Thực trạng sử dụng giải pháp tín dụng đối với phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính để phát triển làng nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 111 - 125)

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ VÀ CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

2.4. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TỈNH NGHỆ AN

2.4.2. Thực trạng sử dụng giải pháp tín dụng đối với phát triển làng nghề

Nhờ đó, nguồn vốn tín dụng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ nông dân mở rộng, phát triển sản xuất, chăn nuôi, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy hình thành phát triển các vùng sản xuất hàng hóa… [57].

Một số chính sách tín dụng thời gian qua đã hướng đến sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng như:

- Cho phép TCTD được xem xét cho vay không phải đảm bảo bằng tài sản đối với hộ nông dân, chủ trang trại sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp mang tính sản xuất hàng hóa, hợp tác xã làm dịch vụ cung ứng vật tư, cây, con giống, hợp tác xã đã ký được hợp đồng xuất khẩu, hướng dẫn một số chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản.

- Hỗ trợ các TCTD có tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn lớn (từ 40% trở lên) thông qua tái cấp vốn và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

- Tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng mạng lưới tại các vùng sâu, vùng xa, các địa bàn nông nghiệp nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

- Chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh, đa dạng hóa hoạt động tín dụng ở nông thôn, đáp ứng nhu cầu vốn phát sinh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đơn giản hóa thủ tục vay vốn cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ về pháp lý, an toàn vốn vay, đặc biệt là đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Điều chỉnh giảm mạnh và liên tục mặt bằng lãi suất thông qua việc giảm các mức lãi suất điều hành của NHNN, qui định trần và điều chỉnh giảm mạnh lãi suất huy động làm cơ sở để các TCTD giảm lãi suất cho vay, qui định trần và giảm dần mức lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng. Theo đó, mặt bằng lãi suất cho vay đến cuối năm 2015 đã giảm mạnh ở ở mức thấp, chỉ bằng 40% lãi suất năm 2011, thấp hơn mức lãi suất của giai đoạn 2005- 2006. Đối với các lĩnh vực ưu tiên hiện nay, mặt bằng lãi suất cho vay bằng VNĐ phổ biến ở mức 8-10%/năm đối với ngắn hạn, các NHTM nhà nước tiếp tục áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9%- 10%/năm (thấp hơn so với lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8% - 9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3% - 11%/năm đối với trung và dài hạn).

2.4.2.1. Thực trạng sử dụng giải pháp tín dụng đối với kết cấu hạ tầng làng nghề

Tại Nghệ An, UBND tỉnh qui định mức hỗ trợ cao hơn đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường... cho thuê xây dựng cơ sở hạ tầng được hỗ trợ tiền vay ngân hàng với giá trị vốn vay đầu tư ban đầu không quá 10 tỷ đồng (bao gồm cả giá trị sửa chữa, xây dựng mới) cho cơ sở thực hiện xã hội hóa trong thời gian 3 năm. Như vậy, thông qua qui định này góp phần hỗ trợ các cơ sở thực hiện kết cấu hạ tầng về kinh tế- xã hội cho sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh.

Quỹ Bảo vệ môi trường Nghệ An là tổ chức tài chính Nhà nước, được thành lập theo Quyết định số 43/2011/QĐ-UBND ngày 13/09/2011 của UBND tỉnh Nghệ An. Quỹ Bảo vệ môi trường Nghệ An có chức năng hỗ trợ tài chính cho các tổ chức, cá nhân có các chương trình, dự án đầu tư hoặc phương án đề nghị tài trợ thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường có mục tiêu cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường; xử lý chất thải, tái chế chất thải hoặc phế liệu;

phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường; nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng; bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Kết quả đạt được:

- Từ năm 2011 đến 2015, bên cạnh nguồn ngân sách Trung ương và tỉnh, nguồn vốn vay từ các ngân hàng phục vụ cho các dự án được coi là kênh quan trọng trong huy động vốn đầu tư toàn xã hội. Đến tháng 11/2015, nguồn vốn huy động được từ ngân hàng và chi nhánh trên địa bàn Nghệ AnNghệ An đạt 26.271 tỷ đồng. Chương trình đã tác động rõ rệt đến sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp và đời sống nông thôn, góp phần đầu tư trên 358.200 km kênh mương;

649.300 km đường giao thông nông thôn; xây dựng khoảng 30.000 ha cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản; đầu tư gần 1.000 làng nghề ở nông thôn; gần 600 trạm bơm phục vụ tưới tiêu...

