Thực hiện tốt công tác quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễm nhiệm, luân chuyển CBQL trường THCS

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực (Trang 94 - 103)

3.3. Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực…

3.3.2. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễm nhiệm, luân chuyển CBQL trường THCS

* Mc tiêu: Công tác quy hoạch đội ngũ CBQL các trường THCS nhằm tạo nguồn CBQL đáp ứng yêu cầu QLGD trước mắt cũng như lâu dài, định hướng nguồn CBQLGD của huyện giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, đồng thời tạo sự chủ động trong việc xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, tránh sự hẫng hụt CBQL trong từng thời kỳ nhất định. Đảm

bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài của từng địa phương, cơ quan, đơn vị và của đất nước.

Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễm nhiệm CBQL trường THCS nhằm lựa chọn CBQL có năng lực, có chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng vừa góp phần xây dựng và củng cố công tác tổ chức cán bộ, vừa tạo niềm tin cho CB, GV, nhân viên trong các nhà trường, đồng thời cũng tạo động lực cho CBQL và đội ngũ dự nguồn CBQL tiếp tục phấn đấu vươn lên. Bên cạnh đó công tác này còn giúp cho việc sử dụng, quản lý đội ngũ CBQL các trường THCS hợp lý và hiệu quả hơn. Ngành GD cũng chủ động hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của ngành đáp ứng với yêu cầu mới đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

* Ni dung và cách thc thc hin bin pháp:

Công tác quy hoạch nguồn CBQL các trường THCS:

Quy hoạch nguồn CBQL các trường THCS có vai trò rất quan trọng nhằm tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ đứng đầu trên cơ sở dự báo nhu cầu CBQL của các trường THCS để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị. Công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS là quá trình thực hiện các chủ trương, biện pháp giúp cấpủy và cơ quan quản lý cấp trên xây dựng đội ngũ CBQL thuộc phạm vi phân cấp quản lý. Mặt khác, quy hoạch đội ngũ CBQL giúp cho trường THCS có nguồn dự bị CBQL đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tiêu chuẩn hóa về trình độ, đồng thời tạo được thế chủ động nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển sự nghiệp giáo dục của Thủ đô nói chung và của huyện Phú Xuyên nói riêng.

Công tác quy hoạch cán bộ nhằm phát hiện nguồn cán bộ trẻ có phẩm chất, năng lực, có triển vọng về khả năng lãnhđạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ đảm nhận các chức danh

quản lý trường học trong phạm vi quản lý của huyện, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ quản lý trường học trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ quản lý trường học nhằm đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn và bổ sung cán bộ vào quy hoạch các chức danh còn thiếu về số lượng và cơ cấu so với quy định.

Quy hoạch cán bộ quản lý trường học phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ cán bộ, giáo viên; phải gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ, đảm bảo sự liên thông quy hoạch của cả đội ngũ cán bộ các cấp học, ngành học trong huyện.

Phải đánh giá cán bộ trước khi đưa vào quy hoạch căn cứ để lựa chọn, giới thiệu cán bộ vào quy hoạch là tiêu chuẩn chức danh cán bộ, bao gồm tiêu chuẩn chung của cán bộ nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ trên các mặt: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực thực tiễn; uy tín; sức khoẻ; chiều hướng, triển vọng phát triển.

Quy hoạch cán bộ phải đảm bảo phương châm "mở" và "động": Quy hoạch "mở" được hiểu là một chức danh cần quy hoạch một số người và một người có thể quy hoạch vào một số chức danh mà người đó có khả năng đảm nhận, không khép kín trong từng trường học. Cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch có trách nhiệm bổ sung nhân sự từ nơi khác vào quy hoạch của từng trường học (nếu cần). Quy hoạch "động" là quy hoạch được định kỳ hằng năm đánh giá, rà soát, bổ sung, điều chỉnh trên cơ sở theo sát sự phát triển của cán bộ; kịp thời đưa ra ngoài quy hoạch những cán bộ không cònđủ tiêu chuẩn và điều kiện, không có triển vọng phát triển; bổ sung vào quy hoạch những cán bộ có triển vọng phát triển.

Một chức danh phải quy hoạch từ 2 đến 3 người; không quy hoạch một người cho một chức danh; không quy hoạch một chức danh quá 4 người. Một người có thể quy hoạch 2 chức danh.

Yêu cầu về trình độ,độ tuổi trong quy hoạch: trìnhđộ đào tạo theo trình độ đạt chuẩn do Bộ giáo dục và đào tạo quy định (đại học trở lên); độ tuổi: trẻ

tuổi, có quỹ thời gian cho việc đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và kinh qua thực tiễn lãnhđạo, quản lýở cấp dưới.

