3đ 2đ 1đ
X Thứ
bậc
3đ 2đ 1đ
X Thứ
bậc
1
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS.
145 15 0 2,90 1 136 24 0 2,85 1
2
Thực hiện tốt công tác quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễm nhiệm, luân chuyển CBQL trường THCS.
129 31 0 2,80 3 114 45 1 2,70 3
3
Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
136 24 0 2,85 2 120 40 0 2,75 2
4
Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS.
119 40 1 2,75 5 105 54 1 2,65 4
5
Tạo động lực làm việc để phát huy vai trò của đội ngũ CBQL trường THCS trong sự nghiệp đổi mới giáo dục phổ thông.
125 35 0 2,78 4 98 60 2 2,60 5
Biểu đồ 3.1: Biểu đồvề mức độ cần thiết của các biện pháp
2.90
2.80
2.85
2.75
2.78
2.65 2.70 2.75 2.80 2.85 2.90 2.95
BP1 BP2 BP3 BP4 BP5
Series1
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ về mức độ khả thi của các biện pháp
2.85
2.70
2.75
2.65
2.60
2.45 2.5 2.55 2.6 2.65 2.7 2.75 2.8 2.85 2.9
BP1 BP2 BP3 BP4 BP5
Để xem xét mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực, tác giả tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman theo công thức:
2 2
1 6.
( 1)
r D
= − N N
∑ − Trong đó:
r: Là hệ số tương quan.
D: Hiệu số thứ bậc giữa hai đại lượng đem ra so sánh.
N: Số biện pháp được đề xuất.
Qua tính toán cho thấy r = 0,9. Như vậy chứng tỏ mối tương quan về mặt nhận thức giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất là mối tương quan thuận, rất chặt chẽ, phù hợp và thống nhất với nhau.
Các lãnhđạo huyện, lãnh đạo các phòng ban, BGH và GV các trường THCS được khảo sát đều thống nhất đánh giá các biện pháp được đề xuất là rất cần thiết và khả thi trong thực tiễn do đó để xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS đạt chất lượng, hiệu quả tốt nhất thiết phải thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên.
KẾT LUẬN CHƯƠNG3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, xuất phát từ thực tế huyện Phú Xuyên, căn cứ vào định hướng phát triển giáo dục của huyện, thành phố Hà Nội và đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển, tác giả đề xuất 5 biện pháp cụ thể nhằm phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện cả về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, trình độ lý luận chính trị, khơi dậy và phát huy tiềm năng của đội ngũ CBQL các trường THCS đáp ứng những yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đạo tạo trong giai đoạn mới hiện nay.
Qua thăm dò ý kiến cho thấy các biện phát đề xuất được đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao; có khả năng vận dụng và áp dụng vào thực tế phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện Phú Xuyên.