Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ VÀ CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
2.4. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TỈNH NGHỆ AN
2.4.1. Thực trạng sử dụng giải pháp chi ngân sách nhà nước đối với phát triển làng nghề
2.4.1.1. Thực trạng sử dụng giải pháp chi NSNN đối với kết cấu hạ tầng làng nghề
Việc thu hút vốn đầu tư vào các làng nghề có thể nhằm vào các mục tiêu khác nhau như: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hoặc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nhưng dù là hướng theo mục tiêu nào thì các chính sách thu hút đầu tư vào khu vực này cũng làm thay đổi được môi trường đầu tư vào các làng nghề. Cùng với các Bộ, Ngành có liên quan, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành làm tốt chức năng, nhiệm vụ có liên quan nhằm hỗ trợ sự phát triển kinh tế làng nghề [60], [63], [61].
Cụ thể:
- Về mặt bằng sản xuất và đầu tư kết cấu hạ tầng:
- Đối với các ngành nghề phát triển sản xuất tập trung, có nhiều cơ sở cùng sản xuất một nghề theo quy hoạch của địa phương hình thành các điểm công nghiệp nhỏ, ngân sách hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho các điểm công nghiệp, nhằm khuyến khích phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
- Hỗ trợ hạ tầng giao thông làng nghề và xử lý môi trường làng nghề tối đa từ 50% - 80 % kinh phí theo dự toán cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không quá 2 tỷ - 3 tỷ đồng/dự án.
- Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp (KCN nhỏ) trên địa bàn tỉnh Nghệ An qui định một số chính sách hỗ trợ đầu tư từ NSNN như sau:
+ Đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng KCN nhỏ ngoài việc được hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo qui định của Luật Đầu tư còn được hưởng mức hỗ trợ đầu tư với lập kế hoạch chi tiết, hỗ trợ từ nguồn quĩ
khuyến công với mức 120 triệu đồng với KCN nhỏ ở các huyện miền núi; 100 triệu đồng với các KCN nhỏ ở các huyện còn lại.
+ Hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng, ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí bồi thường đất, giải phóng mặt bằng KCN nhỏ theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, mức hỗ trợ tối đa không quá 3 tỷ đồng/KCN nhỏ cho các công trình hạng mục: Đường giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước nội bộ; Hệ thống công trình xử lý nước thải, chất thải tập trung.
+ Hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào đối với các hạng mục:
Về giao thông; về đường hạ thế...
- Chính sách chi NSNN đã từng bước được đổi mới theo hướng đầu tư từ trực tiếp sang đầu tư gián tiếp cho các doanh nghiệp làng nghề phát triển như:
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn, nhất là hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống thông tin liên lạc...
Tuy thu ngân sách tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn do sản xuất chưa phát triển, nhưng trong giai đoạn 2010-2015 tổng số chi đạt từ NSNN 178.833 triệu đồng [56]. Trong đó:
+ Hỗ trợ khuyến khích ưu đãi đầu tư: 46.199 triệu đồng (nguồn ưu đãi đầu tư 26.199 triệu đồng, nguồn hỗ trợ KCN Hoàng Mai 20.000 triệu đồng).
+ Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng làng nghề: 117.974 tỷ đồng + Hỗ trợ phát triển TTCN, làng nghề: 14.660 tỷ đồng (nguồn XDCB tập trung: 10.660 tỷ, khuyến công: 4000 tỷ đồng).
UBND tỉnh Nghệ An đã chủ động chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, các cấp địa phương trong tỉnh triển khai Quyết định 1051/QĐ-UBND ngày 8 tháng 3 năm 2010 của UBND về việc Phê duyệt Qui hoạch chi tiết phát triển Làng nghề tỉnh Nghệ An. Nguồn vốn để phát triển làng nghề nói chung và xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề nói riêng được tỉnh xác định huy động và xã hội hóa mọi nguồn lực để ổn định và phát triển theo hướng tổ chức sản xuất đa dạng các loại hình kinh tế: DNN&V, HTX, tổ hợp, hộ gia đình và làng nghề. Huy động tối đa mọi nguồn lực tài chính của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, nguồn lao động dồi dào của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, chính sách hỗ trợ cho làng
nghề phát triển bền vững. Thu hút đầu tư ngoại tỉnh và nước ngoài tạo mọi hậu thuẫn về vốn cho sản xuất TTCN, làng nghề.
Bảng 2.2: Vốn đầu tư vào các dự án hạ tầng làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2015
Đơn vị: triệu đồng Tổng nguồn vốn Ngân sách tỉnh Ngân sách địa phương
và xã hội hóa
117.976 55.887 62.089
Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư Nghệ An (Kèm bản chi tiết ở Phụ lục 3) Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề Nghệ An giai đoạn 2010-2015 là 117.974 triệu đồng đồng, trong đó NSNN hỗ trợ 55.887 triệu đồng, 49% trên tổng vốn đầu tư, phần còn lại từ nguồn địa phương và xã hội hóa là 62.089 triệu đồng, chiếm 51% tổng nguồn vốn đầu tư. Nguồn tiền này chủ yếu để nâng cấp mở rộng đường làng nghề, xây dựng hạ tầng làng nghề, nâng cấp sửa chữa hệt hống mương thoát nước và xây dựng bể xử lý nước thải.