Thực hiện công khai trong công tác quy hoạch cán bộvề các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ quản lý phải được công khai để cán bộ, viên chức tham gia bỏ phiếu giới thiệu quy hoạch ở trường học được biết. Danh sách cán bộ được cấp trên phê duyệt đưa vào quy hoạch các chức danh được thông báo tới tập thể chi uỷ, ban giám hiệu, hội đồng sư phạm nhà trường; đồng thời thông báo cho cá nhân cán bộ và thông báo tới ban thường vụ đảng uỷ xã, thị trấn biết.

Căn cứ để xây dựng quy hoạch: Nghị quyết 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; Điều lệ trường học; nhiệm vụ chính trị của ngành GD và của địa phương; tiêu chuẩn cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; thực trạng đội ngũ đảm bảo tính liên thông, kế thừa và quy mô phát triển trường lớp của huyện.

Đối với công tác quy hoạch CBQL cần xây dựng kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn. Phòng GD&ĐT phối hợp với phòng Nội vụ tham mưu cho UBND huyện xây dựng quy hoạch CBQL trường THCS gồm các bước như sau:

Bước 1: Thông qua khảo sát, đánh giá CBQL của trường THCS tiến hành phân tích số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có, phân loại cán bộ theo yêu cầu quy hoạch.

Bước 2: Dự báo nhu cầu CBQL giai đoạn 2016-2020, 2021-2025. Căn cứ dự báo về dân số, quy mô phát triển số học sinh, số trường, lớp của các các trường THCS trong huyện để dự báo các chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; yêu cầu về năng lực tổ chức thực hiện, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, trình độ ngoại ngữ… đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Bước 3: Xác định nguồn bổ sung CBQL, quy hoạch tại chỗ hoặcở các trường khác trong huyện.

Bước 4: Lập danh sách cán bộ dự nguồn, BGH, cấpủy nhà trường giới thiệu dự nguồn các chức danh HT, PHT và lấy phiếu tín nhiệm của CB, GV,

NV nhà trường. Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ huyện lập danh sách quy hoạch đề nghị UBND huyện phê duyệt.

Bước 5: Tạo điều kiện cho cán bộ trong quy hoạch được đào tạo, bồi dưỡng hoặc thực hiện điều chỉnh, luân chuyển để cán bộ được rèn luyện thực tiễn, tích lũy kinh nghiệmở các vị trí công tác khác nhau.

Bước 6: Đưa cán bộ dự nguồn vào các vị trí theo yêu cầu của quy hoạch, định kỳ hàng năm có kiểm tra, đánh giá quy hoạch cán bộ và có biện pháp bổ sung quy hoạch.

Tuyển chọn CBQL: Tuyển chọn CBQL trường THCS phải dựa trên cơ sở quy hoạch CBQL, nhu cầu thực tế của cơ sở GD. Công tác tuyển chọn pahỉ đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, công tâm, chọn đúng người có đức, có tài, có tâm, có tầm. Cần công khai các tiêu chuẩn tuyển chọn tạo sự công bằng, bìnhđẳng trong việc lựa chọn vào cương vị lãnhđạo nhà trường.

Việc tuyển chọn CBQL cần chú ý quá trìnhđào tạo, học tập, những thành tích đạt được trong quá trìnhở diện trước và trong quy hoạch, lưuý về kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản lý, phẩm chất đạo dức, kinh nghiệm thực tiễn…Tuỳ theo tình hình cụ thể ở các trường mà có sự ưu tiên tiêu chuẩn thích hợp.

Để việc lụa chọn CBQL thật sự khách quan, chọn đúng người, đúng việc cần thực hiện các bước cơ bản sau:

Bước 1: Rà soát toàn bộ CBQL trong quy hoạch nguồn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, uy tín với đồng nghiệp, thời gian công tác, tuổi đời, giới tính.

Bước 2: Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ xét tuyển các đối tượng được tuyển chộn đối chiếu với những tiêu chí sau:

- Tốt nghiệp ĐHSP trở lên, biếtứng dụng CNTT vào quản lý trường học.

- Tuổi đời: Nữ không quá 45 tuổi, Nam không quá 50 tuổi, có đủ sức khoẻ để nhận nhiệm vụ.

- Là Đảng viên ĐCSVN; Không có thời gian vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên.

- Các thành tích trong 3 năm học liền kề: Cấp Bộ, cấp Tỉnh, cấp Huyện.

