Phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính để phát triển làng nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 31 - 39)

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ VÀ CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

1.1. VAI TRÒ CỦA LÀNG NGHỀ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN

1.1.2. Phát triển làng nghề

1.1.2.1. Quan điểm về phát triển làng nghề

Phát triển được định nghĩa khái quát trong từ điển Oxford là “ Sự tăng lên của mọi sự vật theo hướng tiến bộ hơn, mạnh hơn…”. Trong từ điển Bách khoa

của Việt Nam, phát triển được hiểu là: “Phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi diễn ra trong thế giới”. Con người và mọi sự vật đều thay đổi theo thời gian, nhưng sự phát triển được bao hàm cả khía cạnh thay đổi theo hướng đi lên, hướng tốt hơn tương đối [27].

“Khi nói về phát triển là nói về sự chuyển biến từ trạng thái thấp lên trạng thái cao hơn, với trình độ và chất lượng cao hơn. Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến toàn diện về mọi mặt của nền kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia” [39, tr.29].

Theo nghiên cứu của tác giả Trịnh Kim Liên (2013) “Phát triển làng nghề là sự tăng lên cả về số lượng,cơ cấu, tổ chức của làng nghề ở 2 mức độ từ thấp lên cao thể hiện ở việc mở rộng về quy mô sản xuất, sự gia tăng về mức đóng góp cho ngân sách và thu nhập bình quân một đầu người, việc đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường tại làng nghề” [38].

Theo tác giả, quan điểm về phát triển làng nghề được hiểu như sau:

Phát triển làng nghề là sự tăng lên các cơ sở làng nghề mới, là sự phát triển các làng nghề đang hoạt động và khôi phục các làng nghề đã từng có nhưng sau đó bị mai một.

Điều đó có nghĩa là phát triển làng nghề là phát triển về số lượng làng nghề trên cơ sở duy trì và mở rộng quy mô, phát triển thêm những nghề mới, phát triển sản phẩm của làng nghề trên cơ sở bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hóa, tập quán của địa phương cùng với sự tham gia của cộng đồng và quá trình ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất để tạo ra sản phẩm vừa mang tính truyền thống vừa mang tính tinh xảo hiện đại để tăng năng lực cạnh tranh.

1.1.2.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển làng nghề

Có nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến sự phát triển của các làng nghề truyền thống, những nhân tố này có sự biến đổi trong từng thời kỳ và tác động theo hướng khác nhau. Chúng có thể là nhân tố thúc đẩy nhưng ngược lại cũng có thể là nhân tố kìm hãm sự phát triển của các làng nghề truyền thống. Các nhân tố chủ yếu có thể kể đến được nghiên cứu theo hướng chuỗi sản xuất của làng nghề,

là yếu tố cơ sở để phát triển làng nghề theo chuối khép từ sản xuất, tiêu thụ đến điều kiện thực hiện. Các nhân tố này được cụ thể hóa bao gồm bao gồm kết cấu hạ tầng làng nghề, các yếu tố sản xuất và đầu ra của sản phẩm.

Thứ nhất là kết cấu hạ tầng làng nghề

- Kết cấu hạ tầng nói chung và của làng nghề nói riêng bao gồm cơ sở hạ tầng và môi trường. Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông (đường bộ, đường sắt, đường biển), hệ thống cấp điện, nước, thông tin (các trụ sở điều hành, trạm phát sóng, bưu điện liên tỉnh…), hệ thống giáo dục và đào tạo (hệ thống trường thuộc các cấp học, và các trụ sở đào tạo nghề…), điều kiện sinh hoạt…

đảm bảo các điều kiện cho cơ sở sản xuất kinh doanh. Trình độ của các yếu tố này phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các làng nghề, tạo ra môi trường vật chất phục vụ cho hoạt động vận chuyển hàng hóa của các cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương.

Đối với làng nghề có hệ thống giao thông tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa cụ thể công nhân ở làng nghề có điều kiện tiếp xúc và mở rộng thị trường tiêu thị sản phẩm của họ và ngược lại các chủ doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm làng nghề có điều kiện đi lại mua bán dễ dàng hơn. Với cơ sở hạ tầng thuận tiện, các làng nghề có đời sống xã hội được nâng lên, giảm khoảng cách giàu nghèo ở nông thôn và thành thị. Với cơ sở hạ tầng kém, thiếu đồng bộ, hoặc chưa phát triển sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc đưa máy móc thiết bị công nghệ hiện đại để đổi mới công nghệ cổ truyền, làm tăng năng suất lao động,tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, làm giảm ô nhiễm môi trường ở các làng nghề. Sự hình thành và phát triển bền vững của các làng nghề truyền thống chỉ có được khi kết cấu hạ tầng được tạo lập đồng bộ, tương đối đầy đủ ở các làng nghề.

