Thực trạng sử dụng giải pháp thuế đối với phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính để phát triển làng nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 125 - 134)

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ VÀ CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

2.4. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TỈNH NGHỆ AN

2.4.3. Thực trạng sử dụng giải pháp thuế đối với phát triển làng nghề

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp truyền thống được hưởng các chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

+ Đối với các hộ kinh doanh cá thể, nếu nộp thuế khoán thì được miễn thuế 2 năm và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo từ khi thành lập.

+ Thuế Bảo vệ môi trường nhằm khuyến khích việc khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên. Việt Nam đang áp dụng một số công cụ kinh tế để quản lý ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường làng nghề nói riêng, như: Phí bảo vệ môi trường; Luật thuế bảo vệ môi trường..., đồng thời, để đa dạng hóa nguồn tài chính cho hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường ở nước ta, Quĩ Bảo vệ môi trường đã được thành lập. Một trong những nhiệm vụ của quĩ này là hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án, các hoạt động bảo tồn thiên nhiên, và đa dạng hóa sinh học, phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường...

Quy định của các sắc thuế liên quan đến môi trường hiện hành như thuế tài nguyên, thuế TNDN và các khoản phí, lệ phí khác trong hệ thống thuế Việt Nam đã tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp một phần chi đầu tư giải quyết các vấn đề về môi trường, đồng thời góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của tổ chức, cá nhân trong việc giữ gìn môi trường, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng. Việc quy định ưu đãi thuế đối với lĩnh vực môi trường đã làm cho các doanh nghiệp có ý thức hơn trong việc tìm các biện pháp nhằm hạn chế tác động bất lợi do hoạt động sản xuất của mình gây ra cho môi trường; quan tâm áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến để giảm bớt xả thải chất độc hại ra môi trường. Thúc đẩy doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng công nghệ sạch vào sản xuất, nghiên cứu sử dụng nguyên liệu thay thế nguyên liệu hoá thạch để sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường.

Nghệ An cũng giống như các tỉnh thành trong cả nước đều áp dụng các mức thuế suất như nhau trong cùng một lĩnh vực hoạt động. Vì vậy, không có một đặc thù nào về thuế cho cơ sở hạ tầng của làng nghề tại Nghệ An.

Nguyên nhân:

- Do các làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An chủ yếu tồn tại dưới hình thức hộ gia đình sản xuất làng nghề, vì vậy sẽ nộp thuế GTGT và thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, ảnh hưởng tác động của chính sách thuế đối với kết cấu hạ tầng làng nghề sẽ trực tiếp tác động thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế bảo vệ môi trường. Vì vậy, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa chịu sự tác động nhiều từ các sắc thuế hiện hành.

- Các cơ sở sản xuất làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhìn chung qui mô còn nhỏ, sản xuất còn may mún, theo mô hình hộ gia đình là chủ yếu, chưa có các dự án, kế hoạch dài hạn cho việc phát triển sản xuất kinh doanh. Do vậy, chưa mạnh dạn có các dự án, kế hoạch cải thiện môi trường và sử dụng ưu đãi từ Quĩ Bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh cho việc cải tạo, chống ô nhiễm môi trường, tạo ra kết cầu hạ tầng cho phát triển sản xuất kinh doanh.

2.4.3.2. Thực trạng sử dụng giải pháp thuế đối với nhân tố tổ chức sản xuất Thuế đối với nhân tố tổ chức sản xuất của làng nghề cũng không có những đặc thù riêng tại Nghệ An. Ở đây tác giả chỉ đề cập đến hình thức quản lý về thuế trong góc độ vĩ mô, thuế ảnh hưởng chung đến các hộ sản xuất kinh doanh nói chung và của làng nghề nói riêng.

Theo qui định hiện hành, các chính sách về thuế góp phần tác động đến các yếu tố sản xuất được thể hiện:

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất làng nghề đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và năng suất lao động.

Luật thuế GTGT năm 2013 quy định trường hợp không chịu thuế là “Máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ;…”.

Quy định này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu và sử dụng các loại máy móc thiết bị này từ nước ngoài không phải nộp khoản thuế GTGT tại khâu nhập khẩu, giúp cho doanh nghiệp có thêm một nguồn vốn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp ưu tiên đầu tư vốn để nhập khẩu các loại máy móc thiết bị tiên tiến từ nước ngoài, đổi mới dây chuyền công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.