- Kể từ khi thành lập đến năm 2015, Quỹ Bảo vệ môi trường Nghệ An tập trung thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án đầu tư bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh như cho vay lãi suất ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân có các dự án đầu tư thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường như: (i) Dự án đầu tư xây dựng hệ thống Biogas xử lý chất thải chăn nuôi; (ii) Dự án thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt; (iii) Dự án giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề; (iv) Dự án đầu tư bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mức cho vay không vượt quá 70% tổng chi phí của chương trình, dự án. Lãi suất cho vay ưu đãi: 3,6%/năm. Thời hạn vay: Không quá 5 năm.

Hạn chế:

- Năng lực lập dự án đầu tư của một số chủ đầu tư còn hạn chế, nhiều dự án có công nghệ đặc thù, yêu cầu cao về mặt kỹ thuật công nghệ nhưng khả năng vận hành của chủ đầu tư còn hạn chế (chủ yếu dự án xử lý rác thải). Đối với các dự án đầu tư hạ tầng giao thông: Năng lực quản lý dự án của một số chủ đầu tư còn hạn chế, một phần do đặc thù các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng như dự án hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, cấp nước thực hiện trên diện tích rộng, thường đi qua nhiều tỉnh nên việc chậm tiến độ đã làm chi phí tăng cao.

- Thủ tục triển khai nhiều dự án còn vướng trong công tác giải phóng mặt bằng.

- Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, Ngành quản lý lĩnh vực đầu tư và xây dựng. Công tác xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án, tổng dự toán và thiết kế kỹ thuật vừa chậm vừa chưa bảo đảm bảo chất lượng, phải sửa đổi và kéo dài thời gian thi công.

- Khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các dự án, năng lực tài chính của chủ đầu tư, nhiều dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư do trượt giá ngoại tệ và vật tư, nhiên liệu.

- Hiệu quả thu hồi vốn: một số dự án do hoàn thành không đúng tiến độ đã ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn khấu hao để trả nợ vốn tín dụng, làm tăng áp lực về vốn cho NHPT trong việc tiếp tục bố trí vốn tín dụng cho các dự án khác.

- Nhiều dự án theo cơ chế được cấp một phần vốn từ ngân sách Nhà nước như dự án xử lý rác thải, Chương trình Kiên cố hóa kênh mương nhưng thực tế nguồn ngân sách Nhà nước hiện nay chưa được bố trí ảnh hưởng đến hiệu quả của một số dự án.

Nguyên nhân:

- Đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề chưa được đầu tư đúng mức mà chỉ được lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia là chủ yếu. Mặc dù trong những năm qua, vốn NN chi cho các công trình này tăng lên, thêm vào đó là vốn xã hội hóa nhưng theo khảo sát của thì hiện nay hệ thống giao thông, điều kiện sinh hoạt ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra. Các doanh nghiệp đứng ra vay vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng hay xử lý ô nhiễm môi trường thì khả năng thu hồi vốn sẽ khó khăn.

2.4.2.2. Thực trạng sử dụng giải pháp tín dụng đối với nhân tố tổ chức sản xuất

- Chính sách cho vay thương mại thông thường.

Hộ sản xuất kinh doanh của làng nghề và các DN LN có thể tiếp cận tín dụng nông thôn từ 3 nhóm: Tín dụng chính thức, tín dụng phi chính thức và tín dụng bán chính thức.

+ Tổ chức tín dụng chính thức bao gồm: Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, và một số ngân hàng thương mại khác.

+ Tín dụng bán chính thức bao gồm: tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội, nguồn vay khác.

+ Tín dụng phi chính thức gồm: người cho vay cá thể, bạn bè, họ hàng.

