Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2016

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực (Trang 73 - 79)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2016

2.4.1. Thực trạng quy hoạch đội ngũ CBQL trường THCS

Từ năm 2012, Ban tổ chức Huyện ủy phối hợp với Phòng Nội vụ, Phòng GD&ĐT thực hiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý trường học theo đúng hướng dẫn của Huyệnủy và các năm học tiếp theo có bổ sung quy hoạch. Giai đoạn 2012-2016, toàn huyện đã có 287 cán bộ, giáo viên các trường MN, TH, THCS được quy hoạch các chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng. Việc quy hoạch cán bộ nguồn từng bước được quan tâm và được thực hiện tốt hơn so với giai đoạn trước. Kết quả thực hiện công tác quy hoạch nguồn CBQL cấp THCS tính đến tháng 12/2016 như sau:

Về số lượng: Cán bộ, giáo viên được Ban thường vụ Huyện ủy phê duyệt quy hoạch cán bộ quản lý trường THCS là 98 người, trong đó quy hoạch chức danh Hiệu trưởng là 57 người (bình quân mỗi trường 02 người), có 23 người đang giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng; quy hoạch chức danh Phó Hiệu trường là 75 người (bình quân mỗi trường 2,5 người), có 34 người quy hoạch hai chức danh, 41 người chỉ quy hoạch chức danh Phó Hiệu trưởng.

Về chất lượng: 100% nguồn quy hoạch CBQL có trình độ Đại học;

100% là đảng viên; 81,6% có trìnhđộ trung cấp chính trị; 100% có chứng chỉ

Tin học và ngoại ngữ trìnhđộ A, B, C trở lên; 100% có chứng chỉ QLGD; về trìnhđộ quản lý hành chính nhà nước có 23 người đạt 23,4%.

Về độ tuổi và thâm niên công tác: Cao tuổi nhất là 48 tuổi (01 người), thấp nhất là 33 tuổi (01 người), độ tuổi nhiều nhất từ 41 đến 46 là 73 người chiếm 74,4% (trong đó 20 người đang giữ chức danh Phó Hiệu trưởng). Về thâm niên công tác thìngười thấp nhất có 10 năm công tácvà nhiều nhất là 27 năm công tác; tập trung chủ yếu là từ 20 năm đến 25 năm công tác, có tới 68 người chiếm 69,3%.

Trong những năm qua, công tác quy hoạch nguồn CBQL cấp THCS đã được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở. 100% các trường THCS của huyện đã được quy hoạch dự nguồn CBQL giai đoạn 2012 -2016 và giai đoạn 2016 - 2020, đảm bảo đủ số lượng người quy hoạch vào chức danh Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng theo quy định (ít nhất 02 nguồn cho 01 chức danh bổ nhiệm); có nhiều độ tuổi khác nhau và có nhiều năm công tác. Việc triển khai công tác quy hoạch đã giúp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm CBQL chủ động hơn, chất lượng được nâng cao hơn; bản thân cán bộ, giáo viên được quy hoạch cũng chủ động hơn trong việc đề ra kế hoạch phấn đấu, tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ khi được bổ nhiệm.

Tuy nhiên, công tác quy hoạch nguồn CBQL đối với các trường THCS vẫn còn có những hạn chế, bất cập như tính chủ động của các nhà trường trong công tác tham mưu quy hoạch còn thấp. Việc rà soát bổ sung quy hoạch nguồn chưa được thực hiện thường xuyên; nguồn cán bộ trẻ chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ còn thấp dưới 4%; quy hoạch chưa cân đối giữa các độ tuổi để đảm bảo tính năng động, sáng tạo, tính kế thừa và phát triển. Có lúc, có nơi công tác quy hoạch nguồn CBQL còn chưa thật sự khách quan, việc quy hoạch mới chỉ tính đến yếu đủ về số lượng mà chưa thật sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng nguồn quy hoạch. Bên cạnh đó việc quy hoạch chưa thật sự gắn bó chặt chẽ với việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng cán bộ nguồn, một số đồng chí tuy chuẩn về bằng cấp nhưng chưa chuẩn về nghề

nghiệp; một số chưa tâm huyết, trách nhiệm, năng lực quản lý, trình độ tin học thực chất còn yếu; một số chứng chỉ của một số cán bộ còn mang tính chất hợp thức hóa chứ chưa có chiều sâu chất lượng.

