Một số vấn đề chung về nhà trường THCS

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

1.4. Một số vấn đề chung về nhà trường THCS

1.4.1. V trí của trường THCS trong h thng giáo dc quc dân

Điều 26 Luật Giáo dục năm 2005: “Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi”[48, tr41].

Tại Điều 2 Điều lệ trường Trung học đã nêu rõ: “Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệthống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng”[15, tr2].

Giáo dục THCS là cấp học phổ thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mặt bằng dân trí, là bước căn bản để chuẩn bị tri thức khoa học, hình thành nhân cách để học sinh sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học lên hoặc trực tiếp tham gia lao động sản xuất, có đủ bản lĩnh góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, hội nhập và phát triển.

1.4.2. Nhim v, quyn hn và hoạt động qun lý của trường THCS 1.4.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của trường THCS

Căn cứ theo Điều lệ Trường trung học ban hành kèm theo Thông tư số:

12/2011/TT- BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ GD&ĐT. Tại điều 3 [9a, tr2,3] đã quyđịnh Trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1/ Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.

2/ Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.

3/ Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường;

quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4/ Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.

5/ Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục.

Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

6/ Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.

7/ Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội.

8/ Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.

9/ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.4.2.2. Hoạt động quản lý của trường THCS

Hoạt động quản lý trong trường THCS là một hoạt động quan trọng, then chốt, mang tính xã hội sâu sắc; Đồng thời nó vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, bởi trường THCS là một xã hội thu nhỏ gồm các mối quan hệ phức tạp giữa con người với con người (quan hệ thầy - trò; quan hệ trò - trò;

quan hệ đồng nghiệpở các thế hệ tuổi và giảng dạy các môn học khác nhau;

quan hệ CBQL và đội ngũ GV; quan hệ với phụ huynh học sinh; quan hệ với cộng đồng xung quanh).

Chủ thể quản lý của trường THCS gồm 1 hiệu trưởng và một số phó hiệu trưởng (số phó hiệu trưởng được quy định bởi quy mô trường, lớp, được quy định rất rõ trongĐiều lệ trường phổ thông).

Hiệu trưởng nhà trường làm việc theo chế độ một thủ trưởng, là người chịu trách nhiệm quản lý toàn diện nhà trường, tập trung chủ yếu các mặt sau:

- Quản lý nhân sự;

- Quản lý quá trình GD&ĐT (chương trình, nội dung, phương pháp...);

- Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học;

- Quản lý môi trường GD...

Các trường THCS chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện, sự chỉ đạo về chuyên môn của phòng GD&ĐT và các cơ quan quản lý khác.

1.4.3. Yêu cu v phm chất, năng lực, đặc trưng lao động ca cán b qun trường THCS

1.4.3.1. Yêu cầu về phẩm chất, năng lực

Phẩm chất người CBQL là yêu cầu cần thiết, có tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu quan điểm rất cụ thể về nhân cách của người cán bộ, bao gồm: “Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm” mà cốt lõi của nhân cách là “Tài” và “Đức”, theo Người “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Tài và đức của người cán bộ, đảng viên là hai mặt không tách rời mà hoà quyện với nhau, là cơ sở, điều kiện, tiền đềcủa nhau, thúc đẩy lẫn nhau để hoàn thiện hình thành nhân cách người cán bộ.

Từ quan điểm của Hồ Chủ Tịch ta có thể thấy rằng nhân cách của người CBQLGD bao gồm 2 mặt: “phẩm chất và năng lực”, hai mặt này được biểu hiệnở năng lực quản lý trường học thông qua các chuẩn mực như: (1) Sự thông hiểu quá trình GD và việc điều khiển nó trong phạm vi trường học; (2) năng lực tổ chức tập thể, điều hành công việc, hoạt động của nhà trường; (3) năng lựcứng xử các tình huống sư phạm, trong đó năng lực tổ chức thực hiện là một tính cách điển hình của nhà QLGD. Bên cạnh năng lực, Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng cần có phẩm chất về chính trị, đạo đức và những phẩm chất khác như: thái độ đối với tập thể sư phạm và học sinh, phụ huynh và các lực lượng GD trong và ngoài nhàtrường.

Với tư cách là những người đứng đầu trong nhà trường, CBQL trường THCS phải “vừa hồng vừa chuyên”, nghĩa là vừa có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, vừa phải có chuyên môn nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý.

