Các công trình nghiên cứu về KTQT trên thế giới

Một phần của tài liệu LA tổ chức hệ thống kế toán quản trị trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản (Trang 21 - 26)

2. Tình hình nghiên cứu đề tài trong nước và ngoài nước

2.2. Các công trình nghiên cứu về KTQT trên thế giới

Nguồn gốc của KTQT xuất phát từ cuộc Cách mạng công nghiệp của thế kỷ XIX. Hầu hết việc ứng dụng KTQT vào giữa năm 1980 từ đó phát triển đến năm 1925. Trong hơn 60 năm tiếp theo KTQT phát triển chậm lại, thậm chí dừng hằn trong việc cải tiến nội dung KTQT. Nhưng đến giữa năm 1980, các nhà nghiên cứu KTQT đã đưa ra những đổi mới và sử dụng các kỹ thuật mới của KTQT áp dụng cho thực trạng từng doanh nghiệp. Các tác giả đã vận dụng lý thuyết vào thực tiễn doanh nghiệp, bước đầu xác định mối quan hệ giữa các loại chi phí với việc đo lường hiệu suất hoạt động. Những cải tiến, các khái niệm về KTQT được phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong thực tế các doanh nghiệp đồng thời KTQT được tích hợp vào các chương trình giáo dục [53].

Tác giả Ronald W. Hilton (2005) đã đưa ra năm yếu tố làm tăng giá trị cho các doanh nghiệp khi áp dụng KTQT: cung cấp thông tin cho việc ra quyết định, lập kế hoạch; là cơ sở để nhà quản lý đưa ra quyết định; hỗ trợ các nhà quản lý trong việc chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động; thúc đẩy nhà quản lý và nhân viên đạt được mục tiêu của doanh nghiệp; đo lường việc thực hiện các hoạt động, nhà quản lý và các nhân viên trong doanh nghiệp; đánh giá vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng cạnh tranh dài hạn của doanh nghiệp trong ngành [69].

Theo tác giả Nelson Waweru (Canada), Enrico Uliana (South Africa) (2008). Nghiên cứu đã chỉ ra những thay đổi trong công tác quản lý và hệ thống kiểm soát tại thời điểm bấy giờ từ đó nêu lên vai trò quan trọng của cơ cấu tổ chức, vận hành hoạt động của doanh nghiệp khi áp dụng KTQT. Chỉ ra sự thay đổi tích cực khi áp dụng hệ thống KTQT, những thay đổi khả quan về

phương pháp kiểm soát, công tác lập kế hoạch. Chỉ ra mối quan hệ tích cực, liên quan trực tiếp giữa KTQT và cách thức tổ chức quản lý để đưa ra các chiến lược khác biệt. [80].

Theo tác giả James R. MartinJames R. Martin (2005) [76]. KTQT là phạm trù nghiên cứu rộng lớn của kế toán nói chung: bao gồm kế toán thuế, kế toán tài chính, kế toán quản lý và kiểm soát nội bộ. KTQT bao gồm kế toán chi phí, quản lý chi phí, quản lý hoạt động và quản lý đầu tư.

Kế toán thuế và kế toán tài chính: đều liên quan đến việc lập các báo cáo tài chính cho các đối tượng bên ngoài sử dụng. Báo cáo thuế được lập để báo cáo cơ quan thuế và phải phù hợp với quy định cụ thể. KTTC liên quan đến việc chuẩn bị báo cáo tài chính dùng cho các cổ đông và chủ nợ. Báo cáo tài chính kế toán phải phù hợp với nguyên tắc kế toán. Báo cáo tài chính công bố bên ngoài sẽ được giới hạn những thông tin cơ bản cho mục đích nội bộ.

Kế toán quản trị: đề cập đến chi phí, quản lý chi phí, quản lý hoạt động và quản lý đầu tư. KTQT liên quan đến việc tạo ra thông tin cho người sử dụng nội bộ bao gồm tất cả các cấp quản lý và những người liên quan trong tổ chức. Một số thông tin trong các BCTC công bố bên ngoài sẽ được cập nhật thường xuyên cho các bộ phận, cá nhân liên quan trong nội bộ với chi tiết rõ hơn, thường xuyên hơn và trong nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào cách thông tin được sử dụng.

Kiểm soát nội bộ là một hoạt động kế toán mà chủ yếu liên quan với hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức. Kiểm toán viên nội bộ có thể kiểm tra hoặc kiểm soát tất cả các hệ thống kế toán và quản lý của tổ chức.

