Chi ngân sách nhà nước tác động đến phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính để phát triển làng nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 40 - 47)

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ VÀ CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

1.2. CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI VIỆC KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

1.2.2. Chi ngân sách nhà nước tác động đến phát triển làng nghề

NSNN là là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước [43].

NSNN công cụ tài chính chủ yếu của Nhà nước phục vụ cho hoạt động của bộ máy của Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội của Nhà nước.

NSNN là một hệ thống các cấp ngân sách phù hợp với hệ thống chính quyền Nhà nước. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền Nhà nước các

cấp, quĩ ngân sách lại được chia thành nhiều quĩ nhỏ để sử dụng cho các lĩnh vực khác nhau.

Chi NSNN là quá trình phân phối,sử dụng quỹ NSNN theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước [48].

1.2.2.1. Chi NSNN tác động đến kết cấu hạ tầng làng nghề

- Chi đầu tư phát triển từ NSNN để xây dựng đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đảm bảo điều kiện cho hoạt động của các làng nghề.

Đầu tư xây dựng, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ đòi hỏi phải có một lượng vốn rất lớn, trong đó chi đầu tư phát triển từ NSNN giữ vai trò tiên quyết và chủ yếu, xuất phát từ những lý do sau:

Một là, hệ thống kết cấu hạ tầng có tính xã hội và tính liên kết rất cao, mang đặc tính của “hàng hóa công cộng”, ai cũng cần nhưng không ai tự nguyện bỏ tiền để đầu tư xây dựng hoặc mua kết cấu hạ tầng cho riêng mình. Chính vì thế, việc qui hoạch và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trước hết phải do Nhà nước khởi xướng và tổ chức thực hiện.

Hai là, hệ thống kết cấu hạ tầng yêu cầu về vốn đầu tư rất lớn, khả năng thu hồi vốn khó khăn và phải thu hồi trong thời gian dài hoặc không thể thu hồi được, nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp do chịu ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên, đối tượng thụ hưởng là những người nông dân phần đông còn nghèo.

Vì vậy, để có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cho sự phát triển của các làng nghề nói riêng thì đầu tư từ phía Nhà nước có tính quyết định.

Ba là, hệ thống kết cấu hạ tầng phải luôn đi trước, mở đường cho sự phát triển. Với chức năng định hướng phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước phải qui hoạch và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, từ đó định hướng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển vào các làng nghề.

Tuy giữ vai trò quan trọng trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhưng trong điều kiện đầu tư từ ngân sách nhà nước còn hạn chế, thì việc đa dạng hóa và xã hội hóa các nguồn vốn huy động, đa dạng hóa các hình thức đầu tư xây

dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng kinh tế là hết sức cần thiết, góp phần làm giảm gánh nặng từ NSNN và tăng nhanh tốc độ đầu tư.

- Chi NSNN tác động vào quá trình khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống thông qua việc định hướng phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.

Để tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính một cách có hiệu quả, thông qua các biện pháp chi và quản lý chi NSNN, Nhà nước thực hiện việc phân bổ nguồn lực vào những lĩnh vực, địa bàn then chốt, xây dựng cơ sở hạ tầng… Qua đó, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa sản xuất và tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển.

Thông qua việc phân bổ nguồn lực một cách trực tiếp vào các dự án, các chương trình mục tiêu quốc gia, chi NSNN thúc đẩy việc nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, để tạo ra các mô hình sản xuất, chế biến đồng bộ và hiệu quả. Trong các lĩnh vực có nhiều rủi ro như đầu tư xây dựng và hiện đại hóa đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, đầu tư từ NSNN có tác động mạnh đến khả năng thu hút và khuyến khích sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế khác.

1.2.2.2. Chi NSNN tác động đến nhân tố tổ chức sản xuất

- Chi NSNN tác động vào quá trình khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống thông qua việc khai thác các tiềm năng, lợi thế trong phát triển sản xuất làng nghề.