Hệ thống cung cấp điện, đảm bảo cho các làng nghề sử dụng các thiết bị, máy móc trong sản xuất và phục vụ đời sống. Hệ thống thông tin liên lạc tạo điều kiện cho các làng nghề trao đổi, quảng bá sản phẩm trong nước và quốc tế. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, trong xu thế hội nhập với kinh tế thế giới thì sự phát triển của hệ thống thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng để nắm bắt được nhu cầu của thị trường, để giao dịch, buôn bán… Khi mạng lưới bưu chính

viễn thông phát triển sẽ giúp các làng nghề nắm bắt kịp thời, nhanh chóng, chính xác những thông tin về thị hiếu, giá cả, mẫu mã, chất lượng, qui cách sản phẩm trên thị trường, từ đó có những ứng xử phù hợp đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đối với làng nghề, ô nhiễm môi trường cũng là nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển làng nghề trong tương lai. Đối với các làng nghề có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, hoạt động sản xuất xen kẽ trong các khu dân cư làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân như tiếng ồn, bụi, nhiệt, khí thải, nước thải....

Về lâu dài, nếu các làng nghề không có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường hoặc thực hiện di dời, quy hoạch làng nghề thì nguy cơ phải chuyển đổi làng nghề sản xuất để đảm bảo cuộc sống cho người dân.

Bên cạnh đó, hệ thống cửa hàng, cửa hiệu, nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm, chợ nông thôn, trường học, bệnh viện, hệ thống xử lý rác thải, y tế, giáo dục… cũng là những nhân tố tích cực giúp việc tiêu thụ sản phẩm nhanh, phát triển mạnh nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, trình độ tri thức và tay nghề cao, tạo điều kiện cho làng nghề phát triển.

Thứ hai là các nhân tố tổ chức sản xuất

Để thực hiện hoạt động sản xuất của làng nghề cần hội tụ đủ các yếu tố như vốn, nguồn lao động, khoa học kỹ thuật - công nghệ, nguyên vật liệu, truyền thống làng nghề, các hình thức liên kết trong phát triển làng nghề.

* Vốn phát triển sản xuất.

Vốn sản xuất là biểu hiện bằng tiền của những tài sản được sử dụng làm phương tiện trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất và dịch vụ bao gồm vốn tài chính và vốn hiện vật, trong đó vốn tài chính trong làng nghề là tiền; còn vốn hiện vật tồn tại dưới hình thức vật chất của quá trình sản xuất trong làng nghề như cơ sở vật chất của các hợp tác xã thủ công trước kia, máy móc, nguyên liệu và đặc biệt còn có nguồn vốn phi vật chất là kinh nghiệm, bí quyết nghề nghiệp.

Về quy mô vốn tại các hộ gia đình làng nghề truyền thống không thể so sánh với các cơ sở sản xuất trong các lĩnh vực khác. Mặt khác khối lượng vốn còn phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất. Các làng nghề đòi hỏi vốn lớn như: các làng nghề sản xuất về đồ gỗ, gốm vì chi phí nguyên liệu và công đoạn sản xuất

phức tạp hơn. Ngược lại một số làng nghề sản xuất không đòi hỏi vốn đầu tư nhiều như: mây tre đan, bánh tráng, trồng cây cảnh... Cơ cấu nguồn vốn tại các làng nghề bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài có thể nói ở làng nghề là rất ít, còn nguồn vốn trong nước bao gồm:

+ Vốn tự có: Là nguồn vốn của các chủ thể sản xuất kinh doanh trong làng nghề được tích lũy lại, một thực tế là số vốn này rất nhỏ trong tổng số vốn đầu tư.+ Nguồn vốn tín dụng phi chính thức: Đây là nguồn vốn tự phát hình thành dưới tác động quy luật cung - cầu, được hình thành phổ biến, phát triển mạnh.

