Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực (Trang 67 - 73)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

2.3.4. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS

Để đánh giá chất lượng của đội ngũ CBQL trường THCS của huyện, tác giả đã nghiên cứu các quy định về chuẩn Hiệu trưởng trường THCS theo hướng dẫn của Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2019 của Bộ GD&ĐT;các yêu cầu của UBND huyện Phú Xuyên về việc đánh giá, xếp loại

đối với CBQL các nhà trường. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra các nhóm tiêu chí đánh giá về phẩm chất,năng lực chuyên môn,năng lực quản lý và năng lực tổ chức của đội ngũ CBQL trường THCS để tiến hành khảo sát trên 160 khách thể (45 CBQL nhà trường, 90 GV, 25 lãnhđạo huyện và các phòng ban) .Tác giả sử dụng phiếu khảo sát (xem phần phụ lục I) để tiến hành khảo sát và tổng hợp các ý kiến đánh giá về phẩm chất, năng lựcđội ngũ CBQL trường THCS huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.

Các tiêu chí đánh giá được chia thành 4 loại: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu và được tác giả tiến hành khảo sát trên 3 nhóm khách thể như sau:

Nhóm 1: Đánh giá của đội ngũ CBQL trường THCS.

Nhóm 2: Đánh giá của GV trường THCS.

Nhóm 3: Đánh giá của lãnh đạo Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện và các phòng ban liên quan.

Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của cả nhóm khách thể điều tra như sau:

2.3.4.2. Về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp

Bảng 2.13: Tổng hợp ý kiến của ba nhóm khách thể điều tra về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ CBQL trường THCS

Mức độ đánh giá

Tốt Khá TB Yếu

TT Các tiêu chí đánh giá

SL % SL % SL % SL %

1

Lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương và nội quy của nhà trường.

152 95.0 8 5.0 0.0 0.0

2 Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. 145 90.6 12 7.5 3 1.9 0.0 3 Có ý thức nêu gương, có tinh thần trách

nhiệm với công việc. 118 73.8 30 18.8 12 7.5 0 0.0

4 Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo. 151 94.4 7 4.4 2 1.3 0.0 5 Không lợi dụng chức vụ vì mục đích vụ lợi, phát

huy dân chủ trong hoạt động của nhà trường. 142 88.8 14 8.8 3 1.9 1 0.6

6

Thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí, kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực. Sống trung thực, giản dị, lành mạnh.

144 90.0 11 6.9 5 3.1 0.0

7 Có tinh thần tự phê bình và phê bình, tinh

thần đoàn kết nội bộ. 132 82.5 22 13.8 5 3.1 1 0.6

8 Yêu nghề, tận tụy với nghề, sẵn sàng khắc

phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. 138 86.3 13 8.1 9 5.6 0 0.0 9 Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần

của cán bộ, giáo viên và học sinh. 139 86.9 16 10.0 5 3.1 0.0

10 Có uy tín với tập thể và nhân dân địa phương 148 92.5 9 5.6 3 1.9 0.0 11 Có tác phong làm việc năng động, khoa học. 112 70.0 40 25.0 5 3.1 3 1.9 12 Có đủ sức khoẻ đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ 155 96.9 5 3.1 0.0 0.0 Trung bình 1676 87.3 187 9.7 52 2.7 5 0.3

Tổng số các tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ CBQL được tác giả đưa ra trưng cầu ý kiến gồm có 12 tiêu chí. Tổng số các tiêu chí được đánh giá xếp loại như sau: Loại tốt 87,3%; loại khá 9,7%;

loại TB 2,7%; loại yếu 0,3%.

Qua số liệu thống kê cho thấy: Nhìn chung đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Phú Xuyên có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt.

Tuy nhiên, một số ít CBQL còn có tác phong làm việc chậm đổi mới, chưa khoa học, tinh thần tự phê bình và phê bình chưa cao, chưa thực sự là hạt nhân gắn kết sự đoàn kết nội, cònđề cao lợi ích cá nhân, chưa phát huy được tinh thần dân chủ, sự chia sẻ, cởi mở trong nhà trường.