Thông thường tổ chức tín dụng chính thức đóng vai trò rất quan trọng ở khu vực nông nghiệp nông thôn. Nguồn tín dụng phi chính thức cũng đóng vai trò quan trọng. Nguồn tín dụng phi chính thức có đặc điểm là thủ tục vay vốn đơn giản, quan hệ tín dụng chủ yếu dựa trên mối quan hệ quen biết trong cộng đồng nên không yêu cầu cao về tài sản thế chấp, lãi suất của các khoản vay rất linh hoạt, có thể rất cao lên tới 10%- 20%/tháng nếu vay từ các hộ cho vay cá thể nhưng lại có thể rất thấp 0% nếu như vay của bạn bè, người thân. Các khoản vay từ nguồn vốn bán chính thức đóng vai trò nhỏ hơn trong hệ thống tín dụng đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Tín dụng chính thức đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An chủ yếu được cung cấp bởi hai ngân hàng là: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàng chính sách thông qua các Quỹ. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tập trung thực hiện cho vay theo chương trình, dự án mục tiêu, hỗ trợ về tài chính tại các làng nghề, khách hàng chủ yếu là các hộ nông dân. Ngân hàng Chính sách xã hội chủ yếu thực hiện các chương trình hỗ trợ cho vay hộ nghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng trợ giúp xã hội; nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng này là từ NSNN. Trên thực tế, khoản vay từ ngân hàng Chính sách xã hội thường có giá trị nhỏ, lãi suất thấp, thời hạn khoản vay dài hơn

so với các khoản vay từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Những khoản vay này phù hợp với hộ nghèo, hộ có qui mô nhỏ, kinh doanh nhỏ có nhu cầu vốn thấp. Khoản vay từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn có độ đa dạng hơn về giá trị, lãi suất và thời hạn.

Một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn đã quy định việc Nhà nước hỗ trợ tài chính dưới hình thức tín dụng ngân hàng với lãi suất ưu đãi, góp phần mở rộng phạm vi và cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng hỗ trợ cho các hộ và DN tại các làng nghề. Chính phủ tiếp tục hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng đối với một số mặt hàng xuất khẩu, trong đó có mặt hàng TCMN xuất khẩu của các làng nghề.

Bên cạnh đó, các cơ sở kinh doanh trong các làng nghề còn được Quỹ hỗ trợ phát triển cho vay tín dụng đầu tư, hỗ trợ lãi suất đầu tư, bảo hành tín dụng đầu tư.

Để thực hiện các cơ chế chính sách tín dụng đối với các cơ sở sản xuất làng nghề, các NHTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã tổ chức triển khai sâu rộng và tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như cơ chế chính sách của ngành ngân hàng về phát triển ngành nghề nông thôn.

NHNN Việt Nam chỉ đạo các NHTM hướng dẫn cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn biết thủ tục vay vốn đơn giản, thông báo công khai, có hình thức cho vay thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở này vay vốn phát triển sản xuất.

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để chủ cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn và người dân có thể tiếp cận và hiểu rõ các chủ trương, chính sách cũng như các thủ tục của ngân hàng trong việc vay vốn.

- Các chính sách tín dụng đặc thù áp dụng đối với cơ sở sản xuất làng nghề.

Đồng thời, NHNN đã ban hành nhiều chính sách điều hành nhằm tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung ưu tiên trong đó có các DNN&V; Ban hành qui định hướng dẫn các TCTD rà soát các khoản nợ đến hạn mà DNN&V gặp khó khăn trong việc trả nợ, căn cứ trên dự án/ phương án kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng để xem xét, miễn, giảm lãi vay, không thu lãi quá hạn; cơ cấu lại nợ mà không chuyển nhóm nợ của khách hàng.