Bao gồm các hoạt động vay mượn trong gia đình, dòng họ, bạn bè người thân với các mức lãi suất do hai bên thỏa thuận hoặc vay bằng các hình thức chơi phường, chơi hụi, vay bằng tiền, bằng hiện vật.

+ Nguồn vốn tín dụng chính thức: Đầu tiên là vay từ các quỹ tín dụng địa phương, tổ chức tài chính vi mô ngoài ra các chủ thể sản xuất kinh doanh còn có thể vay từ các ngân hàng thương mại, tuy nhiên do thủ tục cho vay phức tạp, lượng vốn cho vay còn ít, thời gian vay ngắn nên thực tế hiệu quả của nguồn vốn này còn thấp so với nhu cầu. Hiện nay có một số làng nghề còn được nhận một khoản vốn vay ưu đãi được trích ra từ các chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo, vốn của các tổ chức xã hội, đoàn thể.

Vốn đầu tư là nguồn lực quan trọng đầu tiên, khởi đầu cho quá trình sản xuất kinh doanh. Cùng với lao động, nguồn vốn đầu tư là hai nguồn lực quan trọng và tất yếu của mỗi quá trình sản xuất thông qua hoạt động của chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng để thuê mặt bằng, đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị, đầu tư cho công nghệ, đầu tư cho kết cấu hạ tầng, thuê mướn nhân công… để tiến hành sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký.

* Nguồn lao động.

Nguồn lao động có vai trò quyết định và quan trọng nhất cho sự phát triển một lĩnh vực nào đó trong đời sống và xã hội, trong đó nguồn nhân lực

chính hay nguồn lao động của làng nghề bao gồm những nghệ nhân, những người thợ thủ công và những chủ cơ sở SXKD.

Những nghệ nhân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc truyền nghề, dạy nghề, đồng thời là những người sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo mang đậm nét dân tộc. Bên cạnh đó, một lực lượng lao động dồi dào là nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được đối với hoạt động sản xuất làng nghề. Do đặc thù của các làng nghề có nguồn lao động được truyền nghề từ gia đình là chủ yếu nên sự sáng tạo chưa cao và còn mang tính địa phương. Ngày nay, khi KHCN ngày càng phát triển thì yêu cầu đối với bộ phận lao động làng nghề cũng tăng lên, đòi hỏi họ có khả năng thích ứng với những điều kiện mới của nền KTTT, đáp ứng về thể lực của người lao động trong nền sản xuất công nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đối với chủ cơ sản xuất ngoài việc tạo ra sản phẩm, quản lý hoạt động kinh doanh của cơ sở mình thì họ còn phải tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.

* Trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Khác với các ngành sản xuất khác, đối với một số làng nghề như dệt thổ cẩm, đan lát, làng hoa và cây cảnh…thì kỹ thuật cá nhân người thợ thủ công quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của nghề. Sản phẩm làng nghề phụ thuộc chủ yếu vào tài khéo léo, sáng tạo nhạy cảm của đôi mắt, khối óc và bàn tay của người thợ, tức là tay nghề của người thợ thủ công. Do đó, vai trò của cá nhân các thợ thủ công lành nghề, có kỹ thuật cao có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành và phát triển của các làng nghề.

Tuy nhiên đối với một số làng nghề như mộc, mây tre đan, đóng thuyền thì công nghệ sản xuất, kỹ thuật ảnh hưởng đến NSLĐ, chất lượng và giá thành sản phẩm, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá trên thị trường và cuối cùng là quyết định đến sự tồn tại không tồn tại của một CSSX, một nghề nào đó.

Hiện nay, phần lớn các CSSX ở các làng nghề vẫn sử dụng thiết bị thủ công, công nghệ cổ truyền hoặc cải thiện một phần, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm có tính chất cha truyền con nối trong từng hộ gia đình là chính. Bởi vậy, sản phẩm sản xuất ra với năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao, hạn chế đến khả

năng cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề. Để đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các cơ sở SXKD trong các làng nghề không thể không đổi mới trang thiết bị, cải tiến áp dụng một số tiến bộ KH &CN vào các lĩnh vực sản xuất.

* Nguồn nguyên liệu.