2.4.2. Thực trạngđào tạo, bồi dưỡng

Từ khi sáp nhập với Thủ đô Hà Nội (tháng 8/2008) đến nay, để đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, huyện Phú Xuyên đã rất chú trọng, quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trìnhđộ mọi mặtcho đội ngũ CBQL, GV, nhân viên trong các nhà trường ở tất cả các cấp học MN, TH, THCS. Phòng GD&ĐT huyện đã chủ động tham mưu, rà soát đội ngũ CBQL, GV, nhân viên các trường để phối hợp mở các lớp đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học…cho cán bộ, GV, nhân viên các trường. Trong đó, đặc biệt đã quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, nghiệp vụ QLGD cho đội ngũ CBQL của ngành nhất là đối với cấp THCS. Do đó, từ năm 2008 đến nay, chất lượng đội ngũ CBQL đãđược nâng lên rất nhiều, theo thống kê của tác giả 100% CBQL có trình độ ĐH, có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và trình độ trung cấp về LLCT.

Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, là một huyện nghèo, kinh tế còn nhiều khó khăn nên công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường THCS mới chỉ từng bước hoàn thiện và đáp ứng được các tiêu chuẩn đặt ra so với yêu cầu về chức danh CBQL cấp THCS. Việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL để nâng lên một tầm cao mới, chuyên nghiệp hơn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Hiện nay CBQL toàn huyện mới chỉ có chứng chỉ về QLGD chưa có CBQL nào trình độ cử nhân, Thạc sỹ về quản lý về QLGD (kể cả lãnh đạo Phòng GD&ĐT hiện nay mới có 04 đồng chí theo học Thạc sỹ QLGD và có 02 đồng chí có trìnhđộ CCLL chính trị).

Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quy hoạch nguồn CBQL còn nhiều bất cập, chất lượng và hiệu quả còn thấp. Hàng năm Phòng GD&ĐT mới chỉ tổ chức các lớp bồi dưỡng chính trị đầu năm cho CBQL chứ chưa thực hiện việc thống kê các CBQL mới bổ nhiệm và bổ nhiệm đã trên 5 năm để cử đi học các lớp bồi dưỡng, bồi dưỡng lại để cập nhật các kiến thức quản lý mới.

Nhiều CBQL mới chỉ xem chứng chỉ QLGD là điều kiện cần có để bổ nhiệm chức danh CBQL chứ chưa ý thức được kiến thức về QLGD là điều kiện rất cần thiết và quan trọng để thực hiện tốt vai trò lãnh đạo quản lý nhà trường do đó ý thức học tập, thường xuyên cập nhật và bồi dưỡng về kiến thức QL mới còn nhiều hạn chế, nhiều CBQL còn có tâm lý ngại không muốn theo học các lớp đào tạo cử nhân, thạc sỹ QLGD.

2.4.3. Thực trạng tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễm nhiệm CBQL trường THCS

Trong những năm qua Phòng GD&ĐT, Phòng Nội vụ huyện Phú Xuyên đã chú trọng công tác tham mưu cho Huyệnủy, UBND huyện các tiêu chuẩn về tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và miễn nhiệm chức danh CBQL giáo dục. Dựa trên QĐ số 43/2010/QĐ - UBND ngày 06/9/2010 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễm nhiệm, luân chuyển chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương ở các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và thị xã trênđịa bàn thành phố Hà Nội để áp dụng cho công tác cán bộQLGD của các trường trong huyện tùy theo đặc thù của mỗi cấp học.