Xác định về phẩm chất, năng lực của người CBQL trường học, Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo[14, tr3]nêu rõ:

- Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp:

+ Phẩm chất chính trị: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích dân tộc; Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; hiểu biết và thực hiện đúng pháp luật, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước, các quy định củangành, địa phương; Tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội; Có ý chí vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao; Có khả năng động viên, khích lệ giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ; được tập thể giáo viên, cán bộ, nhân viên tín nhiệm.

+ Đạo đức nghề nghiệp: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Trung thực, tâm huyết với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường; Ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực; Không lợi dụng chức vụ hiệu trưởng vì mục đích vụ lợi, đảm bảo dân chủ trong hoạt động nhà trường.

+ Có lối sống lành mạnh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc trong xu thế hội nhập.

+ Có tác phong làm việc khoa học, sư phạm.

+ Có cách thức giao tiếp,ứng xử đúng mực và có hiệu quả.

- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm:

+ Hiểu biết chương trình giáo dục phổthông

+ Hiểu đúng và đầy đủ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục trong chương trìnhgiáodục phổ thông.

+ Đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; đạt trình độ chuẩn ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học;

+ Nắm vững môn học đã hoặc đang đảm nhận giảng dạy, có hiểu biết về các môn học khác đáp ứng yêu cầu quản lý;

+ Am hiểu về lí luận, nghiệp vụ vàquản lý giáo dục.

+ Có khả năng tổ chức, thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học và giáo dục tích cực.

+ Có ý thức, tinh thần tự học và xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập, sáng tạo.

+ Sử dụng được một ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc(đối với hiệu trưởng công tác tại trường dân tộc nội trú, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số);

+ Sử dụng được công nghệ thông tin trong công việc.

Như vậy, từ việc xác định các phẩm chất, năng lực của người CBQL trường học giúp cho chúng ta nhận thấy rằng, nhân cách người CBQL là tổng hợp những phẩm chất nhân cách của người đứng đầu nhà trường, đơn vị cơ sở trực tiếp làm nhiệm vụ GD&ĐT với tư cách là một nhà giáo dục đồng thời là một nhà quản lý. Đây chính là cơ sở lý luận để làm rõ thực trạng và đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ CBQL các trường THCS.

1.4.3.2. Đặc trưng lao động

Kết hợp chặt chẽ giữa tính khoa học và tính nghệ thuật: Nhà quản lý phải linh hoạt, mềm dẻo trong vận dụng các lý luận quản lý vào những tình huống cụ thể nảy sinh trong thực tiễn quản lý nhà trường. Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến, vận dụng sáng tạo vào quản lý nhà trường nhằm nâng cao chất lượng QLGD, người CBQL cần có tư duy động, mở và sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi, chủ động thay đổi để hội nhập và phát triển.

Kết hợp giữa hoạt động giao tiếp và liên nhân cách: Để thực hiện tốt vai trò, chức trách của mình người CBQL trường THCS phải kết hợp nhuần nhuyễn

giữa kỹ năng giao tiếp và kỹ năng liên nhân cách để động viên, khuyến khích, thúc đẩy cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đồng thuận, đoàn kết thực hiện nhiệm vụ, kỹ năng giao tiếp tốt giúp người CBQL thuận lợi trong nắm bắt và xử lý thông tin, huy động các nguồn lực cho nhà trường.

Ra quyết định đúng và kịp thời phù hợp với thực tiễn nhà trường:

Trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay người CBQL phải xây dựng viễn cảnh và dẫn dắt tập thể đi tới viễn cảnh đó, biết sắp xếp trong các hoàn cảnh khó khăn, biết phân phối nguồn lực. Do vậy người CBQL phải thực sự là hạt nhân của nhà trường khi ra các quyết định liên quan đến quản lý nhà trường THCS.

Định hướng xây dựng văn hóa nhà trường: Người CBQL phải xây dựng văn hóa tổ chức; phát huy vai trò lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi và phát triển văn hóa tổ chức. Phải là người đề xướng, hướng dẫn các nỗ lực thay đổi; hoạch định sứ mệnh, tầm nhìn, truyền bá sứ mệnh và tầm nhìnđó để tạo niềm tin và nỗ lực cho việc thực hiện.

Triển khai thực hiện chủ trương, chính sách giáo dục của các cấp quản lý một cách sáng tạo vào thực tiễn nhà trường THCS: người CBQL phải phát huy tính chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với thực tế của nhà trường và của địa phương, phát huy tối đa mọi tiềm năng sẵn có để đạt được chất lượng và hiệu quả trong quản lý nhà trường.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)