Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực (Trang 110 - 115)

3.3. Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực…

3.3.4. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL trường THCS

* Mc tiêu ca bin pháp:

Nhằm đánh giá về phẩm chất, trìnhđộ, năng lực của đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện, nắm được tâm tư, nguyện vọng và các kiến nghị, đề xuất của họ. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá là căn cứ quan trọng để các cấp quản lý nhà nước về giáo dục trong đó có Phòng GD&ĐT làm tốt hơn công tác tham mưu cho UBND huyện về chủ trương, chính sách, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, công tác quy hoạch, sắp xếp, bố trí sử dụng CBQL phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển GD của địa phương và yêu cầu về đổi mới giáo dục phổ thông.

Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá còn giúp đội ngũ CBQL nhận thấy được những mặt mạnh cần phát huy, mặt yếu cần khắc phục, sửa đổi qua đó có ý thức tự diều chỉnh và hoàn thiện bản thân nhằm đạt chuẩn và vượt chuẩn; giúp đội ngũ CBQL hình thành thói quen tự kiểm tra, tự đánh giá trong quá trình quản lý nhà trường, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, không ngừng vươn lên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

* Ni dung và cách thc thc hin:

Đối với công tác thanh tra, kiểm tra CBQL và các hoạt động chung của nhà trường cần tập trung thực hiện tốt các nội dung như: Việc thực hiện chức năng quản lý; quản lý hoạt động dạy - học; quản lý tài chính, CSVC, trang thiết bị trường học…, đó là những nội dung cơ bản và thường xuyên. Ngoài ra công tác thanh tra, kiểm tra còn quan tâm thêm các nội dung như: Khả năng vận động các lực lượng xã hội tham gia quản lý và phát triển nhà trường; khả năng tạo dựng môi trường giáo dục tích cực, xây dựng và hình thành văn hóa nhà trường; thiết lập, điều hành hệ thống thông tin truyền thông, ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục, công tác tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trìnhđộ năng lực…

Để công tác thanh tra, kiểm tra đối với CBQL và đối với các nhà trường đạt kết quả tốt, cần tiến hành theo các hình thức sau:

- Thanh tra, kiểm tra thường xuyên: Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra có hiệu quả nhằm đánh giá năng lực, việc thực hiện nhiệm vụ quản lý của CBQL nhà trường trong thời gian nhất định. Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch thanh tra toàn diện các trường THCS trong năm học và tiến hành thanh tra chéo giữa các huyện để đảm bảo sự đánh giá khách quan, chính xác. Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên ngành các nhà trường ít nhất 3 năm kiểm tra 1 lần; 100% các trường THCS được kiểm tra chuyên đề trong mỗi năm học về việc thực hiện chủ đề năm học, đổi mới phương pháp, thực hiện các hoạt động dạy - học, việc sử dụng trang thiết bị đồ dùng dạy học, CSVC nhà trường…, trước mỗi đợt thanh tra, kiểm tra thường xuyên, Phòng GD&ĐT có thông báo cụ thể về nội dung thanh tra, kiểm tra và quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra.

- Thanh tra, kiểm tra định kỳ: Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra được tiến hành theo kế hoạch, thường kiểm tra vào đầu năm học, cuối học kỳ hoặc cuối năm học về các nội dung tuyển sinh, cho điểm, đánh giá xếp loại học sinh, xét tốt nghiệp, thi đua, khen thưởng…

- Thanh tra, kiểm tra đột xuất: Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra có tác dụng lớn đến việc nâng cao trách nhiệm thực hiện công việc của CBQL nhà trường. Vì hình thức này đột xuất, bất ngờ, không báo trước nên CBQL luôn phải nêu cao tinh thần, trách nhiệm làm việc nghiêm túc, chuẩn chỉ ở bất cứ thời điểm nào.

Trong quá trình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra cần sử dụng một cách hợp lý, linh hoạt cả ba hình thức trên. Công tác thanh tra, kiểm tra cần được thực hiện theo quy trình sau:

+ Xây dựng tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra của toàn ngành trong năm học.