Đối với các trường THCS của huyện việc tuyển chọn, bổ nhiệm chức danh CBQLGD đã từng bước đi vào nền nếp, có quy định, quy trình và tiêu chuẩn cụ thể nên CBQL được bổ nhiệm về cơ bản đáp ứng được với yêu cầu và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Công tác bổ nhiệm lại cũng được rà soát thực hiện theo đúng tiến độ.

Công tác luân chuyển CBQLGD bắt đầu được thực hiện từ năm 2012, giai đoạn 2012 - 2016 đã có 16 Hiệu trưởng và 18 Phó Hiệu trưởng trường THCS được bổ nhiệm mới, trong đó có 10 Hiệu trưởng và 6 Phó Hiệu trưởng được bổ nhiệm từnguồn quy hoạch của trường này sang đảm nhiệm chức vụ ở trường khác tạo ra sự đổi mới trong công tác cán bộ, tạo ra tính linh hoạt, mềm dẻo trong công tác bổnhiệm CBQL trường THCS. Tuy nhiên nếu không có sự khách quan, công tâm thì dễ tạo ra kẽ hở trong công tác cán bộ, một số nguồn CBQL của trường sở tại sẽ bị hạn chế về điều kiện, cơ hội đểphấn đấu.

Huyện Phú Xuyên cũng đã bước đầu thực hiện công tác luân chuyển CBQL các trường học vào năm 2013, trong đó có 4 Hiệu trưởng của trường THCS có thâm niên quản lý trên 10 tại một trường được luân chuyển sang trường khác. Công tác luân chuyển CBQL trường THCS bước đầu đã tạo ra những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên công tác luân chuyển CBQL vẫn còn bộc lộ những hạn chế như chưa được thực hiện thường xuyên, điều kiện CSCV khó khăn, đi lại không thuận lợi, tâm lí không muốnthay đổi… nên đa sốCBQL còn rất ngại đi luân chuyển, thường viện lý do để xin ở lại, một số CBQL đã có thâm niên công tác trên 10 tại một trường chưa được luân chuyển, sứcỳ còn cao, khả nâng vận động, đổi mới sáng tạo thấp.

Trong giai đoạn 2012 - 2016 huyện Phú Xuyên cũng đã rất mạnh dạn trong công tác xử lí CBQL vi phạm kỷ luật, năng lực kém chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đã có 01 Hiệu trưởng bị cách chức xuống làm GV, 03 Hiệu trưởng bị giáng chức xuống làm Phó Hiệu trưởng và bị luân chuyển sang trường khác. Điều này cũng giúp cho công tác củng cố, chấn chỉnh đội ngũ CBQL trường THCS đạt kết quả tốt hơn. Tuy nhiên công tác miễn nhiệm, xử lí CBQL vi phạm có lúc, có nơi còn có sự nể nang, nương nhẹ.

2.4.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS Phòng GD&ĐT huyện Phú Xuyên thường xuyên quan tâm, chú trọng tới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL của ngành và của các trường THCS trong huyện. Hàng năm, Phòng GD&ĐT đều xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra ngay từ đầu năm học, thông báo rộng rãi tới các trường nắm bắt và thực hiện nghiêm túc nội dung, kế hoạch đãđề ra. Từ năm 2013 thực hiện theo Nghị định số 42/2013/NĐ ngày 05/9/2013của Thủ tướng Chính phủ thì Phòng GD&ĐT không có thẩm quyền thành lập Đoàn thanh tra mà chỉ thực hiện công tác thanh tra các trường THCS theo sự phân công của Sở GD&ĐT, tham mưu giới thiệu để Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội công nhận đội ngũ cộng tác viên thanh tra của từng cấp học. Căn cứ trên chức năng, nhiệm vụ của Phòng GD&ĐT, để thực hiện tốt công tác quản lý các trường học, Phòng GD&ĐT huyện đã xây dựng và thực hiện công tác kiểm

tra toàn diện các nhà trường, mỗi năm kiểm tra ít nhất 1/3 số trường, không tính công tác kiểm tra đột xuất, kết quả kiểm tra toàn diện các trường là một trong những căn cứ để đánh giá năng lực của đội ngũ CBQL nhà trường.

