Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực (Trang 103 - 110)

3.3. Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lý nguồn nhân lực…

3.3.3. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

* Mc tiêu: Nhằm đào tạo, bồi dưỡng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý trong giai đoạn hiện nay. Quản lý là một nghề, để trở thành người quản lý giỏi, năng động, sáng tạo nhất thiết người CBQL cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ về quản lý, có nghệ thuật quản lý, thực sự năng động, sáng tạo thíchứng với sự hội nhập và phát triển.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết của đội ngũ CBQL các trường THCS; tạo ra chất mới và sự phát triển toàn diện của CBQL các trường THCS, nâng cao hơn nữa ý thức phấn đấu vươn lên hoàn thiện bản thân của mỗi CBQL nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới hiện nay.

* Ni dung và cách thc thc hin:

Việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL còn là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong toàn bộ quy trình xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ.

Việc quy hoạch, lựa chọn, bổ nhiệm, sử dụng CBQL gắn kết chặt chẽ với công tác đào tạo, bồi dưỡng năng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ CBQL nhất là nâng lực chuyên môn, trình độ quản lý. Nghị quyết 29/NQ-TW của BCH TW Đảng khóa XI đã nêu “Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý”; “Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ”[6, tr10].

Trong điều kiện hội nhập, chuyển đổi cơ cấu quản lý để đảm bảo vừa phát huy được nội lực, giữ gìn môi trường văn hóa dân tộc và những giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa có sự hợp tác quốc tế rộng rãi, hiệu quả, biết chắt lọc những tinh hoa của các nước trong khu vực và thế giới, đòi hỏi người CBQL phải được đào tạo, bồi dưỡng một cách toàn diện cả về chuyên môn, khoa học quản lý một cách bài bản, chuyên sâu, vừa phải được nâng cao về năng lực, trình độ quản lý, phải thường xuyên được cập nhật những kiến thức mới về kinh tế, chính trị, ngoại ngữ, tin học… Các cơ quan QLGD cũng như bẩn thân mỗi CBQL cần ý thức đầy đủ rằng nếu không chú trọng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng thì người CBQL sẽ ngày càng tụt hậu và rất khó để hoàn thành nhiệm vụ trước những yêu cầu về đổi mới giáo dục phổ thông.

Để thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường THCS cần làm tốt các nội dung sau:

Tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS về số lượng, chất lượng, cơ cấu; nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng.

Đây là việc làm thường xuyên hàng năm hoặc trước yêu cầu đột xuất của công tác cán bộ. Việc khảo sát phải được thực hiện chính xác, khách quan, có hồ sơ lưu trữ một cách có hệ thống, khoa học. Nên cập nhật phần mềm quản lý CB, GV, NV của các nhàtrường để thuận lợi, chủ động trong việc theo dõi, nắm bắt thông tin về công tác CB, GV, NV của toàn ngành,hàng năm có sự cập nhật bổ sung những thông tinthay đổi của các nhà trường.

Phòng GD&ĐT huyện hàng năm cần có sự đánh giá chính xác về đội ngũ CBQL, nguồn quy hoạch CBQL và nắm bắt nhu cầu của CBQL, dự nguồn CBQL mong muốn theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ để từ đó có kế hoạch cụ thể tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả sát với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của đội ngũ CBQL các trường THCS cũng như của toàn ngành.

Theo khảo sát của tác giả, hiện nay nhu cầu theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của CBQL, dự nguồn CBQL của huyện là khá lớn. Rất nhiều CBQL mong muốn được theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về phần mềm QL trường học, mong muốn theo học các lớp sau đại học theo chuyên ngành QLGD... Nếu lớp thạc sỹ QLGD được đưa về đến huyện có 143 người muốn theo học (gồm 65 CBQL và 78 nguồn quy hoạch CBQLở cả ba cấp MN, TH, THCS). Riêng đối với cấp THCS có 21 CBQL và 30 nguồn quy hoạch CBQL có nhu cầu học thạc sỹ QLGD. Đây là một lợi thế rất lớn để ngành GD&ĐT huyện khảo sát,tham mưu mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu của công tác CBQLGD của ngành trong thời gian tới.

