Tình hình chung về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu LA tổ chức hệ thống kế toán quản trị trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản (Trang 94 - 111)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC DNCBTS VIỆT NAM

2.1.2. Tình hình chung về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Sản lượng thủy sản bình quân Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2015 xấp xỉ 5,76 triệu tấn/năm. Trong đó: sản lượng khai thác chiếm 46,37% chủ yếu khai thác biển và sản lượng nuôi trồng chiếm 53,63%. Sản lượng khai thác và sản lượng nuôi trồng ổn định và tăng trưởng từ năm 2010 đến 2014.

Tuy nhiên năm 2015 sản lượng sản xuất thủy sản giảm 6,6% do trong năm

thủy sản Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, giá cả và thị trường.

Bảng 2. 1: Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng giai đoạn 2010-2015

Đvt: 1.000 tấn

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng sản lượng 5.143 5.464 5.732 6.020 6.311 5.893 1. Sản lượng khai thác 2.415 2.534 2.622 2.804 2.918 2.734 1.1. Khai thác biển 2.240 2.340 2.434 2.607 2.712 2.558

1.2. Khai thác nội địa 175 194 188 197 206 176

2. Sản lượng nuôi trồng 2.728 2.930 3.110 3.216 3.393 3.159 (Nguồn: Tổng cục thống kê và VASEP)

Biểu 2. 1: Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng giai đoạn 2010-2015

2.1.2.2. Giá trị sản xuất thủy sản Việt Nam giai đoạn 2010 -2015.

Giá trị sản xuất thủy sản bình quân Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2015 là 173.951 tỷ đồng/năm thể hiện trong bảng 2.2. Trong đó: sản lượng khai thác chiếm 39,07% và sản lượng nuôi trồng chiếm 60,93%. Giá trị sản xuất thủy sản tăng dần và tăng tương ứng với tổng sản lượng sản xuất từ năm 2010 đến 2014. Riêng năm 2015, mặc dù tổng sản lượng sản xuất giảm 6,6%

nhưng do năm 2015 tập trung sản xuất xuất khẩu các mặt hàng thủy sản có giá trị cao, đồng thời ảnh hưởng việc tăng tỷ giá của đồng USD so với VNĐ nên tổng giá trị sản xuất thủy sản tăng 3,1%.

Bảng 2. 2: Giá trị sản xuất thủy sản Việt Nam giai đoạn 2010-2015 (Đvt: tỷ đồng)

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng sản lượng 153.170 161.627 169.395 176.548 188.596 194.372 1. Sản lượng khai thác 58.863 61.430 68.652 69.978 72.923 75.972 2. Sản lượng nuôi trồng 94.307 100.197 100.743 106.570 115.673 118.400 (Nguồn: Tổng cục thống kê và VASEP)

Biểu 2. 2: Giá trị sản xuất thủy sản Việt Nam giai đoạn 2010-2015 Năm 2011: Sản lượng thủy sản năm 2011 tăng 5,6% so với năm 2010, trong đó cá tăng 6,8%. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2011 đạt 1.048,1 nghìn ha, giảm 0,2% so với năm 2010. Sản xuất cá tra vẫn gặp khó khăn do giá không ổn định, đầu năm giá tăng cao nhưng từ giữa năm giá lại giảm gây tâm lý e ngại và chưa khuyến khích người nuôi mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích thả nuôi. Để tránh rủi ro trong nuôi cá tra, một số địa phương tập trung nuôi theo hướng liên kết với các nhà máy chế biến nhằm ổn định nguồn tiêu thụ. Mô hình nuôi tôm sú theo hướng thân thiện với môi trường tiếp tục phát triển tại các địa phương nên sản lượng thu hoạch trên phần diện tích này ổn định và tăng khá. Sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2011 tăng 3,6% so với năm trước. Do thời tiết thuận lợi cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho tàu có công suất lớn và các địa phương tổ chức khai thác theo mô hình tổ, đội kết hợp nhằm tiết kiệm được chi phí nên sản lượng thuỷ sản khai thác

biển tăng khá. Đặc biệt sản lượng cá ngừ đại dương năm 2011 tăng cao, đạt 10,5 nghìn tấn, tăng 12,5% so với năm 2010.