Kế toán chi phí được sử dụng cho kế toán thuế, KTTC và KTQT vì nó là một thành phần quan trọng trong mỗi bộ phận. Kế toán chi phí liên quan đến việc xác định chi phí của một vấn đề, một sản phẩm, một dịch vụ, một hoạt động, một dự án, hoặc một số đối tượng chi phí khác. Kế toán chi phí dùng cho nhiều mục đích như là các báo cáo thuế, báo cáo tài chính về các

hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Kế toán chi phí cung cấp thông tin chi phí cho kế toán thuế và KTTC. Thông tin về chi phí cũng là cần thiết cho một loạt các quyết định quản lý.

Quản lý chi phí là một thuật ngữ đã được phổ biến bởi CAM-I (Consortium of Advanced Management - International). Quản lý chi phí được cho là một khái niệm toàn diện hơn so với kế toán chi phí, trong đó trọng tâm là về quản lý và giảm chi phí chứ không tập trung vào báo cáo chi phí. Đây là một cách tiếp cận chủ động dài hạn và không phải là một phương pháp ngắn hạn. Ví dụ như là cần cân nhắc về việc giảm chi phí trong giai đoạn thiết kế của chu kỳ sống sản phẩm và không phải cố gắng để đo lường chi phí kiểm soát trong giai đoạn sản xuất.

Quản lý hoạt động hay được gọi là quản lý dựa trên hoạt động được đặt trọng tâm vào việc cải tiến liên tục các hoạt động, nhiệm vụ, công việc của các cá nhân trong tổ chức để loại bỏ các công việc dư thừa. Quản lý hoạt động khác so với quản lý chi phí là tập trung vào các công việc, hoạt động dư thừa để hạn chế chi phí. Quản lý hoạt động là hoạt động thực hiện trong dài hạn và là một phần của hệ thống quản lý chi phí. Cần phân biệt giữa quản lý chi phí (kết quả kế toán) và quản lý hoạt động (quy trình làm việc), sự phân biệt này quan trọng vì nếu đặt trọng tâm về quản lý chi phí (kết quả ngắn hạn), nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định giảm chi phí chứ không phải các quyết định về hiệu suất dài hạn của tổ chức và năng lực cạnh tranh.

Quản lý đầu tư liên quan đến việc lập kế hoạch và ra quyết định quá trình của việc giành được nguồn lực và sử dụng các nguồn lực của tổ chức bao gồm cả nguồn nhân lực như công nghệ, thiết bị và phương tiện thông qua việc mua sắm, thâu tóm. Quản lý đầu tư sẽ cắt giảm được khoản ngân sách đầu tư do được nghiên cứu cẩn trọng và được cân nhắc về hiệu quả dự án từ đó quyết định đầu tư hay không. Quản lý đầu tư sẽ xem xét toàn bộ tác động quyết định đầu tư vào tổ chức chứ không phải chỉ đơn giản là các bộ phận

riêng biệt.

Tác giả Abdel-Kader (2006)” Management accounting practices in the British food and drinks industry” [53] nghiên cứu về sự vận dụng KTQT trong ngành công nghiệp thức uống và thực phẩm ở Anh, để hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới việc triển khai KTQT trong ngành công nghiệp này. Tác giả đã tìm hiểu về mối quan hệ giữa sự phát triển của KTQT trong thực tế với các yếu tố khác nhau như yếu tố tổ chức và sản xuất. Nhiều nội dung đã được tác giả phân tích như: Đánh giá mức độ, số lượng các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp sản xuất thức uống và thực phẩm có áp dụng KTQT; Đánh giá hiệu quả khi doanh nghiệp áp dụng công tác KTQT như: thông tin cho việc đưa ra quyết định, phân tích chiến lược, và truyền thông trong KTQT. Qua quá trình nghiên cứu, tổng hợp, thống kê và phân tích tác giả đã đưa ra các kết luận sau: Hệ thống KTQT được áp dụng trong nhiều công ty thức uống và thực phẩm, nhưng chưa được đầu tư một cách có hệ thống, có ít bằng chứng cho thấy là KTQT trực tiếp kết nối vào việc tạo ra giá trị. Tuy nhiên, nhận định của tác giả trong tương lai việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp này sẽ cung cấp được những thông tin để đưa ra các quyết định liên quan đến chi phí, các chính sách quản lý nguồn lực và phân tích những điểm mạnh yếu của đối thủ.

Tác giả Anand Anand A, Sahay B & Subhashish S (2004) “ Cost Management Practices in India: An Empirical Study” [55] nghiên cứu về việc vận dụng quản trị chi phí ở Ấn Độ. Mục tiêu của nghiên cứu này là để nắm bắt được sự phát triển trong việc vận dụng quản trị chi phí như kế toán chi phí, quản lý ngân sách và chuẩn hóa chi phí trong các công ty Ấn Độ.