Dự báo quy mô, nhu cầu CBQL ở các trường THCS đến năm 2020, tầm nhìn 2025 và những năm tiếp theo:

Căn cứ quy mô phát triển trường THCS trong huyện. Theo kế hoạch phát triển giáo dục của huyện đến năm 2020 và những năm tiếp theo cấp THCS vần giữ nguyên là 29 trường và lộ trình của huyện sẽ xây dựng 12 trường trong đó có 4 trường THCS thành trường học đi đầu về ứng dụng CNTT của huyện, phấn đấu xây dựng 01 trường THCS trở thành trường chất lượng cao của huyện điều này sẽ tác động tới công tác cơ cấu lại đội ngũ CBQL cho phù hợp với yêu cầu phát triển của giáo dục cấp THCS.

Theo quy định về độ tuổi về hưu hiện nay, tính đến năm 2020 đối với cấp THCS của huyện sẽ có 18 CBQL (9 HT, 9.Hiệu trưởng) nghỉ hưu chiếm 29,5%. Vì vậy số cán bộ kế cận để bổ sung, thay thế CBQL nghỉ hưu phải tương xứng và cần phải nâng cao hơn nữa cả về chuyên môn, nghiệp vụ QL,

sự năng động, sáng tạo để từng bước tạo chuyển biến tích cực và nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ CBQL các trường THCS của huyện.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL và cán bộ kế cận:

Việc khảo sát, đánh giá, dự báo về CBQL đương chức và kế cận là cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL.

Kế hoạch phải được xây dựng trên cơ sở tập hợp nhu cầu, nguyện vọng từ tất cả các đơn vị trường THCS trong toàn huyện, có cơ sở khoa học, mang tính khả thi.

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải được xây dựng, tính toán kỹ lưỡng căn cứ vào nhu cầu thực tiễn và sự cân đối về kinh phí, con người, phương tiện, thiết bị, CSVC… dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của từng cấp học.

Kế hoạch sau khi đã phê duyệt, được công khai để đội ngũ CBQL đương nhiệm và nguồn kế cận được biết, chủ động sắp xếp công việc, thời gian tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng đạt hiệu quả.

Việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch cần căn cứ trên cơ sở tình hình thực tế của đội ngũ CBQL cấp THCS và nguồn kế cận. Chú ý các chỉ tiêu cần được nâng lên cao hơn so với hiện tại, ít nhất trong giai đoạn 2016 - 2020, huyện Phú Xuyên cần có từ 15% trở lên CBQL có trình độ sau đại học và 100% CBQL được đào tạo, bồi dưỡng kiến, cập nhật kiến thức QLGD mới, thành tạo về ứng dụng CNTT trong QLGD…, vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý để thích ứng với sự thay đổi của giáo dục nước nhà.

Xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBQL và nguồn kế cận:

Căn cứ vào thực trạng đội ngũ CBQL ở các trường THCS huyện Phú Xuyên; những yêu cầu của nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; nhu cầu thực tiễn của đội ngũ CBQL và nguồn kế cận và Quyết định số 732/QĐ - TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” để xác định những nội dung cần tập trung đào tạo, bồi

dưỡng đối với đội ngũ CBQL và nguồn quy hoạch CBQL các trường THCS của huyệnđó là:

Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2015 của Bộ Chính trị. “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm thực hiện nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu”[8, tr6].

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước; Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về QLGD; kiến thức vềngoại ngữ; trang bị những kiến thức cơ bản vềtin học, các phần mềmứng dụng trong quản lý trường học…

Những kiến thức trên cần được xây dựng thành các chương trìnhđể đào tạo, bồi dưỡng một cách hệ thống. Bên cạnh đó đối với đội ngũ CBQL đương nhiệm cần quan tâm, bồi dưỡng thường xuyên đó là: Vai trò của người CBQL trong xu thế hội nhập và phát triển; xây dựng chiến lược phát triển nhà trường; quản lý phát triển chương trình GD của nhà trường THCS theo định hướng phát triển năng lực của học sinh; chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS; quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và viết SKKNở trường THCS; quản lý tài sản, tài chính nhà trường…

Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng:

Cần đa dạng hóa, phối kết hợp nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác nhau như chính quy, tại chức, từ xa, học trực tuyến…, tạo điều kiện để CBQL và nguồn kế cận được chủ động lựa chọn và theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện của bản thân.