+ Tham mưu với Sở GD&ĐT củng cố, kiện toàn đội ngũ cộng tác viên thanh tra của của Phòng.

+ Xây dựng lịch, nội dung thanh tra, kiểm tra.

+ Ra quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra.

+ Ra thông báo thanh tra, kiểm tra để các đơn vị chuẩn bị.

+ Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra.

+ Nghiệm thu kết quả thanh tra, kiểm tra; đánh giá kết quả làm việc của đoàn thanh tra, kiểm tra.

+ Thông báo kết luận thanh tra, kiểm tra.

Công tác thanh tra, kiểm tra gắn liền với việc đánh giá do đó các cấp quản lý cần chú ý nội dung thanh tra phải thiết thực; gắn công tác thanh tra, kiểm tra nhà trường với thanh tra, kiểm tra đội ngũ CBQL từ đó có cơ sở để thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL. Vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành đúng quy trình đồng thời đảm bảo tính trung thực, công tâm, khách quan và hiệu quả. Hệ thống hồ sơ thanh tra, kiểm tra phải đúng, đầy đủ và phải được lưu trữ một cách khoa học, hệ thống, thuận lợi cho việc tra cứu và triết xuất thông tin lâu dài. Cần lưu ý công tác thanh tra, kiểm tra phải chú trọng việc tư vấn và thúc đẩy hoạt động của các nhà trường, các nhà quản lý, kịp thời phát hiện, điều chỉnh và uốn nắn hạn chế xảy ra những sai phạm trong công tác quản lý, chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ, giữ gìn sự đoàn kết, nhất trí trong nội bộ ngành.

Đối với việc đánh giá CBQL đây là một nội dung rất quan trọng của công tác cán bộ. Đánh giá chính xác cán bộ là cơ sở vững chắc để đào tạo và sử dụng hợp lý cán bộ, tạo động lực để cán bộ đảng viên cống hiến sức lực, tâm trí hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngược lại việc đánh giá cán bộ không đúng, không chính xác dẫn đến sử dụng cán bộ một cách tùy tiện, làm mất đi động lực phấn đấu của cá nhân, có khi còn gây xáo trộn tâm lý tập thể, gây nên sự trầm lắng, trì trệ trong công việc. Bởi vậy, đánh giá cán bộ phải được xem xét thực hiện thống nhất trên nền tảng những quan điểm và phương pháp đúng đắn, khoa học.

Để đánh giá cán bộ, cần lượng hóa tiêu chuẩn CBQL giáo dục dựa trên một số căn cứ vừa có tính chất lý luận, kinh nghiệm, vừa thể hiện sự vận dụng, quán triệt các văn bản có tính chất pháp quy như: Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán

bộ, công chức, viên chức; Quyết định số 283-QĐ/TU ngày 30/10/2008 của Ban thường vụ thành ủy Hà Nội về phân cấp quản lý cán bộ; Nghị quyết của BTV Huyện ủy Phú Xuyên về việc đánh giá xếp loại hàng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức người lao động làm việc trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện Phú Xuyên.

Hiện nay Huyện ủy, UBND huyện Phú Xuyên đang từng bước triển khai thực hiện nghiêm túc năm trật tự kỷ cương hành chính trên địa bàn huyện, công tác đánh giá CBCCVC trong cơ quan, đơn vị hàng tháng được quán triệt sâu sắc tới tất cả các cơ quan, đơn vị và thủ trưởng cơ quan phải chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả đánh giá CBCCVC của cơ quan, đơn vị mình, từng bước thí điểm và triển khai thực hiện rộng rãi phần mềm đánh giá CBCCVC hàng tháng thông qua cổng thông tin điện tử của huyện.