- Góp phần đẩy mạnh các cơ sở sản xuất làng nghề đầu tư mở rộng qui mô sản xuất.

Thông qua chính sách miễn, giảm thuế các cơ sở sản xuất làng nghề nông thôn có điều kiện tập trung đầu tư mở rộng SXKD. Các cơ sở SXKD mua sắm, đầu tư TSCĐ sẽ được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào đã trả khi mua sắm, xây dựng hoặc những máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dụng trong nước chưa sản xuất được, phải nhập khẩu đề đầu tư hình thành TSCĐ. Đồng thời, thuế GTGT cũng có ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất các sản phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản chưa qua chế biến do người trực tiếp sản xuất, trực tiếp khai thác trực tiếp bán ra không chịu thuế GTGT.

Đối với thuế NK, các cơ sở SXKD trong nước cũng được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị trong nước chưa sản xuất được để đầu tư hình thành TSCĐ.

Các cơ sở SXKD đầu tư vào các ngành nghề, địa bàn, lĩnh vực khuyến khích đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi thuế TNDN, bao gồm cả thuế suất nhỏ hơn thuế suất phổ thông hoặc miễn, giảm thuế TNDN.

- Tác động vào sự ổn định và phát triển SXKD ở các làng nghề.

Với chính sách ưu đãi về đối tượng không chịu thuế, đối tượng không phải kê khai nộp thuế, thuế suất 0% hoặc các qui định về khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào đối với hàng xuất khẩu đã có tác động tích cực đối với hàng hóa xuất khẩu, đến sự phát triển sản xuất và tìm kiếm thị trường đầu ra cho các cơ sở sản xuất làng nghề.

Đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ sẽ được áp dụng thuế suất 0%. DN xuất khẩu vật tư, thiết bị, nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu tại chỗ, sau khi hoàn thành thủ tục xuất khẩu tại chỗ, doanh nghiệp được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đối với phần vật tư, nguyên liệu tương ứng với sản phẩm xuất khẩu tại chỗ.

Bên cạnh đó, UBND yêu cầu cơ quan thuế (Cục thuế, Chi cục thuế thành phố và các huyện, thị) thực hiện triệt để các chính sách ưu đãi về thuế đối với các cơ sở kinh doanh, hộ cá thể sản xuất TTCN, làng nghề như: Thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư miễn, giảm thuế TNDN nếu thành lập và hoạt động ở các huyện có địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; Các cơ sở sản xuất TTCN và làng nghề được phép khai thác tài nguyên phục vụ sản xuất, chế biến được miễn, giảm thuế tài nguyên theo qui định hiện hành của Luật thuế Tài nguyên. Đây là các qui định nhằm hướng đến sự ổn định và tạo điều kiện cho hoạt động SXKD của các làng nghề Nghệ An thời gian qua.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào làng nghề, đặc biệt là các nghệ nhân.

Thời gian qua, số hộ và số cơ sở sản xuất làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An không ngừng tăng lên cả về số lượng và qui mô, thu hút được nhiều lao động không chỉ trong các làng nghề, mà cả các vùng lân cận, giá trị sản xuất CN -

TTCN và kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn.

- Hầu hết các cơ sở sản xuất làng nghề đều chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách thuế hiện hành có liên quan, góp phần tăng thu NSNN, đây cũng là điều kiện để các địa phương tăng khả năng đầu tư trở lại cho các làng nghề và hỗ trợ quĩ khuyến công, nhằm phát triển làng nghề.

- Các địa phương đã sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn, trong đó thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp. Các địa phương được để lại 100%, là điều kiện quan trọng thúc đẩy làng nghề phát triển.

- Với chính sách các nghệ nhân có cơ sở đào tạo, dạy nghề do hoạt động truyền dạy nghề thì không phải nộp thuế GTGT đã thực sự khuyến khích các nghệ nhân làng nghề truyền thống, bỏ vốn đầu tư cơ sở sản xuất, dạy nghề cho các cơ sở sản xuất làng nghề có nhu cầu, từ đó tạo điều kiện cho làng nghề phát triển.