Năm 2012: Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1059 nghìn ha, tăng 0,7%

so với năm 2011, trong đó diện tích nuôi cá tra là 11,5 nghìn ha, tăng 3,4%;

diện tích nuôi tôm sú 599,2 nghìn ha, giảm 1,4%; diện tích tôm thẻ chân trắng 34,3 nghìn ha, tăng 17,2%. Nuôi cá tra vẫn gặp khó khăn do giá không ổn định, những tháng đầu năm giá tăng cao nhưng các tháng sau giá giảm trong khi giá cả các yếu tố đầu vào tăng như: Giá thuốc, thức ăn, nhiên liệu, v.v..

gây tâm lý e ngại và chưa khuyến khích các hộ mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích thả nuôi. Mặc dù Chính phủ đưa ra gói hỗ trợ 9000 tỷ đồng cho ngành cá tra, với mức lãi suất cho vay giảm nhưng đến nay người dân chưa mạnh dạn đầu tư nuôi lại vì thị trường tiêu thụ không ổn định, trong khi đó các nhà máy luôn trong tình trạng thiếu nguyên liệu. Sản lượng thủy sản khai thác năm 2012 tăng 4,3% so với năm 2011. Mô hình tổ đội kết hợp trong tổ chức khai thác biển nhằm tiết kiệm chi phí đang được các địa phương khuyến khích nhân rộng. Hiện nay tàu thuyền đánh bắt tập trung chủ yếu vào khai thác có chọn lọc các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Một số nghề đạt sản lượng khá là nghề cào, nghề lưới vây ánh sáng, nghề câu mực, đặc biệt là nghề câu cá lớn như cá ngừ.

Năm 2013: Sản lượng thuỷ sản tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá tăng 1,3%; tôm tăng 11,7%. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1037 nghìn ha, giảm 0,2% so với năm 2012, trong đó diện tích nuôi cá tra 10 nghìn ha, giảm 7,2%; diện tích nuôi tôm 637 nghìn ha, tăng 1,6%. Sản lượng thủy sản nuôi trồng cả năm tăng 3,2% so với năm 2012. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng có xu hướng phát triển mạnh thay cho nuôi tôm sú vì loại tôm này cho năng suất cao, thời gian nuôi ngắn và ít bị bệnh hơn. Sản lượng cá tra giảm 6% so với năm 2012 do sản xuất gặp khó khăn trong thời gian dài do giá bán cá tra nguyên liệu giảm trong khi giá chi phí đầu vào tăng. Nuôi cá và các

loài thủy sản khác phát triển mạnh, tập trung vào các loài đặc sản có giá trị kinh tế cao, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước như: Cá diêu hồng, rô phi, trắm đen, cá sấu, ba ba, nghêu. Trong năm thời tiết không thuận lợi, nhiều mưa bão, giá xăng dầu tăng làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động khai thác thủy sản. Sản lượng khai thác cá ngừ đại dương có xu hướng giảm nhiều, giảm 15% so với năm 2012, chủ yếu do chất lượng cá không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và giá tiêu thụ giảm mạnh.

Năm 2014 được gọi là năm thuận lợi cho hoạt động sản xuất thủy sản, chỉ có 5 cơn bão ảnh hưởng đến vùng biển nước ta với ảnh hưởng không lớn.