- Chính sách lãi suất thấp nhằm tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn về vốn cho các làng nghề

Thông qua các công cụ điều hành của chính sách tiền tệ, có kết hợp cả các biện pháp hành chính, công cụ trực tiếp, các công cụ gián tiếp. Đến nay mặt bằng lãi suất giảm đáng kể, lãi suất cho vay ngắn hạn ở mức 7%- 9%/năm; lãi suất cho vay trung và dài hạn ở mức 9%-11%/năm, các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, có phương án/dự án khả thi thì lãi suất cho vay chỉ còn 5%- 6%/năm. Tính đến cuối năm 2015, mặt bằng lãi suất cho vay chỉ bằng 40% cuối năm 2011. Với mức lãi suất cho vay hiện nay tương đương với mức lãi suất cho vay của giai đoạn 2005 - 2006 là giai đoạn kinh tế phát triển ổn định. Điều này góp phần quan trọng giảm chi phí vốn vay, hỗ trợ tích cực cho sản xuất kinh doanh của các DNN&V và lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cũng như toàn bộ nền kinh tế.

Một số kết quả đạt được về tín dụng cho làng nghề tại Nghệ An

Lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh thương mại thông qua NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn, NHCS, Quỹ tín dụng...thấp hơn so với các NHTMCP. Điều đó phần nào hỗ trợ tích cực cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như hộ sản xuất kinh doanh.

Dư nợ của các hộ sản xuất kinh doanh của làng nghề cũng tăng lên đáng kể thông qua số dư tại NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An

Bảng 2.6: Tỷ trọng dư nợ ngành nghề nông thôn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2015

Đơn vị: tỉ đồng TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015

1 Toàn tỉnh 4.500 10.700 19.380 32.870 44.190 47.580 2 Phát triển nông

nghiệp nông thôn

1.150

3.690 5.190 6.870 7.380 8.035 3

Tín dụng cho hộ sản xuất và kinh doanh làng nghề

453 1.482 2.335 2.610 3.173 3.800 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An qua các năm

Với chiến lược tập trung đầu tư để phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước ta, mà nội dung trọng tâm là khôi phục và phát triển các làng nghề, các NHTM trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã thực hiện cho vay mở rộng đối với làng nghề. Trong những năm qua, vốn tín dụng của ngân hàng đã góp phần khá lớn và quan trọng vào quá trình phát triển của làng nghề. Có thể nói rằng hoạt động cấp tín dụng đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh đã có những bước đi đúng đắn và phù hợp, góp phần không nhỏ vào việc cung ứng vốn cho đầu tư và phát triển kinh doanh tại làng nghề, đồng thời cũng mang lại hiệu quả cho chính bản thân ngân hàng.

Đặc biệt NHNN&PTNT thời gian gần đây đã triển khai áp dụng các sản phẩm tài chính ngày càng phù hợp hơn, đặc biệt là những sản phẩm tài chính dành cho khu vực nông nghiệp, nông thôn nói chung. Một vài sản phẩm mới tiêu biểu mà khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận qua mạng lưới của NHNN&PTNT trên toàn quốc. Đó là:

- Cho vay hộ sản xuất kinh doanh theo hạn mức trong thời gian dài. Các khách hàng là hộ gia đình sản xuất kinh doanh qui mô nhỏ có thu nhập ổn định được vay trọn gói theo hạn mức tối đa 200 triệu đồng trong thời gian 3 năm.

- Cho vay lưu vụ. Khách hàng nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm, theo đó dư nợ gốc của chu kỳ trước có thể tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá 2 chu kỳ sản xuất liên tiếp.

- Cho vay tổ liên kết và cho vay theo chuỗi giá trị. NHNN &PTNT Việt Nam phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên… để tuyên truyền và hỗ trợ người dân thực hiện các thủ tục vay vốn thông qua hình thức các tổ vay vốn. Theo đó những khách hàng có nhu cầu vay vốn nhỏ lẻ (thường dưới 50 triệu đồng) có cùng chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc đang muốn hợp tác cùng sản xuất kinh doanh có thể tham gia vào tổ vay vốn của các tổ chức chính trị xã hội. Những tổ này hoạt động giống như một bộ phận kéo dài của ngân hàng chuyên trách việc tư vấn và lập hồ sơ xin vay cho khách hàng.

- Làng nghề sử dụng vốn vay từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm từ năm 2010 đến tháng 7/2015, Liên minh HTX tỉnh Nghệ An được Liên minh HTX Việt

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính để phát triển làng nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 111 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(233 trang)