Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính để phát triển làng nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 59 - 64)

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ VÀ CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

1.3. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

1.3.1. Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

a. Trung Quốc

Trước hết Trung Quốc đã thực hiện những cải cách kinh tế theo hướng tập trung khai thác thế mạnh của nền kinh tế nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở coi trọng vai trò kinh tế hộ. Nhờ đó kinh tế Trung Quốc đã có sự thay đổi, tạo việc làm cho hơn 80 triệu lao động ở nông thôn và thu nhập của nông dân tăng bình quân từ 2% đến 3%/một năm. Trung Quốc chủ yếu tập trung vào các giải phá tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các xí nghiệp hương trấn được thành lập từ các hợp tác xã, tổ chức của những người làm nghề thủ công như dệt tơ lụa, luyện kim, làm giấy…. Cụ thể:

1. Thuế: Quy định các chính sách thuế khác nhau cho từng vùng nghề khác nhau, ưu tiên các xí nghiệp hương trấn, hạ mức thuế xuống áp dụng cho các xí nghiệp hương trấn, miến thuế trong 3 năm.

2. Tín dụng: Cung cấp tín dụng cho xí nghiệp hương trấn, một số NH tham gia vào cho vay đối với các xí nghiệp hương trấn.

Ngoài ra, đầu tư vào khoa học công nghệ là bước đi của Trung Quốc tới những vùng nông thôn. từ năm 1986, Trung Quốc đã đề ra chương trình “đốm lửa”.

Thực chất đó là bước thứ hai của công nghiệp hóa nông thôn với mục tiêu chủ yếu là chuyển giao KH&CN, kỹ thuật tới những vùng nông thôn rộng lớn, kết hợp khoa học kỹ thuật với kinh tế. Bốn nguyên tắc của chương trình “đốm lửa” là: hướng vào thị trường; vốn hoạt động tự góp cộng với vay ngân hàng; đường lối công nghệ là

“quay vòng ngắn”; huy động mọi lực lượng khoa học kỹ thuật từ tăng cường cho xí nghiệp hương trấn để giải quyết vấn đề chất lượng sản phẩm [33].

b. Thái Lan

Đối với Thái Lan, ngoài sự giúp đỡ về mặt tài chính, để khắc phục tình trạng thuế suất cao ở những sản phẩm trung gian, các nguyên liệu thô và máy móc

do chiến lược thay thế nhập khẩu đem lại. Chính Phủ Thái Lan có chính sách giảm thuế hàng loạt đối với các phụ kiện, linh kiện và có luật khuyến khích các làng nghề hiện đại hoá sản xuất với những tiêu chuẩn được xác định rõ ràng. Nếu như các cơ sở nào đổi mới công nghệ phù hợp với những tiêu chuẩn qui định sẽ được giảm thuế. Các cơ sở manh mún và nhỏ lẻ thì được khuyến khích giải thể để thành lập xí nghiệp mới, Nhà nước sẽ có khoản vốn cho vay để kích thích việc kết hợp và miễn thuế cho khoản đầu tư đó.

Đồng thời, để tạo điều kiện cho các nghề thủ công phát triển, ngoài việc cung cấp các khoản tín dụng thích hợp, Thái Lan đã hỗ trợ làng nghề bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp dành những hợp đồng phụ cho các hoạt động thủ công nghiệp ở nông thôn, giúp đỡ về mặt kỹ thuật và đào tạo về thị trường cho người lao động, giúp họ không chỉ nâng cao về trình độ kỹ thuật, chuyên môn mà còn nâng cao kiến thức về thị trường và sản xuất kinh doanh.

Thái Lan cũng đã đề xuất nhiều giải pháp, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chính sách “Một triệu bạt cho một làng” và “Mỗi làng một sản phẩm” nhằm cung cấp vốn lưu động cho việc hình thành các doanh nghiệp cộng đồng. Chính sách này đã giúp cho người nông dân tận dụng thế mạnh của mình như lao động có tay nghề, có kỹ năng, có nguồn tài nguyên tại chỗ phong phú và bí quyết nghề nghiệp để tạo ra việc làm và thu nhập ngay tại địa phương mình chứ không phải đi tìm việc ở những nơi khác, thành phố khác. Đây cũng là một giải pháp để giảm áp lực đối với việc di dân ra thành phố.