Ở đây, chi NSNN có vài trò là “cầu nối” để thúc đẩy các mối quan hệ tương tác giữa sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống với công nghiệp chế biến, bảo quản và hệ thống tiêu thụ, nhất là hoạt động xuất khẩu.

Đầu tư thúc đẩy hoạt động xuất khẩu: Các khoản đầu tư nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu có thể kể đến là đầu tư cho công tác xúc tiến thương mại, đầu tư kinh phí cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ quốc tế… Nhờ chi NSNN phù hợp cho đầu tư phát triển, đã làm cho cơ sở vật chất kỹ thuật mà đặc biệt là kết cấu hạ tầng, đường giao thông, thông tin của đất nước, các vùng kinh tế phát triển mạnh mẽ, các cơ sở làng nghề được thụ hưởng những lợi ích đó để phát triển.

Thông qua các chính sách chi NSNN, Nhà nước sẽ tạo điều kiện để sản phẩm của các làng nghề trở thành hàng hóa và đẩy mạnh xuất khẩu thông qua việc áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, chế biến, bảo quản… trong nông nghiệp. Từ đó, kích thích khai thác các nguồn tiềm năng trong nông nghiệp, tăng năng suất lao động.

- Chi NSNN tác động vào sự phát triển của các làng nghề truyền thống thông qua vai trò góp phần đào tạo nguồn nhân lực.

Giáo dục và đào tạo là chìa khoá mở cánh cửa tương lai cho cho một nền nông nghiệp lạc hậu. Trong đó, tiềm năng trí tuệ của một đất nước là nhân tố quyết định tốc độ và hiệu quả của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong đó, yếu tố con người đóng vai trò quyết định đến sự phát triển toàn bộ hệ thống của làng nghề. Nguồn nhân lực của hệ thống làng nghề bao gồm các cán bộ của các viện nghiên cứu, các trường đại học, các nghệ nhân, thợ… và các cán bộ trong các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực này. Chi đầu tư của Nhà nước cho chương trình đào tạo dài hạn trong nước; chi cho giáo dục phổ thông, đào tạo tay nghề, đào tạo đại học góp phần tạo ra một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, làm thay đổi về chất lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, đầu tư vào các chương trình đào tạo ngắn hạn sẽ góp phần trang bị kiến thức cơ bản cho nông dân và người dân trong lĩnh vực của các cơ sở làng nghề. Ngoài ra, chính sách tín dụng hợp lý đối với những sinh viên tham gia nghiên cứu các đề tài liên quan đến lĩnh vực làng nghề sẽ góp phần tăng thêm đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, có khả năng gắn lý luận với thực tiễn, giải quyết nhiều vấn đề mà thực tiễn đặt ra trong hoạt động làng nghề.

1.2.2.3. Chi NSNN tác động đến yếu tố thị trường

Chi NSNN tác động vào quá trình khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống thông qua việc góp phần tích cực hình thành đồng bộ hệ thống thị trường các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra”, thúc đẩy sản xuất làng nghề theo hướng tập trung, qui mô lớn và hiện đại. Thông qua các hoạt động chi NSNN, Nhà nước sẽ góp phần làm thay đổi các điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống. Theo đó:

Ở yếu tố đầu vào, đặc biệt đầu tư cơ sở hạ tầng có tác dụng lớn đến khả năng cung sản phẩm. Hệ thống cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, thủy lợi, điện có vai trò quan trọng trong việc hạ giá thành cũng như tăng năng suất lao động. Đầu tư công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật là động lực cho việc tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, thông qua hoạt động đầu tư cho công nghiệp chế biến: Với vai trò là một kênh tiêu thụ lớn sản phẩm, việc đầu tư xây dựng, phát triển công nghiệp chế biến có tác động rất lớn đến việc tăng cầu sản phẩm. Tăng cường đầu tư cho công nghiệp chế biến và gắn kết công nghiệp chế biến với sản xuất sản phẩm sẽ phát huy tối đa hiệu quả kinh tế và xã hội.

