CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát chung về huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
Phú Xuyên là huyện ngoại thành nằm ở phía Nam của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phốkhoảng 40km. Phía Bắc giáp huyệnThường Tín và Thanh Oai; phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; phía Đông giáp sông Hồng và huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội. Huyện có diện tích tự nhiên 171 km2 với dân số 20 vạn người sinh sốngở địa bàn 26 xã và 2 thị trấn.
Trong 5 năm (2011 - 2016), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyệnđã nỗlực, đoàn kết, sáng tạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, an ninh chính trị được giữvững, trật an toàn xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không người dân không ngừng được cải thiện và nâng lên.Năm2016, toàn huyệnđã có 12/26 xã đạt chuẩn NTM, giá trị sản xuất tăng9%, thu ngân sách huyệnđược trên 186 tỷ đồng đạt 140,3% kế hoạch, thu nhập bình quân đầu người là 30,5 triệu đồng/người/năm(tăng4 triệu so vớinăm2015),cơcấu kinh tếchuyển dịch theo hướng tích cựctăngdần tỷtrọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷtrọng nông nghiệp. Toàn huyện có 99 làng và 161cơquanđạt danh hiệuđơnvị vănhóa, 13 xã đạt chuẩn văn hóa NTM, 01 thị trấn đạt chuẩn văn minh đôthị, nhiều xã có 100% làng, khu dâncư đạt danh hiệuvănhóa.
Mặc dù có nhiều thuận lợi và lợi thếso với mặt bằng chung của thành phố Hà Nội, huyện Phú Xuyên vẫn còn có những khó khăn, thách thức: kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chưa hoàn thiện, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghềtuy có phát triểnnhưng còn hạn chế vềvốn và công nghệ. Việc khai thác nguồn lựcđầutưvàođịa bàn huyện, công tác XHH trong Chươngtrình
mục tiêu Quốc gia vềxây dựng NTM còn hạn chế, số lượngtrườngđạt chuẩn Quốc gia còn ít, các thiết chế vănhóacơsởnhiềunơicòn thiếu, tỷlệhộnghèo còn cao, thu ngân sách huyện còn thấp so với nhiều quận, huyện của thành phốHà Nội,...
Những điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội với những thuận lợi và khó khăn đan xen đã có tác động không nhỏ tới sự phát triển của ngành GD&ĐThuyện nói chung, cấp THCS nói riêng trong thời gian tới.
2.1.2. Vềgiáo dục
2.1.2.1.Quy mô trường, lớp, số học sinh
Quy mô trường lớp ổn định và phát triển, mạng lưới các trường từ Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm GDTX, trường Trung cấp nghề của huyệnđược phân bố ở 28 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, đáp ứng được nhu cầu theo học của con em nhân dân trong huyện. Trên địa bàn huyện có 30 trường MN, 29 trường TH, 29 trường THCS, 5 trường THPT (4 công lập và 1 dân lập), 1 trung tâm GDTX, 1 trường trung cấp nghề và 1 trường Cao đẳng nghề.
100% các trường MN, TH, THCS của huyện đều là loại hình trường công lập. Trong những năm qua số lớp, số học sinh các trường MN, TH, THCS của huyện tương đối ổn định và có xu hướng tăng lên, được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Quy mô số lớp, số học sinh của huyện Phú Xuyên
PGD Phú Xuyên Chia theo cấp học
Mầm non Tiểu học THCS
Năm học
Số lớp Số HS
Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS
2011-2012 1328 37753 494 12439 521 14665 313 10649
2012-2013 1346 38508 505 13253 528 14736 313 10519
2013-2014 1349 38210 503 12552 531 15087 315 10571
2014-2015 1372 39683 513 13263 530 15237 329 11183
2015-2016 1414 41944 544 15099 540 15693 330 11152
Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Phú Xuyên
Dự kiến đến năm 2020 toàn huyện sẽ tăng thêmkhoảng 6400 HS tương đương với khoảng 150 lớp học. Do đó UBND huyện Phú Xuyên đã xây dựng
Đề án “Kiên cố hóa trường, lớp học, xây dựng trường chuẩn Quốc gia, trường chất lượng cao và trường học điện tử giai đoạn 2016 - 2020” để đáp ứng với sự phát triển giáo dục của huyện trong tương lai.
2.1.2.2. Chất lượng giáo dục toàn diện
Chất lượng giáo dục của huyện Phú Xuyên trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng: 5 năm liên tục từ 2011 - 2015 huyện Phú Xuyên đều có học sinh thi đỗ Thủ khoa vào các trườngĐại học có tiếng trong cả nước, trongnăm2016 huyện Phú Xuyên tiếp tục có hai em đứng trong tốp 10 thí sinh thi đỗ đại học đạt điểm cao nhất cả nước; Tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp trung bình hàng năm đạt 97,2% - 99,6%; học sinh thi đỗ vào các trường Cao đẳng, Đại học tăng bình quân từ 7% - 10% trênnăm, đứng vào tốp khá của thành phốHà Nội. Chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng giáo dục mũi nhọn được củng cố, duy trì và ngày càng nâng cao.