- Trìnhđộ chuyên: Thạc sỹ, Cử nhân…

- Trìnhđộ khác: Ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ QLGD, QLNN; có SKKN…

Bước 3: Những người được lựa chọn bổ nhiệm cần trình bày đề án công tác trong nhiệm kỳ của mình để các cấp có thẩm quyền cùng cán bộ, công chức, viên chứcở cơ sở xem xét, tham khảo.

Bước 4: Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ lập danh sách người được chọn trình UBND huyện, BTC Huyện uỷ, thông qua BTV Huyện uỷ xem xét quyết định.

Bổ nhiệm CBQL: Bổ nhiệm CBQL trường THCS là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ. Bởi người CBQL là người tác động tiên quyết đến chất lượng và hiệu quả của tổ chức. Việc lựa chọn và bổ nhiệm chính xác CBQL có đủ phẩm chất và năng lực cho một tổ chức vừa củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực lãnhđạo và chất lượng công tác, vừa làm căn cứ để các cấp quản lý xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chính sách đối với cán bộ. Thông qua việc lựa chọn, bổ nhiệm người CBQL có cơ sở tự đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của mình từ đó có biện pháp, kế hoạch phấn đấu vươn lên hoàn thiện bản thân, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Việc bổ nhiệm CBQL được thực hiện theo Quyết định số 43/2010/QĐ- UBND ngày 06/9/2010 của UBND Thành phố Hà Nội về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễm nhiệm, luân chuyển CBQL các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và thị xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Hướng dẫn số 12-HD/HU ngày 28/11/2016 về việc thực hiện các bước quy trình về công tác cán bộ thuộc diện BTV Huyện uỷ quản lý.

Việc bổ nhiệm chức danh CBQL các cơ sở giáo dục của huyện thực hiện theo các bước sau:

Đối với nguồn nhân sự nơi công tác:

Bước 1: Xuất phát từ nhu cầu về công tác cán bộ, Chủ tịch UBND huyện đề xuất thống nhất với Thường trực Huyện uỷ và Trưởng BTC Huyện

uỷ về công tác cán bộ. Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo Phòng Nội vụ phối hợp với Phòng GD&ĐT lập đề án công tác cán bộ từng đơn vị.

Bước 2: Trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ công tác, nguồn CB trong quy hoạch báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện về số lượng, nguồn nhân sự để tập thể lãnhđạo UBND huyện thảo luận, thống nhất về công tác cán bộ.

Bước 3: Chủ tịch UBND huyện lập tờ trình nhân sự trình Thường trực, BTV Huyện uỷ phê duyệt về chủ trương, số lượng và nguồn cán bộ dự kiến bổ nhiệm.

Bước 4: Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT huyện chủ động phối hợp với Ban tổ chức Huyện uỷ tiến hành gặp gỡ trao đổi với Đảng uỷ, UBND xã, thị trấn, cấp uỷ, lãnh đạo nhà trường thống nhất chủ trương về công tác cán bộ, chuẩn bị tập hợp đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nhân sự dự kiến bổ nhiệm, tổ chức lấy phiếu tín nhiệm về nhân sự dự kiến bổ nhiệm.

Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm gồm:

- Hội đồng sư phạm nhà trường: Lấy phiếu tín nhiệm.

- Hội nghị chi bộ: báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Hội đồng sư phạm nhà trường và lấy phiếu tín nhiệm của đảng viên trong chi bộ, công khai kết quả tín nhiệm.

Bước 5:

- Chủ tịch UBND huyện có tờ trình và đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan, kết quả phiếu tín nhiệm báo cáo Thường trực Huyện uỷ.

- BTC Huyện uỷ thẩm định, tổng hợp hồ sơ bổ nhiệm cán bộ.

- UBKT Huyện uỷ xác minh, làm rõ những vấn đề liên quan đến cán bộ (có văn bản thẩm tra, xác minh cụ thể).

- BTC Huyện uỷ trình Thường trực Huyện uỷ, BTV Huyện uỷ xem xét, quyết định.

Bước 6: Sau khi có Nghị quyết hoặc thông báo của BTV Huyện uỷ về công tác cán bộ, Phòng Nội vụ huyện dự thảo quyết định bổ nhiệm trình Chủ

tịch UBND huyện ký và triển khai quyết định, mời cán bộ được bổ nhiệm lên trao quyết định và giao nhiệm vụ.