Thái Lan có nhiều ngành nghề thủ công phát triển, đặc biệt là các nghề TCMN truyền thống như chế tác vàng bạc, đá quí, đồ trang sức được duy trì và phát triển tạo ra nhiều hàng hoá xuất khẩu. Hàng TCMN làm ra với chất lượng cao nhờ kết hợp tay nghề của các nghệ nhân với công nghệ sản xuất tiên tiến, nên cạnh tranh được với nhiều nước trong khu vực. Nghề gốm sứ cổ truyền của Thái Lan trước đây sản xuất chỉ để đáp ứng tiêu dùng trong nước, nhưng gần đây, ngành này đã phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trở thành mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn đứng thứ 2 sau gạo. Cho đến nay, 95% hàng xuất khẩu là đồ dùng trang trí nội thất và quà lưu niệm. Bên cạnh đó, nghề kim

hoàn, chế tác ngọc, chế tác đồ gỗ vẫn tiếp tục phát triển, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động [18].

c. Nhật Bản

Nhật Bản là nước có nền công nghiệp và nông nghiệp phát triển mạnh, bên cạnh các ngành kinh tế hiện đại với các KCN tập trung có qui mô lớn thì ở các vùng, thị trấn, làng xã ở nông thôn các nghề thủ công vẫn được chú trọng phát triển. Chính vì vậy, nhiều vùng trên đất nước Nhật Bản đã tồn tại nhiều làng nghề truyền thống với các nghề thủ công đa dạng và phong phú, các nghề truyền thống đã góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận nông dân lúc nông nhàn và các thợ thủ công chuyên nghiệp. Nhật Bản không những duy trì, phát triển các ngành cổ truyền mà còn mở ra một số nghề mới và rất chú trọng đến việc hình thành các xí nghiệp vừa và nhỏ ở thị trấn, thị tứ ở nông thôn để làm vệ tinh cho những xí nghiệp lớn ở đô thị.

Trong quá trình công nghiệp hoá nông thôn, Chính phủ Nhật Bản đã chú trọng đến việc khôi phục và phát triển các nghề thủ công truyền thống ở các tỉnh, vùng trên đất nước. Đặc biệt, Luật Nghề truyền thống đã ra đời, đây là một luật pháp đặc biệt để khôi phục và phát triển nghề thủ công truyền thống vốn ít được quan tâm trong hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội từ trước đến nay của Nhật Bản. Trên cơ sở Luật Nghề truyền thống, chính sách trợ giúp theo kế hoạch khôi phục và phát triển được ban hành. Dựa trên các chính sách này, các tổ chức, các liên hiệp HTX sẽ tự lập bản kế hoạch hay dự án về việc khôi phục và phát triển làng nghề của mình dựa trên tình hình thực tế và điều kiện cụ thể của từng đối tượng. Trong bản kế hoạch này, cần trình bày chi tiết các công việc có liên quan, nhằm đảm bảo tính khả thi của bản kế hoạch hay dự án như việc đào tạo nghề, hướng phát triển trong tương lai, cải tiến kỹ thuật và nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm hiểu và khai thác nhu cầu người tiêu dùng, nghiên cứu và phát triển đầu ra cho sản phẩm. Căn cứ vào chi tiết của bản kế hoạch, Nhà nước hoặc các đoàn thể ở địa phương sẽ có chương trình trợ giúp để phát triển sản xuất thông qua các biện pháp cụ thể như hỗ trợ kinh phí, cho vay vốn hoặc

hỗ trợ trong việc đào tạo nghề, xây dựng và đầu tư kinh phí hình thành cơ sở hạ tầng và kỹ thuật.

Trong quá trình SXKD, các làng nghề ở Nhật Bản đã được Chính phủ rất quan tâm nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển và bảo tồn các ngành nghề. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách trong đó sự hỗ trợ về tài chính, tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng. Điển hình, Chính phủ đã cho thành lập 3 cơ quan tài chính để bổ sung thêm nguồn vốn thiếu hụt cho các cơ sở sản xuất ngành nghề, đó là: Kho bạc Nhân dân, Tổ chức Tài chính Nhật Bản cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và ngân hàng công thương. Ngoài ra, Chính phủ còn thành lập hệ thống bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng để giúp bảo lãnh và cung cấp bảo hiểm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có tài sản thế chấp. Đây là sự hỗ trợ rất thiết thực để giúp cho các doanh nghiệp làng nghề ở Nhật Bản có thể giải quyết được bài toán về vốn trong quá trình kinh doanh. Nhờ cơ chế hệ thống bảo lãnh tín dụng nêu trên, nên ngân hàng và các tổ chức tín dụng có thể thông qua bên thứ ba để tiến hành các hoạt động cho vay đối với các cơ sở ngành nghề, giúp họ mở rộng SXKD hay mua sắm thiết bị. Thông thường, thời hạn cho vay của các tổ chức này được ấn định trong vòng 3 đến 5 năm đối với mức lãi suất trung bình là 9,3%/năm.

Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chính sách thuế phù hợp để thúc đẩy các làng nghề phát triển. Chính sách thuế được coi là phương tiện để kích thích sự phát triển của làng nghề truyền thống và đóng vai trò thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Chính phủ đã ban hành nhiều hệ thống thuế ưu đãi, miễn, giảm thuế đối với một số xí nghiệp nhỏ và vừa đã tạo lập ngành nghề mới và duy trì một số ngành nghề cổ truyền. Nhiều công ty hỗ trợ kinh doanh có chức năng đầu tưu hoặc giúp vốn cho các doanh nghiệp mới thuộc ngành kỹ thuật phức tạp và có thể chịu rủi ro đã được thành lập. Không những thế, Nhật Bản cũng rất quan tâm đến việc hỗ trợ kinh phí đào tạo. Chính phủ có chính sách đầu tư để đào tạo các cố vấn. Các dịch vụ cố vấn được sự giúp đỡ của hơn 300 viện nghiên cứu và viện đào tạo dạy nghề, trong đó 49 viện dệt, 48 viện chế biến mây, tre gỗ; 20 viện nghiên cứu về ngành sơn… Ngoài ra, ở 600 thành phố, chính quyền đã giúp đỡ

thành lập nhiều văn phòng cố vấn khác. Nhờ có dịch vụ cố vấn, các nhà cố vấn giỏi đã giúp đỡ về kỹ thuật và quản lý ngành nghề truyền thống, làng nghề truyền thống ở Nhật Bản đã phát triển nhanh chóng [18].