Thời tiết thuận lợi cho việc đánh bắt thủy sản nên ngư dân các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Bình Thuận…đã tích cực bám biển, đặc biệt là tham gia khai thác ở các vùng biển xa nên sản lượng khai thác năm 2014 tăng cao. Sản lượng đạt khá trong những chuyến đi biển cũng là yếu tố tích cực động viên ngư dân yên tâm bám biển. Ngoài ra, những định hướng đẩy mạnh phát triển thủy sản của Nhà nước đã tạo động lực để ngư dân, người nuôi đẩy mạnh sản xuất. Tại các địa phương, sản lượng và diện tích nuôi trồng thủy sản đều tăng và mở rộng so với các năm trước. Các doanh nghiệp, hộ nuôi trồng thủy sản đã mạnh dạn đầu tư ao hồ, trang thiết bị, cải tiến quy trình kỹ thuật, lựa chọn giống có chất lượng và tích cực phòng chống dịch bệnh. Sản lượng thuỷ sản tăng 5,2% so với năm trước, trong đó cá tăng 4,5%; tôm tăng 9,3%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng 6,1% so với năm 2013. Khai thác thủy sản năm nay có nhiều thuận lợi về thời tiết với nắng ấm kéo dài, ít bão nên sản lượng thủy sản khai thác tăng khá, tăng 4,1% so với năm 2013, trong đó khai thác biển tăng 4%. Nghề câu cá ngừ đại dương đang được các ngành chức năng quan tâm và hỗ trợ trong áp dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến phương pháp thu câu của Nhật Bản, bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả và tính bền vững trong hoạt động khai thác.

Năm 2015 sản lượng thủy sản giảm hơn năm 2014 cả 02 lĩnh vực là khai thác và nuôi trồng. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết biến đổi thất thường và tình hình thị trường tiêu thụ giảm sút. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu giảm, tổng sản lượng nuôi trồng cả nước giảm so với cùng kỳ năm trước, các đối tượng nuôi chủ lực như tôm nước lợ, cá tra, rô phi, nhuyễn thể đều gặp khó khăn. Nuôi trồng thủy sản trong năm gặp nhiều khó khăn do thời tiết thay đổi thất thường, dịch bệnh diễn biến phức tạp; thị trường xuất khẩu giảm mạnh, giá thu mua thấp trong khi chi phí đầu vào tăng cao. Nhiều địa phương đã chuyển đổi phương thức, mô hình nuôi nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng. Giai đoạn 2010-2014: sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản trung bình tăng đều ổn định qua các năm. Riêng năm 2015 sản lượng sản xuất giảm 6,6% do các yếu tố không thuận lợi so với năm 2014 nhưng giá trị sản xuất thủy sản vẫn tăng 3,1% nguyên nhân chủ yếu năm 2015 tập trung khai thác và nuôi trồng các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tỷ lệ sản xuất thủy sản và giá trị Việt Nam giữa các năm được thể hiện trong Bảng 2.3 và 2.4.

Bảng 2. 3: Tỷ lệ sản xuất thủy sản Việt Nam tăng/giảm năm sau so với năm trước.

Năm 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013 2015/2014

Tổng sản lượng 6.2% 4.9% 5.0% 4.8% -6.6%

1/ Sản lượng khai thác 4.9% 3.5% 6.9% 4.1% -6.3%

1.1/ Khai thác biển 4.5% 4.0% 7.1% 4.0% -5.7%

1.2/ Khai thác nội địa 10.9% -3.1% 4.8% 4.6% -14.6%

2/ Sản lượng nuôi trồng 7.4% 6.1% 3.4% 5.5% -6.9%

(Nguồn: Tổng cục thống kê và VASEP) Bảng 2. 4: Tỷ lệ giá trị sản xuất thủy sản Việt Nam tăng giảm năm sau so với năm trước.

Năm 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013 2015/2014

Tổng sản lượng 5.5% 4.8% 4.2% 6.8% 3.1%

1/ Sản lượng khai thác 4.4% 11.8% 1.9% 4.2% 4.2%

2/ Sản lượng nuôi trồng 6.2% 0.5% 5.8% 8.5% 2.4%

(Nguồn: Tổng cục thống kê và VASEP)

năm thể hiện trong bảng 2.5. Riêng năm 2015 kim ngạch xuất khẩu giảm 30,5%, kim ngạch nhập khẩu giảm 16,6% nguyên nhân khiến xuất khẩu thủy sản giảm là do thị trường tiêu thụ kém và biến động tỷ giá tiền tệ làm cho thủy sản Việt Nam bị tác động giảm giá trên thị trường thế giới. Các nhà nhập khẩu tìm cách ép giá, các nước đối thủ đẩy mạnh xuất khẩu khiến cho xuất khẩu cá tra vốn trong tình trạng kém sôi động từ 2 năm 2013-2014, lại thêm áp lực từ thuế chống bán phá giá với mức thuế cao, nên không còn cơ hội để tăng trưởng trở lại. Làn sóng mất giá và thả nổi giá nội tệ so với đồng USD ở các thị trường và các nước sản xuất chính khiến cho không chỉ xuất khẩu tôm mà cả các mặt hàng khác của Việt Nam khó cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu, nhất là thị trường Mỹ.