Đối với nguồn nhân sự nơi khác nhưng vẫn trong phạm vi quản lý của Huyện: Các bước quy trình bổ nhiệm tương tự như ở trên, chỉ khác ở bước 4 sẽ không lấy phiếu tín nhiệmở trường được bổ nhiệm mà: BTC Huyện uỷ sẽ thẩm định, tổng hợp hồ sơ bổ nhiệm cán bộ; UBKT Huyện uỷ sẽ xác minh, làm rõ những vấn đề liên quan đến cán bộ (có văn bản thẩm tra, xác minh cụ thể). Tiến hành lấy ý kiến nhận xét của Đảng uỷ, UBND xã, thị trấn, tập thể cấp uỷ, lãnhđạo nhà trường nơi cán bộ đang công tác.

Bổ nhiệm lại CBQL: Theo khoản 1 Điều 18 Điều lệ trường THCS quy định: Mỗi trường trung học có Hiệu trưởng và một số Phó Hiệu trưởng.

Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 năm, thời gian đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường trung học[15, tr11].

Việc bổ nhiệm lại nhằm đánh giá toàn bộ kết quả công tác quản lý của CBQL tại đơn vị công tác khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định. Đối chiếu với các tiêu chuẩn, yêu cầu của ngành, xem xét tình hình sức khỏe, năng lực, trình độ, uy tín, nhu cầu, mức độ hoàn thành nhiệm vụ...của CBQL và nhu cầu thực tế của đơn vị để tiếp tục bổ nhiệm lại đối với những CBQL đủ tiêu chuẩn, đủ sức khỏevà đơn vị có nhu cầu.

Quy trình bổ nhiệm lại CBQL được thực hiện như sau:

Bước 1: Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ huyện rà soát danh sách CBQL hết nhiệm kỳ, thống nhất cách thức làm việc, thống nhất cụ thể các trường hợp bổ nhiệm lại, trình UNBD huyện xem xét quyết định.

Bước 2: Phòng GD&ĐT và Phòng Nội vụ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm tại cơ sở, nghe báo cáo đánh giá công tác quản lý của CBQL và ý kiến phát biểu của tập thể HĐSP nhà trường. Lấy ý kiến đánh giá của địa phương nơi CBQL công tác. Báo cáo đề án công tác cho nhiệm kỳ tiếp theo của CBQL.

Bước 3: Nếu CBQL đủ tiêu chuẩn, yêu cầu hoàn thiện hồ sơ về công tác cán bộ theo quy định, lập danh sách CBQL trình UBND huyện ra quyết định bổ nhiệm lại.

Đối với những CBQL không cònđủ nhiệm kỳ 5 năm, nếu năng lực tốt, có đủ sức khỏe thìđược xem xét bổ nhiệm có thời hạn đến tuổi nghỉ hưu.

Để sử dụng cán bộ hợp lý, cần mạnh dạn thực hiện tốt việc miễn nhiệm CBQL không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Miễm nhiệm CBQL: Việc miễn nhiệm CBQL trường THCS là một giải pháp không thể thiếu của công tác tổ chức cán bộ nhằm làm trong sạch bộ máy, tạo môi trường lành mạnh cho các nhân tố mới phát triển, kịp thời củng cố, đảm bảo sự ổn định tích cực cho toàn bộ máy.

Quy trình thực hiện:CBQL trường THCS được lựa chọn, bổ nhiệm theo những yêu cầu và tiêu chuẩn được Đảng, Nhà nước và ngành quy định, khi họ không đảm đương nổi công việc, không làm tròn trách nhiệm hoặc có sai phạm, uy tín giảm sút, sức khỏe không đảm bảo,…nếu CBQL không tự nguyện từ chức thì các cấp có thẩm quyền phải có biện pháp kịp thời để miễn nhiệm.

Việc miễn nhiệm đúng đối tượng, đúng thời điểm là giải pháp cần thiết làm cho đội ngũ CBQL trường THCS luôn được sàng lọc, được bổ sung, làm trong sạch, kiện toàn bộ máy; đem lại niềm tin cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị; tạo môi trường trong sạch,ổn định.

Triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 39 - NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ CB, CC, VC của huyện trong đó có ngành GD&ĐT nhằm tinh lọc đội ngũ, lựa chọn người có đủ đức, đủ tài đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà trường.

Luân chuyển CBQL: Việc luân chuyển CBQL phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng theo quyđịnh hiện hành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Luân chuyển CBQL nhằm khắc phục tình trạng trì trệ, gia trưởng, chủ quan, tạo cho CBQL một sức sống mới, chủ động rèn luyện, phấn đấu trong hoàn cảnh mới, môi trường mới.

Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ huyện tham mưu cho BTV, UBND huyện ban hành quy chế luân chuyển CBQL và đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ được luân chuyển.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực (Trang 94 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)