Huyện ủy, UBND huyện Phú Xuyên rất sát sao trong việc chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của huyện trong đó có ngành GD&ĐT về việc bố trí, phân công nhiệm vụ cho CBCCVC của đơn vị phù hợp với chuyên môn, năng lực sở trường theo nguyên tắc “một đầu mối - một việc xuyên suốt”; phân công các nội dung, nhiệm vụ, kết quả, trách nhiệm cho từng cá nhân, đơn vị theo hướng 5 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả” trên cơ sở đó thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, chấm điểm và xếp loại hàng tháng, 6 tháng, 1 năm đối với CBCCVC. Kết quả đánh giá này là căn cứ quan trọng để thực hiện việc rà soát, sắp xếp, điều động, luân chuyển, bố trí, sử dụng nhân sự phù hợp với vị trí làm việc của CBCCVC trong đó có CBQLGD các trường THCS của huyện, xây dựng đề án việc làm của các cấp, các ngành trong thời điểm trước mắt, cũng như lâu dài và thực hiện nghiêm túc việc tinh giảm biên chế, tinh gọn bộ máy làm việc có hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị. Việc đánh giá hàng tháng đối vớiCBQL các trường MN, TH, THCS được áp dụng theo biểu mẫu C4 của UBND huyện Phú Xuyên (theo phụ lục 4 đính kèm) theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Cá nhân CBQL tự đánh giá, chấm điểm và gửi kết quả tự đánh giá về Phòng GD&ĐT (thông qua Tổ THCS) vào ngày 22 hàng tháng.

Bước 2: Phòng GD&ĐT quyết định mức xếp loại của CBQL trường THCS thông qua nhận xét, đánh giá của đồng chí Phó trưởng phòng phụ trách cấp THCS vào ngày 23-24 hàng tháng.

Bước 3: Lãnh đạo huyện phê duyệt, quyết định mức xếp loại đối với CBQL trường THCS vào ngày 25-26 hàng tháng.

Bước 4: Thông báo công khai kết quả đánh giá, xếp loại trên cổng thông tin điện tử của Huyện.

Bước 5: Lưu hồ sơ đánh giá, xếp loại hàng tháng của CBQL làm căn cứ cho việc đánh giá xếp loại 6 tháng, 1 năm và làm căn cứ để sử dụng hợp lý cán bộ.

Đối với Hiệu trưởng các trường THCS qua mỗi năm học, rất cần thực hiện nghiêm túc việc đánh giá Hiệu trưởng các trường THCS theo Thông tư số 29/2009/TT -BGDĐT ngày 22/10/2009 ban hành Quy định về chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (theo phụ lục 5 đính kèm). Việc đánh giá Hiệu trưởng các trường THCS được thực hiện theo các bước quy trình như sau:

Bước 1: Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại và báo cáo trước tập thể CB, GV, NV nhà trường.

Bước 2: CB, GV, NV nhà trường đóng góp ý kiến và tham gia đánh giá Hiệu trưởng.

Bước 3: Phòng GD&ĐT xem xét các căn cứ, kết quả cụ thể để chính thức đánh giá xếp loại Hiệu trưởng.

Bước 4: Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới hiệu trưởng, tới tập thể giáo viên,cán bộ, nhân viênnhàtrường và lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ.

Việc đánh giá CBQL các trường THCS cần được thực hiện một cách linh hoạt, mềm dẻo, đổi mới trong cách làm và kết hợp các hình thức đánh giá để đảm bảo việc đánh giá cán bộ chính xác, khách quan, không mắc bệnh hình thức.

* Điều kiện để thc hin bin pháp:

Phòng GD&ĐT huyện thực hiện nghiêm túc công tác thanh tra trường học theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT; chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra cácnhà trường theo từng năm học, thông báo để các cơ sở giáo dục nắm được để làm tốt công tác chuẩn bị cho thanh tra, kiểm tra nhà trường, kiểm tra các hoạt động của CBQL nhà trường đạt kết quả tốt.

Phòng GD&ĐT huyện phải tích cực tham mưu cho UBND huyện ban hành các quy định, hướng dẫn quy trình đánh giá CBQL các trường THCS phù hợp với thực tiễn của huyện và đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục.

UBND huyện sử dụng kết quả đánh giá khách quan, khoa học, hợp lý trong công tác tổ chức cán bộ. Đánh giá chính xác về đội ngũ CBQL các trường THCS để có định hướng lâu dài, phù hợp, tạo hiệu ứng tích cực trong đội ngũ CBQL của Ngành GD&ĐT huyện.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)