Bảng 2. 5: Kim ngạch XNK thủy sản Việt Nam giai đoạn 2010-2015 Đvt: triệu USD Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Xuất khẩu 5.016 5.633 6.201 6.881 7.836 5.444

Nhập khẩu 337 489 704 721 1.067 891

(Nguồn: Tổng cục thống kê và VASEP)

Bảng 2. 6: Tỷ lệ tăng giảm kim ngạch xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2010-2015

Đvt: triệu USD Năm 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013 2015/2014

Xuất khẩu 12.3% 10.1% 11.0% 13.9% -30.5%

Nhập khẩu 45.1% 44.0% 2.4% 48.0% -16.5%

(Nguồn: Tổng cục thống kê và VASEP)

Biểu 2. 3: Tỷ lệ tăng giảm kim ngạch XNK thủy sản Việt Nam

2.1.2.3. Cơ cấu và kim ngạch xuất khẩu thủy sản theo thị trường:

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản bình quân Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2015 là 6.685 triệu USD. Trong đó các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ chiếm 19,36%, tiếp theo là Nhật Bản 15,43%; Hàn Quốc 7,77%; Trung Quốc 5,23%; Cộng hòa liên bang Đức 3,08%; Ôxtrâylia 2,53%; Canađa 2,32%; Thái Lan 1,83%.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng dần qua các năm từ giai đoạn 2011- 2014. Riêng năm 2015 kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm hơn năm 2014 nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết biến đổi thất thường và tình hình thị trường tiêu thụ giảm sút, giá thu mua thấp, chi phí đầu vào tăng cao, tổng sản lượng nuôi trồng cả nước giảm, các đối tượng nuôi chủ lực như tôm nước lợ, cá tra, rô phi, nhuyễn thể đều gặp khó khăn, dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Bảng 2. 7: Cơ cấu và kim ngạch xuất khẩu thủy sản theo thị trường giai đoạn 2011-2015

STT Thị trường

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

ngạch Kim

trọng Tỷ (%)

ngạch Kim

trọng Tỷ (%)

ngạch Kim

trọng Tỷ (%)

ngạch Kim

trọng Tỷ (%)

ngạch Kim

trọng Tỷ (%) 1 Mỹ 1.041.910 18,5% 1.166.915 18,8% 1.462.986 21,3% 1.709.564 21,8% 1.091.510 20,1%

2 Canađa 201.150 3,6% 19.565 0,3% 129.258 1,9% 263.250 3,4% 160.843 3,0%

3 Cộng hòa liên

bang Đức 223.418 4,0% 201.706 3,3% 206.943 3,0% 237.710 3,0% 158.537 2,9%

4 Anh 151.272 2,7% 107.965 1,7% 11.037 0,2% 81.827 1,0% 163.466 3,0%

5 Mêhicô 39.890 0,7% 35.893 0,6% 36.505 0,5% 24.232 0,3% 141.216 2,6%

6 Hàn Quốc 441.177 7,8% 509.616 8,2% 511.856 7,4% 663.407 8,5% 470.401 8,6%

7 Thái Lan 106.043 1,9% 9.668 0,2% 143.613 2,1% 182.831 2,3% 175.356 3,2%

8 Nhật Bản 908.582 16,1% 1.084.988 17,5% 1.115.589 16,2% 1.195.229 15,3% 854.824 15,7%

9 Trung Quốc 201.897 3,6% 275.293 4,4% 426.110 6,2% 466.861 6,0% 378.052 6,9%

10 Ôxtrâylia 97.092 1,7% 182.003 2,9% 191.051 2,8% 228.812 2,9% 145.164 2,7%

11 Các nước khác 2.220.497 39,4% 2.607.113 42,0% 2.645.861 38,5% 2.782.314 35,5% 1.704.516 31,3%

Cộng 5.632.928 100% 6.200.725 100% 6.880.809 100% 7.836.037 100% 5.443.885 100%

(Nguồn: Tổng cục thống kê, VASEP và Bộ No & PTNT)