2.3.4.3. Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

Bảng 2.14: Tổng hợp ý kiến của ba nhóm khách thể điều tra về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ CBQL trường THCS

Mức độ đánh giá

Tốt Khá TB Yếu

TT Các tiêu chí đánh giá

SL % SL % SL % SL %

1 Có trìnhđộ chuyên môn đạt chuẩn, có nghiệp vụ

QLGD đáp ứng theo tiêu chuẩn của ngành. 135 84.4 14 8.8 11 6.9 0.0

2 Hiểu biết về chương trình giáo dục phổ thông. 138 86.3 13 8.1 9 5.6 0.0

3

Nắm vững chuyên môn đảm nhận giảng dạy, có hiểu biết về các môn học khác đáp ứng yêu cầu quản lý.

136 85.0 15 9.4 9 5.6 0.0

4 Am hiểu về lý luận, nghiệp vụ và QLGD. 121 75.6 30 18.8 8 5.0 1 0.6 5 Có khả năng tổ chức, thực hiện hiệu quả

phương pháp dạy học và giáo dục tích cực. 120 75.0 31 19.4 8 5.0 1 0.6 6 Có ý thức, tinh thần tự học và xây dựng tập thể

sư phạm thành tổ chức học tập, sáng tạo. 115 71.9 35 21.9 9 5.6 1 0.6 7 Có hiểu biết về ngoại ngữ, tin học, có khả năng

ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý. 108 67.5 42 26.3 8 5.0 2 1.3 8 Hiểu biết vềtâm lý lứa tuổi của học sinh THCS. 137 85.6 12 7.5 11 6.9 0.0

9 Hiểu biết về văn hoá địa phương 136 85.0 13 8.1 11 6.9 0.0

10 Nắm vững và vận dụng những thông tin về

tình hình kinh tế xã hội 137 85.6 13 8.1 10 6.3 0.0

11 Thường xuyên trau dồi chuyên môn nghiệp vụ 98 61.3 48 30.0 12 7.5 2 1.3 12 Giao tiếp,ứng xử chuẩn mực. Biết cách xử lí các

tình huống rong quản lý các hoạt động giáo dục. 126 78.8 25 15.6 9 5.6 0.0

Trung bình 1507 78.5 291 15.2 115 6.0 7 0.4

Đối với trìnhđộ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ CBQL các trường THCS tác giả cũng khảo sát trên 12 tiêu chí, xếp theo 4 loại tốt, khá, TB và yếu. Kết quả xếp loại chung của các tiêu chí: Tốt 78,5%; khá 15,2%; TB 6,0%; yếu 0,4%. Từ kết quả xếp loại cho thấy: năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của đa số CBQL trường THCS nhìn chung đạt mức tốt. Tuy nhiên tỷ lệ CBQL xếp loại khá, TB còn cao, một số được xếp loạiở mức yếu về chủ yếu tập trungởcác tiêu chí hiểu biết về nghiệp vụ quản lý, ý thức thường xuyên trau dồi học tập, khả năng về ngoại ngữ và ứng dụng CNTT, tinh thần đổi mới, sáng tạo…chưa cao, chưa hiệu quả.

2.3.4.4. Về năng lực quản lý

Để đánh giá về năng lực quản lý của đội ngũ CBQL trường THCS huyện Phú Xuyên, tác giả cũng tiến hành khảo sátở 12 tiêu chí, theo bốn mức

đánh giá: Tốt, khá, trung bình, yếu. Kết quả xếp chung của các tiêu chí như sau: Tốt 62,3%; khá 23,8%; trung bình 12,6%; yếu: 1,4%.

Bảng 2.15: Tổng hợp ý kiến của ba nhóm khách thể điều tra về năng lực quản lý của đội ngũ CBQL trường THCS

Mức độ đánh giá

Tốt Khá TB Yếu

TT Các tiêu chí đánh giá

SL % SL % SL % SL %

1 Hiểu biết về nghiệp vụ quản lý. 98 61.3 40 25.0 20 12.5 2 1.3

2 Nắm vững, triển khai và tổ chức thực hiện tốt

văn bản của cấp trên. 99 61.9 41 25.6 19 11.9 1 0.6

3 Có khả năng dự báo, lập kế hoạch và tổ chức

lập kế hoạch. 97 60.6 36 22.5 25 15.6 2 1.3

4 Tổ chức, điều hành công việc khoa học, hợp

lý, hiệu quả. 96 60.0 37 23.1 25 15.6 2 1.3

5 Năng lực quản lý bộ máy, giáo viên, nhân

viên và học sinh nhà trường. 130 81.3 25 15.6 4 2.5 1 0.6

6 Năng lực quản lý hoạt động dạy học và giáo dục. 101 63.1 40 25.0 18 11.3 1 0.6 7 Năng lực quản lý tài chính, tài sản nhà trường. 92 57.5 38 23.8 28 17.5 2 1.3 8 Năng lực quản lý hành chính và hệ thống