Hàng năm hoặc theo định kỳ Phòng GD&DT tham mưu cho CBQL đi tham quan học tập thực tế, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài thành phố, đặc biệt chú ý tới việc đi học tập ở các trường chất lượng cao của Thành phố Hà Nội; Khi có điều kiện có thể tổ chức đưa CBQL đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở một số nước có chất lượng giáo dục cao như Nhật Bản, Phần Lan, Hàn Quốc, Singapo..., tham mưu tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo chuyên đề trong dịp hè; tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên theo năm học, tổ chức hội thảo CBQL các trường THCS để chia sẻ kinh nghiệm quản lý hay, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong công tác quản lý, thảo luận về các mô hình trường học mới và việc vận dụng phù hợp vào QLGD nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường THCS của huyện.

Khuyến khích việc tự học, tự bồi dưỡng của CBQL, giáo viên trong các nhà trường về chính trị, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, ngoại ngữ, CNTT…, Phòng GD&ĐT tham mưu đưa nội dung tự học, tự bồi dưỡng trở thành một trong những tiêu chí đánh giá CB, GV, NV các nhà trường. Tạo động lực để khích lệ đội ngũ CBQL và nguồn kế cận tích cực phấn đấu, thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng và không ngừng hun đúc, nuôi dưỡng khát vọng vươn lên.

Xác định nguồn kinh phí và các điều kiện khác phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Hàng năm, Phòng GD&ĐT huyện chủ động lập kế hoạch tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Tham mưu với UBND huyện hỗ trợ kinh phí cho công tácnày, đầu năm khi giao chỉ tiêu ngân sách cho các nhà trường cần quy định rõ số kinh phí chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Thông qua Phòng Tài chính kế hoạch tham mưu với Huyệnủy, HĐND, UBNDhuyện ra Nghị quyết phân bổ ngân sách của huyện trong đó có mục dành công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, GV củangành GD&ĐT.

Căn cứ kinh phí được phân bổ và các nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở trên. Phòng GD&ĐT huyện thực hiện theo các bước:

Lập kế hoạch: Phòng GD&ĐT tham mưu xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Dự kiến về nội dung, thời lượng, kinh phí, hình thức, biện pháp và cách thức thực hiện, mời giảng viên có chất lượng, chuẩn bị CSVC và những điều kiện cần thiết cho các lớp đào tạo, bồi dưỡng.

Tổ chức thực hiện: Tham mưu với Huyệnủy, HĐND, UBND huyện để Phòng GD&ĐT được phép liên hệ, phối hợp với Trung bồi dưỡng chính trị huyện, Học viện QLGD, trường ĐHSP, CĐSP Hà Nội, Trường Bồi dưỡng CBQLGD Hà Nội…tổ chức các lớp học, lớp bồi dưỡng tại huyện để CBQL tham gia học tập, bồi dưỡng. Phòng GD&ĐT cử CBQL, nguồn quy hoạch CBQL theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý do Phòng tổ chức, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức.

Chỉ đạo: Chỉ đạo các trường THCS trong toàn huyện thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, GV. Nghiêm túc chọn cử CBQL, nguồn quy hoạch CBQL theo học các lớp học tập, bồi dưỡng đầy đủ, đúng tiến độ, thời gian, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Kiểm tra: Bố trí CB Phòng GD&ĐT thường xuyên theo dõi, cập nhật kết quả các lớp đào tạo, bồi dưỡng CB, GV của ngành. Thường xuyên hoặc định kỳ có sự kiểm tra, đánh giá về việc thực hiện công tác, đào tạo bồi dưỡng CBQL, GV của các trường THCS. Coi đây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc bình xét,đánh giá thi đua của các nhà trường.

*Điều kiện để thc hin:Để thực hiện biện pháp này có hiệu quả, đòi hỏi Phòng GD&ĐT phải nắm chắc về số lượng, chất lượng và nhu cầu của đội ngũ CBQL, GV trong toàn ngành nói chung và đối với cấp THCS nói riêng, chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp; Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT lựa chọn các nội dung đào tạo, bồi dưỡng thiết thực, phù hợp với cấp học, phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục; UBND thành phố, UBND huyện quan tâm, bố trí kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng CB, GV, NV trong các nhà trường.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí trường THCS huyện Phú Xuyên, Thành phố Hà Nội theo tiếp cận quản lí nguồn nhân lực (Trang 103 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)