Biểu 2. 4: Cơ cấu xuất khẩu thủy sản theo thị trường từ năm 2014-2015

Biểu 2. 5: Tăng trưởng kim ngạch XK theo thị trường giai đoạn 2011-2015

Thị trường Mỹ: theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Việt Nam đứng thứ 5 trong 134 nước xuất khẩu thủy sản vào Mỹ. Các mặt hàng thủy sản Việt Nam chủ yếu là tôm, mực, bạch tuộc, cá biển và cá tra. Trong đó cá ngừ, cá hồi, cá rô phi từ Việt Nam được ưa chuộng nhập tại Mỹ. Tuy nhiên khó khăn của thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ là có nhiều đối thủ cạnh tranh, hầu hết các nước đó đều là các quốc gia có thế mạnh về thủy sản với chất lượng sản phẩm cao, phong phú về chủng loại như Thái Lan, Trung Quốc, Equado, Canada…

Thị trường EU: liên minh Châu Âu hiện nay bao gồm 25 quốc gia với khoảng 500 triệu người tiêu dùng. EU là một trong ba thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới bên cạnh Nhật Bản và Mỹ. EU là thị trường tiêu thụ tôm

Nam. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu hiện đang làm suy giảm chỉ tiêu tiêu dùng tại các quốc gia châu Âu. Hàng năm Liên minh Châu Âu chiếm từ 25-30% nhập khẩu thuỷ sản của toàn thế giới. Thị trường thủy sản EU có tính ổn định cao, với nhiều nhóm cư dân có nhiều yêu cầu khác nhau trong thói quen tiêu thụ các sản phẩm thủy sản. Hiện nay, các sản phẩm xuất sang thị trường này của nước ta là tôm đông lạnh, mực đông lạnh, nghêu, ghẹ, sũ, ốc, cua, tôm hùm....Việt Nam gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh rất mạnh như Thái Lan, Canada, Ấn Độ…và các sản phẩm tái xuất của Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc…

Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là quốc gia có mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người cao nhất thế giới (67kg/người /năm). Người Nhật Bản coi trọng nguồn cung cấp protein từ tôm cá, đặc biệt trong năm, người Nhật có tới hàng trăm lễ hội và mỗi lễ hội hầu như có một hay vài món ăn chế biến từ thủy sản.

Nhật bản là thị trường trọng điểm và truyền thống của các mặt hàng như tôm, bạch tuộc, cá ngừ. Người Nhật ưa chuộng các sản phẩm tươi sống và dạng nguyên liệu phục vụ cho công thức chế biến của họ. Sản lượng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản tương đối cao, với các sản phẩm chủ yếu là tôm, cá mực… Hầu hết các sản phẩm của ta đều đáp ứng được yêu cầu của thị trường Nhật, được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên sản phẩm Việt Nam đang vấp phải khó khăn tương đối lớn, đó là phải cạnh tranh với các sản phẩm của các nước như Ấn Độ, Indonexia…là những nước rất mạnh trong khu vực về xuất khẩu thủy sản. Mặt khác, các sản phẩm của chúng ta vẫn chưa được cao về chất lượng, chủng loại chưa đa dạng, do đó vấn đề cạnh tranh với các nước trên là rất khó khăn. Ngoài ra chúng ta cũng phải cạnh tranh với một số nước nữa như là Na-Uy, Chi-lê, Trung Quốc…

Thị trường Trung Quốc: Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu thủy sản mạnh của Việt Nam và luôn tăng trưởng, các sản phẩm chủ yếu là tôm, cá tra, mực bạch tuộc, cua ghẹ, cá biển. Thuận lợi của thủy

đa dạng sản phẩm từ chất lượng cao đến thấp; vận chuyển sản phẩm thủy sản bằng đường bộ, đường biển với thời gian ngắn và chi phí thấp. Bên cạnh đó có nhiều khó khăn như là trong giao thương người Trung Quốc có thói quen mặc cả, đưa giá và giờ chót; thanh toán giao dịch gặp nhiều rủi ro vì Trung Quốc siết chặt quản lý ngoại tệ, thanh toán tiền mặt rủi ro cao; Trung Quốc đánh thuế nhập khẩu thủy sản cao hơn Mỹ, Nhật và các nước Châu Á khác.