thông tin trong nhà trường. 93 58.1 37 23.1 26 16.3 4 2.5

9 Năng lực kiểm tra, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm. 96 60.0 39 24.4 22 13.8 3 1.9 10 Thực hiện chế độ chính sách đối với giáo

viên, nhân viên, học sinh. 102 63.8 43 26.9 15 9.4 0.0

11 Thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động

của nhà trường. 104 65.0 35 21.9 18 11.3 3 1.9

12 Năng động, sáng tạo, thíchứng với sự dổi mới. Có

khả năng quyết đoán, dám chịu trách nhiệm. 88 55.0 45 28.1 22 13.8 5 3.1

Trung bình 1196 62.3 456 23.8 242 12.6 26 1.4

Từ bảng số liệu thống kê cho thấy: Năng lực quản lý của đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Phú Xuyên được đánh giá ở mức khá; tỷ lệ CBQL được đánh giá xếp loạiở mức TB là 12,6% và yếu là 1,4% điều này chứng tỏ năng lực

của CBQL trường THCS của huyện còn bộc lộ nhiều ttồn tại hạn chế, tập trung nhiều ở các tiêu chí về tính đổi mới, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm; năng lực quản tài chính, tài sản nhà trường; năng lực quản lý hành chính, thông tin trong nhà trường; năng lực tổng kết, rút kinh nghiệm; dự báo, lập kế hoạch…

Như vậy để đáp ứng yêu cầu về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo nhất là đổi mới về công tác quản lý giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ - TW Đảng khoá XI thì đội ngũ CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện cần tích cực học tập, được bồi dưỡng, bổ sung kiến thức quản lý mới, thường xuyên được trao đổi, giao lưu, chia sẻ, tích luỹ kinh nghiệm về công tác quản lý để có kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ quản lý cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác QLGD trong giai đoạn hiện nay.

2.3.4.5. Về năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội Tác giả tiến hành khảo sát, đánh giá về nănglực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội của CBQL trường THCS ở 6 tiêu chí, chia theo bốn mức đánh giá tốt, khá, TB và yếu. Kết quả đánh giá chung của các yếu tố như sau: Tốt 62,7%; khá 20,4%; trung bình 15,4%; yếu 1,5%.

Bảng 2.16: Tổng hợp ý kiến của ba nhóm khách thể điều tra về năng lực tổ chức phối hợp gia đình, cộng đồng và xã hội của đội ngũ CBQL trường THCS

Mức độ đánh giá

Tốt Khá TB Yếu

TT Các tiêu chí đánh giá

SL % SL % SL % SL %

1 Tổ chức phối hợp với gia đình học sinh. 112 70.0 25 15.6 23 14.4 0.0 2 Phối hợp với Ban đại diện phụ huynh học

sinh thực hiện nhiệm vụ giáo dục. 110 68.8 31 19.4 19 11.9 0.0

3

Công tác tham mưu với uỷ Đảng, chính quyền địa phương và lãnhđạo cấp trên thực hiện nhiệm vụ giáo dục nhà trường.

95 59.4 36 22.5 26 16.3 3 1.9

4 Triển khai các hoạt động xã hội hoá giáo dục. 98 61.3 35 21.9 24 15.0 3 1.9 5 Tập hợp và phát huy sức mạnh, trí tuệ của

tập thể 94 58.8 35 21.9 26 16.3 5 3.1

6

Hoạt động tuyên truyền, vận động các tổ chức, đoàn thể, lực lượng xã hộiủng hộ giáo dục địa phương, các phong trào của nhà trường.

93 58.1 34 21.3 30 18.8 3 1.9

Trung bình 602 62.7 196 20.4 148 15.4 14 1.5

Từ kết quả khảo sát cho thấy: năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội của CBQL trường THCS ở mức khá, có nhiều nhiều tiêu chí chưa thực sự tốt như công tác tham mưu, khả năng phát huy sức mạnh của tập thể, việc tuyên truyền, vận động các lực lượng tham gia vào các hoạt động của nhà trường còn rất hạn chế. Đòi hỏi đội ngũ CBQL các trường THCS cần có sự nỗ lực cố gắng nhiều hơn nữa để thực sự trở thành hạt nhân thúc đẩy và huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển của nhà trường.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)