Công tác giáo dục phổthông,đào tạo dạy nghềcủa huyện ngày càngđa dạng, từngbướcđáp ứngđược nhu cầu học tập của nhân dân, góp phầnhướng nghiệp,tăng tỷlệ lao động quađào tạo, tạocơ hội tìm kiếm việc làm cho lực lượng lao động trẻ. Các trường Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề trên địa bàn huyện hàng năm đã hỗ trợ đào tạo trên 1000 lao động, góp phần giải quyết việc làm cho laođộngđịaphương.
2.1.2.3. Công tác phổ cập và xã hội hóa giáo dục
Trong những năm qua, lĩnh vực giáo dục đào tạo của huyện được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, tập trung chỉ đạo đạt được những kết quả tích cực. Huyệnủy Phú Xuyênđã ban hành và chỉ đạo thực hiệnChươngtrình số10 về “Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2011 - 2015”. Cơ bản các xã, thị trấn đã quy hoạch đủ quỹ đất cho các nhàtrường; CSVC, trang thiết bịgiáo dụcđược chú trọngđầu tư, nâng cấp. Đã cơ bản xóa phòng học tạm, phòng học cấp 4, tính đến hết năm 2016 toàn huyện có 23/88 trường đạt chuẩn Quốc chiếm tỷ lệ 26,1%, tăng11trường so vớinăm2010. Tổng kinh phíđầutưcho sựnghiệp giáo dục
trong 5 năm(giai đoạn 2010 - 2015) là trên 1095,834 tỷ đồng. Dựkiến trong năm 2017 thành phố và huyện tiếp tục đầu tư hàng trăm tỷcho công tác sửa chữa, xây mới, cải tạo CSVCtrường học.
Phòng GD&ĐT cùng với Hội khuyến học huyện chỉ đạo Hội khuyến học các xã tổ chức các hoạt động xây dựng xã hội học tập có hiệu quả, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan, đoàn thể và các tổ chức, cá nhân trao học bổng khuyến học cho học sinh nghèo, xây dựng CSVC, hỗ trợ sách giáo khoa, vở cho học sinh, vận động nhân dân đóng góp ngày công lao động để xây dựng phòng học tạm, làm sân chơi bãi tập. Đây cũng là động lực quan trọng giúp huyện hoàn thành công tác phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn.
Công tác PCGD theo các cấp học được duy trì vững chắc và tiếp tục được nâng cao. Kết quả cụ thể tính đến năm 2015: 28/28 xã (thị trấn) đạt chuẩn PCGD Mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt 100%; 28/28 xã,thịtrấn đạt PCGD Tiểu học mức độ 2; huyện đạt PCGD Tiểu học đúng độ tuổi mức độ2; 14/28 xã đạt PCGD THCS mức độ 3 đạt tỉ lệ 50%; 13 xã đạt mức độ 2 đạt tỉ lệ 46,%; 01 xãđạt mức độ 1. Huyện Phú Xuyên đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 2. Chất lượng công tác PCGD ngày càng được củng cố và nâng lên với những kết quả cụ thể đó là: Huy động trẻ từ 3 - 5 tuổi ra lớp đạt tỷ lệ 98%, huy động trẻ 5 tuổi đến lớp và hoàn thành chương trình Mầm non đạt tỷ lệ 100%; Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, trẻ trong độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 97,3%; Tỷ lệ HS hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6 đạt 99,9% đến 100%, tỷ lệ % thanh thiếu niên 15 đến 18 tuổi TN THCSđạt 94,36%, tỷ lệ thanh thiếu niên 15 đến 18 tuổi TN THCS đã vàđang học chương trình GDPT hoặc GDTX cấp THPT hoặc GDNN đạt 86,82%.
2.1.2.4. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
Đội ngũCBQLGD và GV cáctrường Mầm non, Tiểu học và THCS của huyện thường xuyên được quan tâm, củng cố, kiện toàn, đảm bảo đủ về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng để đáp ứng với những yêu cầu ngày càng cao hơn trong công tác QLGD và giảng dạy của các nhà trường.
100% CBQL và GV đều đạt chuẩn trình độ chuyên môn; Số lượng CBQL tương đối ổn định, trình độ LLCT được nâng lên; số lượng GV có xu hướng tănglên, nhưng tỷlệGV trên chuẩn lại giảm dolượng GV bổsung thêm mới chỉ đạt chuẩn theo yêu cầu,được thểhiện cụthểqua bảng sốliệu sau:
Bảng 2.2: Số lượng, trình độ chuyên môn, LLCT của đội ngũ CBQL, GV ngànhGD&ĐTPhú Xuyên
Trìnhđộ chuyên môn Đạt chuẩn Trên chuẩn
Trìnhđộ trung cấp LLCT Năm học Đối
tượng Tổng số
SL % SL % SL %
CBQL 220 220 100 211 95,9 142 64,6
2013-2014
GV 1755 1755 100 1374 78,3 2 0,11
CBQL 219 219 100 211 96,4 169 77,2
2014-2015
GV 2045 2045 100 1469 71,8 2 0,10
CBQL 219 219 100 211 96,4 198 90,4
2015-2016
GV 2529 2529 100 1673 66,2 2 0,08