Công nghệ chế biến tiên tiến, đa dạng sẽ mở rộng khả năng tiêu thụ sản phẩm với vai trò nguyên liệu đầu vào.

Tác động của chi NSNN ở yếu tố đầu ra được thể hiện:

+ Đầu tư phát triển tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động nông nghiệp nông thôn, qua các chương trình mục tiêu nhằm khuyến khích phát triển làng nghề, các khoản đầu tư từ NSNN đã có tác dụng với vai trò vốn mồi, tăng thêm công ăn, việc làm cho người lao động nông thôn, cải thiện thu nhập cho hộ gia đình, trên cơ sở đó tác động không nhỏ làm tăng nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư khu vực nông thôn, trong đó kể cả nhu cầu về sản phẩm làng nghề.

Hệ thống các giải pháp tài chính mà Nhà nước sử dụng để tác động vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hoạt động của các làng nghề nói riêng bao gồm: Chi NSNN, thuế, tín dụng, bảo hiểm, tỷ giá hối đoái, giá cả… trong đó các giải pháp có tác động mạnh mẽ nhất như: chính sách chi NSNN, thuế và tín dụng.

* Cơ chế tác động của chi NSNN

Cơ chế tác động của chi NSNN đến các cơ sở SXKD của làng nghề là tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình hình tài chính của các cơ sở làng nghề.

Khắc phục những ảnh hưởng bất lợi của nền kinh tế thị trường đến tình hình tài chính, cũng như các hoạt động SXKD của các làng nghề, tạo điều kiện cho các cơ sở này hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh các cơ sở làng nghề.

- Tác động trực tiếp: Chi NSNN có thể tác động trực tiếp đến sự phát triển của các làng nghề truyền thống thông qua các khoản chi cho hoạt động đào tạo nghề ở các làng nghề. Các khoản chi cho đào tạo nghề ở các làng nghề có thể bao gồm:

+ Chi đầu tư phát triển cho đào tạo nghề. Là khoản chi phát sinh không thường xuyên nhằm mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho từng cơ sở dạy nghề. Chi đầu tư cho đào tạo nghề có thể bao gồm: chi đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp trường học, phòng học, xưởng thực hành và các trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập ở các trung tâm đào tạo nghề, các cơ sở dạy nghề.

Chi đầu tư phát triển cho đào tạo nghề ở các làng nghề không chỉ đơn thuần cung cấp nguồn lực tài chính để duy trì, củng cố và phát triển cơ sở vật chất, thiết bị cho dạy nghề mà còn có tác dụng định hướng, điều chỉnh các hoạt động dạy nghề phát triển theo mục tiêu nhất định.

+ Chi thường xuyên cho hoạt động đào tạo nghề. Bao gồm các khoản chi như chi con người thuộc mỗi cơ sở đào tạo nghề, chi về nghiệp vụ chuyên môn giảng dạy, học tập, chi quản lý hành chính cho hoạt động đào tạo nghề…

+ Chi chương trình mục tiêu quốc gia cho hoạt động đào tạo nghề ở các làng nghề.

Hoạt động đào tạo nghề ở các làng nghề là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đến giá thành sản phẩm cũng như tính cạnh tranh của các cơ sở làng nghề. Hầu hết các cơ sở làng nghề muốn phát triển bền vững đều quan tâm đến hoạt động đào tạo nghề. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn, chi phí đào tạo nghề tại từng làng nghề có thể còn nhỏ lẻ, manh mún. Từng cơ sở đào tạo nghề tự tổ chức các khóa đào tạo nghề cho người lao động thì chi phí rất cao, không hiệu quả. Do vậy, thông qua các khoản chi NSNN cho hoạt động đào tạo nghề ở các làng nghề tại địa phương, liên vùng hoặc mang tính quốc gia sẽ hiệu quả hơn, thể hiện tính chuyên nghiệp trong hoạt động đào tạo. Do vậy, sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng về tài chính cho các cơ sở làng nghề. Bản chất của các