Tình hình tranh mua ồ ạt gây thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho các DN trong nước, không kiểm soát được chất lượng, đặc biệt kháng sinh, tạp chất gây ảnh hưởng đến hình ảnh chất lượng thủy sản Việt Nam.

Thị trường Hàn Quốc: Thủy sản Việt Nam đứng thứ 4 các nước xuất khẩu thủy sản vào thị trường Hàn Quốc. Sản phẩm chủ yếu là tôm, cá ngừ ngoài ra, mực bạch tuộc, cá tra, nhuyễn thể, cua ghẹ xuất khẩu từ Việt Nam cũng được ưa chuộng tiêu thụ tại Hàn Quốc.

2.1.2.4. Cơ cấu và kim ngạch nhập khẩu thủy sản theo thị trường:

Kim ngạch nhập khẩu thủy sản bình quân Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2015 là 774 triệu USD. Trong đó các thị trường nhập khẩu lớn như Ấn Độ chiếm 23,87%, tiếp theo là Đài Loan 8,68%; Nhật Bản 6,83%; Na Uy 6,45%; Indonexia 5,14%; Hàn Quốc 4,5%; Trung Quốc 3,15%....

Bảng 2. 8: Cơ cấu và kim ngạch nhập khẩu thủy sản theo thị trường giai đoạn 2011-2015

Đvt: 1.000 USD

STT Thị trường

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

ngạch Kim

trọng Tỷ (%)

ngạch Kim

trọng Tỷ (%)

ngạch Kim

trọng Tỷ (%)

ngạch Kim Tỷ trọng (%)

ngạch Kim

trọng Tỷ (%)

1 Mỹ 8.964 1,8% 32.283 4,6% 20.838 2,9% 14.188 1,3% 3.239 0,4%

2 Na Uy 28.312 5,8% 42.088 6,0% 46.432 6,4% 66.051 6,2% 66.913 7,5%

3 Balan 15.865 3,2% 24.114 3,4% 26.294 3,6% 13.940 1,3% 24.091 2,7%

4 Chilê 12.684 2,6% 1.200 0,2% 29.133 4,0% 35.896 3,4% 26.045 2,9%

5 Đài Loan 52.421 10,7% 61.105 8,7% 75.696 10,5% 75.759 7,1% 71.018 8,0%

6 Inđônêxia 29.204 6,0% 92.567 13,1% 12.128 1,7% 43.989 4,1% 21.295 2,4%

7 Hàn Quốc 6.555 1,3% 39.340 5,6% 27.466 3,8% 43.882 4,1% 53.304 6,0%

8 Nhật Bản 36.637 7,5% 55.412 7,9% 57.291 7,9% 61.489 5,8% 53.635 6,0%

9 Trung Quốc 17.153 3,5% 1.739 0,2% 16.393 2,3% 41.749 3,9% 44.882 5,0%

10 Ấn Độ 74.277 15,2% 54.083 7,7% 168.967 23,4% 354.623 33,2% 272.192 30,6%

11 Nga 10.485 2,1% 2.086 0,3% 14.673 2,0% 29.598 2,8% 24.111 2,7%

12 Các nước khác 196.785 40,2% 298.027 42,3% 225.695 31,3% 286.044 26,8% 229.932 25,8%

Cộng 489.342 704.044 721.006 1.067.208 890.657

(Nguồn: Tổng cục thống kê, VASEP và Bộ No & PTNT)

Một phần của tài liệu LA tổ chức hệ thống kế toán quản trị trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản (Trang 94 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(288 trang)