Một số lượng lớn các công trình đề cập đến độ tin cậy về thông tin khi vận dụng KTQT như: Hartmann, Frank G. H. and Sergeja Slapnicar (2009) [68], and Vosselman, E., and Van der Meer-Kooistra, J. (2009) [84], nghiên cứu về độ tin cậy khi áp dụng KTQT nhiều mức độ khác nhau. Những nghiên

cứu này đề xuất rằng: xu hướng sẽ mở rộng hướng tới việc công nhận vai trò quan trọng của tính tin cậy trong KTQT, đặc biệt là trong quản lý tổ chức và đo lường hiệu quả ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, còn nhiều khía cạnh về lí thuyết và thực tế của việc tổ chức và đánh giá hiệu quả của các chủ đề nghiên cứu này cần được tác giả nghiên cứu thêm.

Trong phần kế toán chi phí, hai nhóm chính được phân loại bao gồm kế toán chi phí dựa trên hoạt động và quản trị chi phí doanh nghiệp. Trong chủ đề kế toán chi phí dựa trên hoạt động, Hoozée, S. and Bruggeman, W.

(2010) [70], nghiên cứu về phương pháp lãnh đạo và những người liên quan trong việc thiết kế một hệ thống kế toán chi phí; trong khi đó, Kallunki, J. and Silvola, H. (2008) [78] nghiên cứu về sự ảnh hưởng của quy trình tổ chức của doanh nghiệp ảnh hưởng tới quyết định xây dựng một hệ thống kế toán chi phí. Banker, R. D., Bardhan, I. R., and Chen, T. (2008) [58], tập trung vào việc đo lường những lợi ích của công ty khi xây dựng hệ thống kế toán chi phí. Tác giả Agndal H. and Nilsson, U. (2009) [57] và Rothenberg, N. R.

(2009) [83], đóng góp những nghiên cứu về quản trị chi phí doanh nghiệp.

Tầm nhìn tổng quan về những nghiên cứu trong lĩnh vực KTQT được tác giả Jason Harris and Chris Durden (2012) [74] đưa ra và phân tích một cách khá chi tiết. Tác giả nhấn mạnh về sự nổi lên của quản trị tài nguyên tri thức như là một lĩnh vực chính trong KTQT. Ngoài ra bài báo cũng đưa ra những lưu ý tập trung vào việc nghiên cứu ứng dụng và khoảng cách giữa nghiên cứu và thực tiễn của KTQT.

2.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu đề tài

Trên cơ sở các nghiên cứu đã đề cập trong nước và thế giới, có thể nói có khá nhiều có các nghiên cứu liên quan đến KTQT. Tuy nhiên việc nghiên cứu tổ chức hệ thống KTQT theo chức năng thông tin vẫn còn một khoảng trống cần nghiên cứu làm rõ hơn. Hơn nữa mặc dù hiện này cũng có các nghiên cứu về hoạt động của ngành chế biến thủy sản, nhưng chỉ tập trung

nâng cao hoạt động kinh doanh của ngành. Cụ thể: Tác giả Nguyễn Xuân Minh (2007) trong luận án tiến sĩ “Hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam từ đây đến năm 2020” đã phân tích những kết quả đạt được và các yếu tố tác động đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam và đề ra các giải pháp đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu Việt Nam đến năm 2020 [22]. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hương trong đề tài luận án tiến sĩ “Phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản định hướng xuất khẩu tại Đà Nẵng” đã làm sáng tỏ về hệ thống kinh tế thủy sản, ngành chế biến thủy sản xuất khẩu và đưa ra các phương hướng giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản [16].

Tuy nhiên đến nay, tác giả thấy chưa có công trình nghiên cứu sâu về tổ chức hệ thống KTQT áp dụng riêng cho ngành CBTS - lĩnh vực có các đặc thù riêng, nhiều công đoạn chế biến, nhiều loại sản phẩm khác nhau... và yêu cầu về quản lý, kiểm soát đòi hỏi cao - để giúp cho nhà quản lý có thông tin thích hợp để đưa ra quyết cho các DN này giúp nâng cao hiệu quả HĐSXKD.

Trong khi đó ngành thủy sản nói chung và ngành CBTS nước ta nói riêng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước với quy mô ngày càng mở rộng. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản những năm gần đây luôn đứng vị trí cao trong các ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta. Chính vì vậy, tổ chức hệ thống KTQT trong các DNCBTS vẫn là một khoảng trống cần lựa chọn để quan tâm nghiên cứu.

Một phần của tài liệu LA tổ chức hệ thống kế toán quản trị trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(288 trang)