khoản chi NSNN là những khoản chi không có tính hoàn trả, với mục đích hỗ trợ các cơ sở làng nghề. Tuy nhiên, thông thường các khoản chi không có tính hoàn trả thường tạo ra tâm lý ỷ lại đối với các chủ thể có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề. Hơn nữa với nguồn lực có hạn, nếu các khoản chi nhằm hỗ trợ cho hoạt động đào tạo nghề của các làng nghề đều hoàn toàn phụ thuộc vào NSNN sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn ngân sách, không hiệu quả, không phát huy được tính chủ động và linh hoạt của các chủ cơ sở làng nghề. Vì vậy, hoạt động đào tạo nghề cho các làng nghề nên kết hợp theo phương thức huy động đa dạng các nguồn thu, bao gồm cả NSNN, kể cả các tổ chức, cá nhân tài trợ và chủ cơ sở SXKD. Khi các khoản chi cho đào tạo nhân lực ở các làng nghề được chú trọng cả về nội dung đào tạo, về chất lượng đào tạo nghề, về hình thức đào tạo nghề sẽ góp phần nâng cao chất lượng các lao động làng nghề, qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao vị thế và thương hiệu của các làng nghề, là nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của các làng nghề.

- Tác động gián tiếp: Chi NSNN có thể tác động gián tiếp đến sự phát triển của các làng nghề thông qua các khoản chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng của các làng nghề, các khoản chi hỗ trợ về thị trường tiêu thụ sản phẩm, về các yếu tố nguồn lực đầu vào cho các làng nghề. Mọi hoạt động của cơ sở SXKD làng nghề chủ yếu diễn ra trong địa bàn nơi cơ sở làng nghề đóng trụ sở, vì vậy cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại địa bàn, thị trường các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của các chủ cơ sở làng nghề phát triển, chi phí sản xuất kinh doanh giảm, giá thành có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng chủng loại ở các làng nghề của tỉnh khác, thị trường tiêu thụ tốt là một trong yếu tố thuận lợi để thúc đẩy sự gia tăng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở SXKD làng nghề. Chính những nhân tố đặc thù địa phương như cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường đầu tư… có ảnh hưởng tới chi phí, rủi ro, rào cản cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến giá trị (lợi nhuận) kỳ vọng của doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp cũng trở thành điểm xuất phát, kỳ vọng của môi

trường đầu tư tại địa phương. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói riêng và môi trường đầu tư nói chung không chỉ có tác động gián tiếp mang lại lợi nhuận cho bản thân doanh nghiệp, mà còn mang lại lợi ích cho xã hội, cho chủ thể khác khi tham gia vào hoạt động của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Tác động của chi NSNN đối với sự phát triển của các làng nghề có thể thể hiện thông qua các yếu tố chủ yếu sau: (i) Đối với yếu tố sản xuất của các làng nghề: tác động tới lĩnh vực đào tạo lao động, tới đất đai, mặt bằng sản xuất và yếu tố khác; (ii) Đối với các ngành hỗ trợ và liên quan đến hoạt động SXKD của các làng nghề, ngân sách địa phương có thể trực tiếp thực hiện các khoản chi dịch vụ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp như trợ giúp pháp lý, xúc tiến thương mại, đầu tư…;

(iii) Đối với các yếu tố đầu ra của làng nghề, chi NSNN có thể hỗ trợ các thông tin tiếp cận cho làng nghề, giúp các làng nghề định hướng thị trường đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, mặt khác định hướng cho người tiêu dùng những hàng hóa chất lượng có lợi cho các làng nghề.

Như vậy, tác động của chi NSNN đối với sự phát triển của các làng nghề chủ yếu thông qua tác động nhằm tạo ra sự khác biệt của môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề.

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính để phát triển làng nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(233 trang)