CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DNCBTS
2.2.5. Tổ chức công tác kế toán của các doanh nghiệp chế biến thủy sản
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: Qua kết quả khảo về hình thức tổ chức kế toán đang áp dụng tại các DNCBTS thì 91% doanh nghiệp tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, phòng kế toán đảm nhận từ khâu thu thập, xử lý thông tin kế toán đến việc lập báo cáo kế toán; bộ máy kế toán của doanh nghiệp được xây dựng có khoa học và phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Từng bộ phận thuộc phòng kế toán được
kế toán
Đặc điểm tổ chức chứng từ kế toán: Qua bảng tổng hợp khảo sát các đặc điểm chủ yếu cho ta thấy các DN này tuân thủ theo các quy định về chính sách kế toán, chủ yếu là sử dụng hệ thống chứng từ kế toán QĐ số 15/2006/QĐ- BTC năm 2006 của BTC và thông tư số 244 năm 2009 bổ sung, sửa đổi QĐ 15. Chỉ 3 DN sử dụng hệ thống chứng từ theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC năm 2006 của BTC và theo thông tư số 138 năm 2011 sửa đổi, bổ sung QĐ 48. Hệ thống chứng từ của các DN này áp dụng đầy đủ các chỉ tiêu về chứng từ như chứng từ về tiền tệ, chứng từ về TSCĐ, chứng từ về hàng tồn kho, chứng từ tiền lương và chứng từ về bán hàng, bên cạnh đó DN còn sử dụng một số loại chứng từ mang tính chất bắt buộc khác phục vụ cho hoạt động ngoại thương bao gồm các chứng từ hải quan như: tờ khai hải quan, chứng từ bảo hiểm, thị thực xuất nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu, hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, vận đơn, phiếu đóng gói chi tiết... Bên cạnh đó, các DN cũng phát hành thêm những chứng từ để dễ dàng kiểm soát các hoạt động phát sinh tại đơn vị.
Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán: Các DN đều áp dụng HTTK theo quy định của BTC. Ngoài việc sử dụng HTTK cấp 1, 2 theo hướng dẫn, HTTK còn chi tiết thành TK cấp 2, 3. Ví dụ Công ty cổ phần Hải Sản Nha Trang được mở chi tiết cho từng nhóm sản phẩm như: TK 621 – Chi phí NVLTT
TK 6211- Chi phí nguyên liệu trực tiếp TK 62111- Chi phí nguyên liệu Mực TK 62112- Chi phí nguyên liệu Tôm TK 62113- Chi phí nguyên liệu Cá TK 62114- Chi phí nguyên liệu Ghẹ TK 62115- Chi phí nguyên liệu Wasaki TK 62116- Chi phí nguyên liệu Cồi điệp TK 62117- Chi phí nguyên liệu Bạch tuộc
TK 62119- Chi phí nguyên liệu Seafood- Mix
TK 6212- Chi phí vật liệu trực tiếp (các TK 6212 cũng chi tiết tương tự theo từng nhóm SP). Việc hạch toán chi tiết như vậy giúp cho doanh nghiệp thuận lợi trong việc tính giá thành cho từng loại SP. Tuy nhiên bên cạnh đó TK 131 và TK 331 lại không tiến hành mở chi tiết như: (Công ty thủy sản Hoàng Ký, Công ty cổ phần chế biến thủy sản Kỳ Lân, Công ty cổ phần thủy sản Năm Sao...) gây khó trong việc theo dõi công nợ tại các doanh nghiệp.
Hình thức kế toán áp dụng: Kết quả khảo sát cho thấy các DNCBTS áp dụng hình thức NKC là 73/103 DN; Hình thức CTGS là 30/103 doanh nghiệp; không có DN nào áp dụng hình thức nhật ký chứng từ và nhật ký sổ cái. Số lượng 100/103 DN chiếm tỷ lệ 97,1% có sử dụng phần mềm kế toán cho công tác kế toán. Qua câu hỏi về “phần mềm kế toán đang sử dụng” tác giả có câu trả lời 95/100 DN chiếm tỷ lệ 95% cho rằng; phần mềm cho phép nhiều kế toán viên làm việc cùng một lúc; 90/100 DN chiếm tỷ lệ 90% phần mềm có thể cung cấp thông tin cần thiết vào bất cứ lúc nào; 92/100 DN chiếm tỷ lệ 92% cơ bản hoàn thành thành nhiệm vụ được giao. Cho thấy rằng phần mềm kế toán tương đối linh hoạt, thuận lợi cho công tác kế toán.
Về hệ thống báo cáo kế toán: Hiện nay tất các DNCBTS đều thực hiện đúng các quy định về lập và nộp báo cáo cho các cơ quan chức năng. Tuy nhiên việc lập và nộp báo cáo chỉ mang tính chất thủ tục, bắt buộc theo quy định của BTC, các báo cáo kế toán chưa phục vụ được nhiều cho công tác quản lý. Một số DN khi có yêu cầu của lãnh đạo báo cáo định kỳ về tình hình hình công nợ, tình hình nguyên liệu, tình hình sản xuất hoặc các báo cáo đột xuất khi có nhu cầu về thông tin, tuy nhiên hình thức báo cáo có thể bằng văn bản nhưng cũng có thể báo cáo qua email, điện thoại. Tuy nhiên thông tin về quản trị như vậy không mang tính hệ thống, và không được lưu trữ khoa học nên khó khăn trong việc so sánh, kiểm tra.
Đặc điểm về cơ chế tài chính: Theo Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn
thức sở hữu sang công ty cổ phần cổ phần hoặc công ty TNHH 1 thành viên.
Và qua kết quả khảo sát. Biểu 2.8 cho thấy loại hình Công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên chiếm đa số nên sẽ chủ động về công tác quản lý cũng như tài chính.
(Nguồn: Tác giả khảo sát, tính toán) Biểu 2. 7: Khảo sát loại hình doanh nghiệp chế biến thủy sản
Những đặc điểm về bộ máy kế toán và cơ chế quản lý tài chính của các DNCBTS ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức hệ thống KTQT như sau:
- Lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy KTQT: Đa số các DNCBTS có bộ máy tổ chức quản lý theo hình thức trực tuyến, chức năng, bộ máy kế toán tổ chức theo hình thức tập trung nên tạo điều kiện thuận lợi cho lựa chọn mô hình KTQT kết hợp với KTTC là hợp lý, đảm bảo cho việc kiểm tra, kiểm soát công tác kế toán có hiệu quả.
- Lựa chọn danh mục TKKT dùng cho KTQT: Hiện nay các DNCTS đã áp dụng HTTK theo đúng quy định của BTC, và tiến hành mở chi tiết để phục vụ cho mục đích. Do đó các DNCBTS có thể dựa vào HTTK chi tiết của KTTC hoặc mở rộng HTTK theo yêu cầu quản lý của DN.
- Xây dựng hệ thống báo cáo KTQT: Đối với DN công tác tổ chức hệ thống KTQT, thì tổ chức hệ thống báo cáo là yêu cầu rất quan trọng, hệ thống