Hàng năm Phòng GD&ĐT đều tổ chức đánh giá CBQL theo các tiêu chuẩn quy định về chuẩn CBQL của từng cấp học và tiến hành chấm điểm, xếp loại CBQL vào dịp cuối năm học. Năm 2017 là năm “Kỷ cương hành chính” việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc của CBQL ngành GD&ĐT được thực hiện theo từng tháng, quý, năm trên cơ sở tự nhận mức xếp loại của từng CBQL và ý kiến nhận xét, đánh giá trực tiếp của đồng chí Phó trưởng phòng GD&ĐT phụ trách cấp học gửi về UBND huyện để có tổng hợp đánh giá chung và thông báo kết quả rộng rãi trên cổng thông tin điện tửcủa huyện.

Việc đánh giá này được Huyện ủy, UBND huyện quán triệt thực hiện nghiêm túc đối với CBQL của các cấp, các ngành và toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức của huyện theo tinh thần chỉ đạo của Thành phố Hà Nội. Kết quả xếp loại tháng 1, tháng 2/2017 thì 96,7% CBQL trường THCS hoàn thành tốt nhiệm vụ và 3,3% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tuy nhiên công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá CBQL trường THCS còn có những hạn chế như việc nhậnxét, đánh giá đôi khi còn có sự nể nang, nương nhẹ, tính khách quan có lúc có nơi còn chưa cao, đôi lúccòn mang tính hình thức chưa đi vào chiều sâu, thực chất, khâu xử lí sau thanh tra còn chưa triệt để, những điều chỉnh sau thanh tra còn chậm, việc đánh giá CBQL một số trường còn chưa sát, còn cao hơn so với thực tế…do đó làm giảm yếu tốtạo động lực để nâng cao hiệu quả công việc của đội ngũ CBQL các trường THCS.

2.4.5. Thực trạng thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ CBQL trường THCS

Đối với CBQL các trường THCS huyện Phú Xuyên ngoài việc được hưởng các chế độ ưu đãi chung giống giáo viên như phụ cấp đứng lớp, thâm niên công tác, chế độ bảo hiểm, hưu trí, khen thưởng, nâng lương trước thời hạn…, họ cònđược hưởng phụ cấp chức vụ, giảm giờ đứng lớp, được đi tham quan, học tập mô hìnhđiểm…và một số chế độ đãi ngộ khác.

Tuy nhiên hiện nay việc thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ với CBQL trường THCS còn rất khiên tốn, đôi lúc còn mang tính bình quân chủ nghĩa; chưa có chính sách để khuyến khích CBQL tự học, tự nâng cao năng lực, CBQL đi học nâng cao trình độ chủ yếu vẫn phải bỏ tiền cá nhân mà chưa có hỗ trợ của các cấp chính quyền; kinh phí chi cho công tác quản lý còn eo hẹp, công tác tuyên dương, khen thưởng, động viên khích lệ còn mức độ đo đó chưa tạo được động lực thực sự mạnh mẽ để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS. Dễ tạo cho đội ngũ CBQL tâm lý bằng lòng với thực tế, sức ỳ cao, không phát huy hết tiềm năng, nhiệt huyết của nhiều CBQL có năng lực thực sự. Huyện cũng chưa có chính sách cụ thể để thu nhân tài trong ngành giáo dục về làm việc tại huyện.

Tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS và thu được kết quả cụ thể về ý kiến nhận xét, đánh giá của 160 khách thể là CBQL, GV và lãnh đạo huyện với các mức độ như sau: Đã làm rất tốt có 5/160 chiếm 5,0%; đã làm tốt 45/160 chiếm 28,1%; bình thường 91/160 chiếm 56,9% và chưa tốt 16/160 chiếm 10%. Được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.1: Đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Phú Xuyên giai đoạn 2011 - 2016

5.0

28.1

56.9 10

Đã làm rất tốt Đã làm tốt Bình thường Chưa tốt

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)