Phương pháp nghiên cứu và thu thập tài liệu

Một phần của tài liệu LA tổ chức hệ thống kế toán quản trị trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản (Trang 28 - 31)

Trên nền tảng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu tổ chức hệ thống KTQT chi phí trong mối quan hệ giữa các bộ phận nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Các phương pháp cụ thể được tác giả sử dụng nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu đó là:

- Phương pháp chuyên gia: Trên cơ sở các nội dung của tổ chức hệ thống KTQT chi phí tác giả đã thiết kế bảng câu hỏi, sau đó xin ý kiến các chuyên gia về KTQT và cán bộ quản trị nhằm hoàn chỉnh nội dung bảng hỏi cho phù hợp với đặc thù của DNCBTS.

- Phương pháp điều tra khảo sát cụ thể để làm sáng tỏ các nội dung thực trạng tổ chức hệ thống KTQT chi phí trong các DNCBTS.

- Phương pháp thống kê: để xử lý các số liệu có liên quan làm cơ sở nghiên cứu thực trạng tổ chức hệ thống KTQT tại các DNCBTS.

- Phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp tổng hợp, phương pháp tiếp cận hệ thống, lý thuyết ra quyết định, phương pháp so sánh...nhằm phân tích và đánh giá thực trạng công tác tổ chức hệ thống KTQT trong các

DNCBTS. Trên cơ sở đó tác giả so sánh với các nội dung tổ chức hệ thống KTQT mà các DNSX đang ứng dụng trong nước và thế giới vận dụng phù hợp với đặc thù của các DNCBTS.

6.2. Phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu

Để đánh giá thực trạng công tác KTQT của các DNCBTS tại Việt Nam, với các loại hình doanh nghiệp khác nhau như Công ty TNHH 1 thành viên;

Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân. Với quy mô khảo sát này, đối với nguồn thông tin sơ cấp tác giả thu thập thông tin về thực trạng tổ chức công tác kế toán, KTQT trên cơ sở thực hiện các phương pháp: phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng cách gặp mặt và điện thoại phỏng vấn; Phát phiếu điều tra cho lãnh đạo doanh nghiệp, kế toán trưởng, nhân viên kế toán đang làm việc tại các doanh nghiệp.

Vì phạm vi khảo sát rộng nên phần đông doanh nghiệp, tác giả khảo bằng phương tiện internet: gửi qua email (sử dụng công cụ googe drive). Bên cạnh nguồn số liệu sơ cấp đó, tác giả còn sử dụng số liệu thứ cấp thông qua các báo cáo thống kê của Tổng cục thống kê, Tổng cục Thủy sản và các nguồn báo cáo khác đã được công bố.

Nguồn dữ liệu sơ cấp:

Nguồn dữ liệu sơ cấp là dữ liệu tác giả tự thu thập, khảo sát. Dữ liệu sơ cấp sử dụng trong luận án bao gồm các số liệu khảo sát về thực trạng tổ chức công tác kế toán, KTQT thu thập được từ các doanh nghiệp tham gia trả lời;

bằng các phương thức điều tra như: Phỏng vấn trực tiếp; Nhờ sinh viên đi khảo sát hoặc điều tra qua bảng câu hỏi được tác giả thiết kế theo mẫu trong (phụ lục 2.1, phụ lục 2.3); Và được gửi đến các doanh nghiệp bằng thư điện tử (googe drive). Số lượng phiếu khảo sát được gửi đi là 280 phiếu đến 140 doanh nghiệp. Số lượng phiếu khảo sát thu về của 103 doanh nghiệp hợp lệ đạt tỷ lệ phản hồi là 73,5%. Đối tượng được khảo sát là các cán bộ kế toán, các nhà quản trị của các DNCBTS tại Việt Nam. Mục đích khảo sát là tìm

hiểu thực trạng tổ chức công tác kế toán, KTQT của các doanh nghiệp khảo sát. Ngoài gửi phiếu khảo sát, tác giả còn thực hiện các buổi phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại các chuyên gia chuyên nghiên cứu về KTQT, các doanh nghiệp có tổ chức KTQT để có thêm hiểu biết về lý luận, cũng như kinh nghiệm thực tế trong quá trình nghiên cứu và tổ chức KTQT ở doanh nghiệp.

- Xử lý và trình bày kết quả khảo sát

Sau khi tiến hành điều tra khảo sát, kết quả khảo sát được tác giả xử lý, tổng hợp, phân tích bằng phương pháp thống kê, sử dụng Googe hỗ trợ. Các kết quả tính toán và trình bày dưới dạng sơ đồ, biểu đồ để phản ánh thực trạng công tác kế toán, KTQT tại các DNCBTS.

Tác giả đi thực tế một số các DN điển hình gồm: Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods- F17 (Khánh Hòa); Công ty cổ phần Hải sản Nha Trang (Khánh Hòa); Công ty TNHH Một Thành Viên Xuất Khẩu thủy sản Khánh Hòa (Khánh Hòa); Công ty cổ phần thủy sản Thông Thuận Cam Ranh (Khánh Hòa); Công ty TNHH Đại Thành (Tiền Giang); Công ty cổ phần thủy sản Bình Minh (Bến Tre).

Nguồn dữ liệu thứ cấp:

Nguồn dữ liệu thứ cấp là dữ liệu có sẵn do kế thừa các nghiên cứu, khảo sát; các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, các dữ liệu do cơ quan thống kê thực hiện thu thập.

- Phục vụ chủ yếu cho việc nghiên cứu tổng quan, cơ sở lý luận về tổ chức hệ thống KTQT trong các DNCBTS, định hướng của ngành thủy sản như :

+ Tổng hợp các văn bản pháp lý về kế toán như: Luật kế toán và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Kế toán, CMKT, chế độ kế toán và thông tư hướng dẫn.

+ Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp lý về quản lý kinh tế tài

chính, thuế…áp dụng cho doanh nghiệp

+ Các văn bản quy định liên quan đến ngành chế biến thủy sản,

- Tổng hợp các vấn đề lý luận về tổ chức công tác kế toán, công tác tổ chức KTQT của các doanh nghiệp từ các tài liệu của các tác giả tham gia giảng dạy các Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM, Đại học Kinh tế - Luật (Đại học quốc gia Tp.HCM, Học viện Tài chính…Nguồn tài liệu này tác giả thu thập từ các các nguồn khác nhau như thư viện của trường, thư viện Quốc gia Tp.HCM, Nhà sách…

- Tổng hợp nghiên cứu của các tác giả từ các Luận án tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề tổ chức công tác kế toán KTQT, các bài báo, các báo cáo hội thảo đã được công bố. Nguồn tài liệu này tác giả thu thập tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Quốc gia TP.HCM, thư viện các trường Đại học và các trên các website.

- Tổng hợp kinh nghiệm tổ chức KTQT quốc tế của một số nước thông qua các tài liệu, các trang website trong và ngoài nước.

- Các số liệu thực trạng về thị trường xuất khẩu, doanh thu, sản lượng của ngành thủy sản trực tiếp lấy số liệu tại Tổng cục Thủy sản, trang thông tin xúc tiến thương mại thuộc Bộ No&PTNN.

Một phần của tài liệu LA tổ chức hệ thống kế toán quản trị trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(288 trang)