- Hỗ trợ giảm gánh nặng chi phí tuân thủ thuế cho các làng nghề

Bao gồm các qui định về ngưỡng doanh thu kê khai thuế GTGT, áp dụng phương pháp tính thuế GTGT giản đơn, và áp dụng chế độ thuế khoán. Cụ thể:

+ Ngưỡng doanh thu kê khai thuế GTGT là 100 triệu đồng/năm. Cơ sở sản xuất siêu nhỏ có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống sẽ được miễn kê khai nộp thuế GTGT. Qui định này sẽ giúp các cơ sở sản xuất siêu nhỏ như các làng nghề giảm toàn bộ gánh nặng thuế nói chung và chi phí tuân thủ nói riêng.

+ Giảm tần suất kê khai thuế: Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có doanh thu < 20 tỷ đồng năm được kê khai, nộp thuế GTGT theo quí. Qui định này các cơ sở sản xuất nhỏ sẽ được giảm tần suất kê khai nộp thuế GTGT (từ 12 lần/năm xuống 4 lần/năm), góp phần giảm chi phí tuân thủ thuế.

+ Áp dụng chế độ thuế khoán. Các cơ sở sản xuất kinh doanh có doanh thu trên mức ngưỡng kê khai thuế GTGT nhưng không thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ sẽ được áp dụng mức thuế khoán tính trên doanh thu đối với thuế GTGT, thuế TNDN và thuế tài nguyên.

Thời gian qua, nhiều thủ tục hành chính đã được cắt giảm và đơn giản hóa, ngành Thuế đã rà soát để sửa đổi bổ sung và ban hành mới các qui trình nghiệp vụ, nhất là các qui trình liên quan đến người nộp thuế nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế và nâng cao trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi công vụ.

Với việc cắt giảm, đơn giản hóa hàng trăm thủ tục hành chính, giảm tần suất kê khai thuế đã tạo thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tiết kiệm chi phí tuân thủ, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Tính đến cuối năm 2015, số giờ thực hiện thủ tục hành chính về thuế của các cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ còn 117 giờ (số giờ thực hiện thủ tục hành chính về thuế năm 2013 là 537 giờ, năm 2014 là 167 giờ và năm 2015 là 117 giờ) [54].

Một số kết quả đạt được:

Thời gian qua, ngành thuế nói chung và Cục thuế Nghệ An nói riêng đã tích cực triển khai áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ nhằm cải cách thủ tục hành chính thuế, tạo thuận lợi cho môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề như:

- Đơn giản hoá các qui định trong chính sách thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.

Những thông tin mà NNT phải kê khai chỉ phục vụ cho mục đích thuế đã được loại bỏ, các mẫu biểu tờ khai cũng được đơn giản hơn, giảm số tần suất kê khai nộp tờ khai thuế TNDN… Như vậy, NNT sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian để chuẩn bị kê khai thuế, chỉ cần chuyển dữ liệu từ phần mềm kế toán sang là có thể hoàn thành được việc kê khai thuế, không cần nhập thêm các chỉ tiêu.

Với những sửa đổi, bổ sung trong các qui định về chính sách thuế đã tạo thuận lợi giảm thời gian kê khai thuế của NNT.

- Thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục hành chính thuế.

+ Thực hiện công khai các TTHC thuế, mẫu biểu thủ tục, quy trình giải quyết, thời gian giải quyết... trên Trang Thông tin điện tử của ngành thuế (www.gdt.gov.vn) và tại bộ phận Một cửa của cơ quan thuế các cấp. Tăng cường công tác truyền thông, hỗ trợ người nộp thuế hiểu và thực hiện đúng pháp luật thuế;

duy trì hệ thống tiếp nhận thông tin phản hồi của người nộp thuế thông qua hòm thư góp ý, tổ chức các đường dây nóng...; Cập nhật các văn bản chính sách, hướng dẫn về thuế trên Trang thông tin điện tử ngành thuế; Tổ chức các lớp tập huấn triển khai chính sách, quy định mới về thuế cho các doanh nghiệp; Tổ chức các chuyên mục, chuyên đề về thuế trên các phương tiện thông tin địa chúng như VTV, VOV, các báo, tạp chí... Thường xuyên nắm bắt và phản hồi kịp thời các nội dung liên quan đến công tác thuế do báo chí phản ánh; tổ chức các buổi tiếp xúc, giới thiệu nội dung các chính sách, quản lý thuế mới cho các phóng viên để thông tin kịp thời đến người dân và doanh nghiệp

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế đồng bộ ở tất cả các khâu, các lĩnh vực quản lý thuế.