1.3.1.2. Bài học kinh nghiệm quốc tế

Thứ nhất, các nước đều rất coi trọng việc phát triển làng nghề trong nông nghiệp nôn thôn. Họ coi đó là một giải pháp kinh tế quan trọng nhằm giải quyết vấn đề lao động trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho hộ nghèo, đồng thời là biện pháp duy trì, giữ gìn nét văn hoá cổ truyền của dân tộc.

Thứ hai, đề cao vai trò của Nhà nước trong việc giúp đỡ, hỗ trợ về tài chính cho làng nghề về đổi mới công nghệ và sản phẩm. Trong quá trình SXKD ở các làng nghề, các nước rất quan tâm và có nhiều chủ trương chính sách phát triển ngành nghề thủ công. Trong đó, hỗ trợ về tài chính, tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng (thông qua các dự án cấp vốn, bù lãi suất ngân hàng, bảo lãnh tín dụng cho người sản xuất). Nhờ có sự hỗ trợ này, các làng nghề đã lựa chọn kỹ thuật gắn với lựa chọn hướng sản xuất. Nhà nước tạo điều kiện cho ngành nghề thủ công đổi mới công nghệ, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Thứ ba, Nhà nước có chính sách thuế và tín dụng phù hợp để làng nghề phát triển. Đi đôi với việc hỗ trợ về tài chính, tín dụng là chính sách thuế và thị trường của Nhà nước để khuyến khích làng nghề phát triển. Bởi vì, chính sách thuế được coi là phương tiện để kích thích sự phát triển của làng nghề và đóng vai trò thúc đẩy sự tiến bộ xã hội; còn thị trường là điều kiện tốt nhất cho sự tồn tại của mỗi cơ sở trong mỗi làng nghề. Thị trường không chỉ là nơi mua, bán trao đổi vật tư, nguyên liệu và sản phẩm của làng nghề mà còn là nơi cung cấp cả những thông tin phản hồi về vấn đề kỹ thuật, các dịch vụ và nhiều lĩnh vực quí giá khác.

Thứ tư, chú trọng công tác hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nông thôn. Việc đào tạo nguồn nhân lực có vai trò quan trọng, đối với sự phát triển của làng nghề. Vì thế, các nước đều chú trọng đầu tựu cho giáo dục và đào tạo tay nghề cho người lao động để họ tiếp thu được kỹ thuật tiên tiến. Bởi vì, việc hình thành một đội ngũ lao động có tay nghề cao là rất quan trọng. Nếu thiếu

yếu tố này thì việc tiếp thu khoa học và công nghệ sẽ không thành công như mong đợi. Các nước đều triệt để sử dụng nhiều hình thức đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động như: bồi dưỡng tại chỗ, bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng ngắn hạn… theo phương châm thiếu gì huấn luyện nấy; Xúc tiến thành lập các trung tâm, các viện nghiên cứu để đào tạo nhân lực một cách có hệ thống đáp ứng nhu cầu của cơ sở sản xuất hoặc các địa phương. Hầu hết các nước đều chú trọng đến kinh nghiệm thực tiễn, mời những nhà kinh doanh, những nhà quản lý có kinh nghiệm trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn để báo cáo một số chuyên đề, hoặc mang sản phẩm đi triển lãm, trao đổi… Các nước đều chú trọng đến hình thức tiến hành hoạt động công nghiệp cộng đồng như gia đình, làng xóm, hương trấn, phường hội… để phổ biến kỹ thuật.

Thứ năm, các nước đều quan tâm hỗ trợ các làng nghề trong tiêu thụ sản phẩm. Để khuyến khích và thúc đẩy các làng nghề phát triển, bên cạnh các giải pháp tài chính, tín dụng, thuế… nhằm hỗ trợ sự phát triển của các làng nghề nhằm cung ứng về vốn, vật tư, nguyên liệu… góp phần gia tăng lợi thế cho các yếu tố đầu vào của các làng nghề thì một biện pháp rất quan trọng mà các nước đều hướng tới là hỗ trợ làng nghề trong phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Khi sản phẩm sản xuất ra có thị trường tiêu thụ ổn định thì sẽ kích thích các cơ sở sản xuất ở các làng nghề tập trung đầu tư SXKD, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật…

nhằm mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính để phát triển làng nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(233 trang)