Làng nghề truyền thống chủ yếu được hình thành xuất phát từ sự có sẵn các nguồn nguyên vật liệu trên địa phương. Với cách khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên không theo hướng bền vững như hiện nay đối với một số nhóm như gỗ, mây tre lá thì nguồn nguyên vật liệu sẽ ngày càng suy giảm về số lượng cũng như tiêu chuẩn để đáp ứng ngày càng cao về chất lượng sản phẩm. Ngày nay, nguồn nguyên vật liệu không chỉ nhập tại địa phương mà còn nhập từ các địa phương khác và ở nước ngoài. Mỗi loại nguyên liệu có thể dùng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm do đó nó ảnh hưởng đến việc đa dạng hoá sản phẩm trong các làng nghề. Một loại nguyên liệu có thể dùng cho nhiều loại sản phẩm, ngược lại một loại sản phẩm có thể dùng nhiều loại nguyên vật liệu thay thế. Vì vậy, vấn đề lựa chọn và sử dụng các loại nguyên vật liệu thay thế hợp lý, theo hướng đa dạng hóa, giá rẻ nhằm hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm là điều cần được quan tâm để phát triển bền vững các làng nghề truyền thống.

* Truyền thống làm nghề.

Mỗi làng nghề truyền thống đều có những kinh nghiệm, kỹ thuật, thói quen nghề nghiệp, bí quyết riêng trong sản xuất, kinh doanh. Những kinh nghiệm, kỹ thuật, thói quen nghề nghiệp, bí quyết sẽ tạo nên nét độc đáo riêng của từng làng nghề và nằm trong tay các nghệ nhân, thợ giỏi, được truyền từ đời này sang đời khác để lưu giữ và phát triển nghề truyền thống tại địa phương. Những yếu tố truyền thống giúp cho làng nghề giữ được những bí mật nghề nghiệp, làm cho sản phẩm của làng nghề có tính độc đáo, mang đặc trưng riêng của từng làng nghề.

Do đó, nó là nhân tố có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển của riêng làng nghề. Đội ngũ nghệ nhân đóng vai trò quan trọng trong việc truyền nghề lại cho các thế hệ kế tiếp, nhưng lại là nhân tố cản trở việc phát triển nghề sang các địa phương khác, hạn chế việc mở mang phát triển làng nghề.

Tuy nhiên, để sản phẩm làng nghề vươn xa hơn ra thị trường quốc tế thì những bí quyết gia truyền là đặc trưng của làng nghề có thể sẽ tạo ra các sản phẩm không phù hợp với thị trường để xuất khẩu. Vì thế những bí quyết cha truyền con nối cần kết hợp với việc đón đầu công nghệ thông qua việc chia sẽ trí thức, lưu giữ, bảo hộ bằng bản quyền.

* Các hình thức liên kết trong phát triển làng nghề

Làng nghề là một tổ chức xã hội tương đối mở, hoạt động liên quan đến một loạt các ngành nghề khác nhau như: Dịch vụ đào tạo nghề; Dịch vụ cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào: Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm; Dịch vụ vận tải; Dịch vụ cung ứng kỹ thuật công nghệ; Dịch vụ quảng cáo, truyền thông; Dịch vụ tín dụng phi chính thức… Nếu các dịch vụ này phát triển, có sự liên kết chặt chẽ với làng nghề sẽ thúc đẩy làng nghề phát triển và lan toả.

Thứ ba là yếu tố thị trường * Nhu cầu của thị trường.

Đây là hoạt động quan trọng trước khi tiến hành bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào và đặc biệt đối với làng nghề, đó là nhân tố chủ yếu tác động đến sự hình thành, tồn tại và phát triển làng nghề. Bởi vì sản phẩm làng nghề là hàng hoá, do đó phải được thị trường chấp nhận thì mới tiêu thụ được.

Nhu cầu thị trường làm xuất hiện nghề và dần dần hình thành nên làng nghề. Điều này buộc các làng nghề phải thay đổi chủng loại sản phẩm hoặc thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và phải nâng cao sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Nhu cầu thị trường càng lớn, càng bền vững thì việc sản xuất của các làng nghề càng ổn định và bền vững.

Làng nghề nào thích ứng với sự biến động của thị trường thì tồn tại và phát triển.

Ngược lại làng nghề nào không đáp ứng được sự thay đổi của nhu cầu thị trường sẽ không tồn tại được.

* Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Để việc sản xuất và phát triển của các làng nghề được ổn định thì thị trường tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quan trọng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm phát triển sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất làng nghề nhanh chóng thu hồi được phần

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính để phát triển làng nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(233 trang)