Ngành Thuế phối hợp với cơ quan Đăng ký kinh doanh thống nhất Mã số đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế thành 01 mã số doanh nghiệp duy nhất theo cơ chế một cửa liên thông; Đơn giản hoá thủ tục, hồ sơ đăng ký thuế. Triển khai dịch vụ đăng thuế điện tử. Đơn giản hoá mẫu biểu, tờ khai thuế theo hướng rõ ràng, minh bạch, loại bỏ những nội dung không cần thiết và trùng lắp giữa các mẫu kê khai; Giảm tần suất kê khai thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ; Triển khai dịch vụ khai thuế điện tử. Phối hợp với Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại trong hợp tác thanh toán trong Dự án: “Nộp thuế qua Ngân hàng” nhằm cải cách thủ tục hành chính thuế.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế.

Tổng cục Thuế đã nâng cấp, xây dựng mới các ứng dụng CNTT phục vụ yêu cầu thay đổi về quản lý thuế và hỗ trợ người nộp thuế; Đặc biệt xây dựng và triển khai hệ thống quản lý thuế tập trung TMS (thay thế, tích hợp 16 ứng dụng quản lý thuế hiện tại vào 1 ứng dụng). Triển khai ứng dụng Khai thuế, Nộp thuế điện tử cho các doanh nghiệp trên toàn quốc nhằm giảm thời gian, công sức của doanh nghiệp trong việc đi lại, chờ đợi để nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và hạn chế sự giao dịch, tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ thuế và người nộp thuế. Nâng cấp các ứng dụng (QHS, QLCV, QTT...) để quản lý, theo dõi

việc nhận, trả hồ sơ hành chính thuế theo cơ chế một cửa, đảm bảo việc giải quyết hồ sơ thuế của cơ quan thuế các cấp đúng quy định, đúng thời hạn.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong cải cách thủ tục hành chính thuế.

Phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh để trao đổi thông tin về đăng ký doanh nghiệp và phân cấp quản lý thuế; Triển khai thí điểm một cửa liên thông qua phương thức giao dịch điện tử về việc khai/nộp thuế trước bạ đăng ký ô tô, xe máy, nhà đất tại một số quận/huyện; rút kinh nghiệm để mở rộng triển khai toàn quốc. Trao đổi thông tin với các cơ quan quản lý nhà nước khác để quản lý thuế (Tài nguyên môi trường; Công thương...); thực hiện chế độ hậu kiểm để đơn giản hóa thủ tục hành chính cho doanh nghiệp nhưng vẫn phòng ngừa, chống thất thu thuế, chống gian lận về khấu trừ, hoàn thuế.

Hạn chế:

- Chưa có chính sách thuế đặc thù áp dụng riêng đối với các cơ sở sản xuất làng nghề truyền thống nói chung và trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng. Do vậy, tác động của chính sách thuế đối với việc phát triển các làng nghề còn mờ nhạt.

- Các cơ sở sản xuất làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An chủ yếu nộp thuế GTGT và thuế TNCN theo hình thức áp dụng tỷ lệ % trên doanh thu. Số lượng các cơ sở sản xuất làng nghề có doanh thu từ 100 triệu đồng/ năm trở xuống sẽ không phải nộp thuế nhiều. Do vậy, mặc dù thời gian qua ngành thuế nói chung và Cục thuế Nghệ An nói riêng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính thuế, cải thiện môi trường kinh doanh cho Người nộp thuế. Song tác động của công tác quản lý thuế đến sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh chưa nhiều, chưa có hiệu quả rõ rệt.

2.4.3.3. Thực trạng sử dụng giải pháp thuế đối với yếu tố thị trường

Với chính sách thuế TNDN mới áp dụng từ 1.1. 2015 bỏ mức khống chế của chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị khi xác định chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN. Qui định này đã góp phần khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh tăng cường các hoạt động quảng cáo,

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính để phát triển làng nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 125 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(233 trang)