Một số kết quả đạt được:
Với sự quan tâm của UBND tỉnh cũng như nguồn vốn huy động để phục đầu tư cơ sở hạ tầng đã tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng dần dần được hình thành đồng bộ nhằm góp phần phát triển các làng nghề truyền thống.
+ Giao thông: Nâng cấp các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, nâng cấp và đồng bộ hoá giao thông nội thị; hoàn thành cơ bản giao thông nông thôn. Rà soát các gói thầu tuyến đường nối các huyện miền tây (đường Châu Thôn - Tân Xuân). Đẩy nhanh tiến độ xây dựng tuyến đường nối từ Nghĩa Đàn- Quốc lộ 1A (Quỳnh Lưu), đường miền tây Nghệ An - Thanh Hoá đoạn qua Nghệ An; 27 tuyến đường vào trung tâm xã; các tuyến đường vùng nguyên liệu, đường tuần tra biên giới; quốc lộ 1, đường Vinh - Cửa Lò, cầu qua sông thay thế bến đò; thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng khoảng 600 km giao thông cứng nông thôn; Tiếp tục đầu tư nâng cấp Sân bay Vinh để mở các tuyến bay quốc tế, cảng nước sâu Cửa Lò (phía Bắc), kết hợp nâng cấp các bến bãi, đầu tư cảng Đông Hồi (Quỳnh Lập); Đẩy nhanh tiến độ nâng cấp và mở rộng cảng Cửa Lò để tàu có trọng tải từ 1 - 1,5 vạn tấn có thể ra
vào thuận lợi và nâng năng lực hàng hoá thông qua cảng khoảng 2 triệu tấn/năm, gắn với việc mở rộng và nâng cấp các tuyến đường ra vào cảng. Triển khai đầu tư cảng nước sâu, cảng chuyên dùng Đông Hồi.
+ Điện: Nâng công suất các trạm điện, đường dây cao áp, kết hợp với xây dựng mới các trạm 110 KV. Phát triển lưới điện trung áp theo qui hoạch đảm bảo đến các xã. Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý điện nông thôn.
+ Hạ tầng khu, cụm công nghiệp: Rà soát, bổ sung qui hoạch các KCN, CCN. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng và thu hút đầu tư, thành lập và phát triển các khu công nghiệp Thọ Lộc, Đông Hồi, Hoàng Mai. Tập trung nguồn lực đẩy nhanh xây dựng hạ tầng thiết yếu trong khu kinh tế, hình thành và phát triển nhanh khu công nghệ cao. Tiếp tục hỗ trợ để phát triển hạ tầng CCN. Một số làng nghề đã xây dựng và đi vào hoạt động tại khu sản xuất tập trung theo quy hoạch: Làng nghề ngói Cừa (Tân Kỳ), Làng nghề CBHS Ngọc Văn, Diễn Ngọc (Diễn Châu).
Tính đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xây dựng quy hoạch được 14 khu chế biến thủy sản tập trung với diện tích 78,83ha, đã sử dụng 28,83 ha đạt 36,44 % diện tích quy hoạch. Tranh thủ các nguồn vốn từ Trung ương để đầu tư các cơ sở hạ tầng phục vụ các dự án đầu tư và nhà máy sản xuất công nghiệp, nhất là đầu tư đường giao thông vùng nguyên liệu, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hạ tầng làng nghề. Thực hiện xã hội hóa hóa vốn đầu tư, huy động nguồn vốn trong dân để phát triển ngành nghề, làng nghề. Tăng mức hỗ trợ khuyến công hàng năm, trong đó tập trung hỗ trợ phát triển TTCN, công nghiệp nông thôn, đào tạo lao động và du nhập nghề.
+ Bảo vệ môi trường: Chủ trương xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường được triển khai, bước đầu đã đem lại những kết quả tích cực, đã có nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường như cấp thoát nước, xử lý nước thải, khí thải, thu gom và xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, hoạt động tư vấn, thiết kế. Theo điều tra trên 146 LN thì chỉ có 8 làng nghề (chiếm 5,47%) có hệ thống xử lý nước thải còn lại hầu hết các làng nghề
không có hệ thống xử lý nước thải, xử lý khí thải và kiểm soát chất thải rắn (Bảng 6 - Phụ lục 1).
Với chính sách chi và mức chi của NS tỉnh trong thời gian qua, không những tạo điều kiện sinh hoạt trong nông thôn từng bước được cải thiện mà điều kiện SXKD của các làng nghề trên địa bàn tỉnh cũng có những bước tiến bộ đáng kể.
Hình thành và phân bổ đều mạng lưới công trình thủy lợi với mức độ hoàn thành khác nhau, hệ thống đường, trường, trạm… được nâng cấp. Những cơ sở hạ tầng quan trọng đó đã nâng cao đời sống nông thôn và bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như:
- Chưa thiết lập được một cơ chế tài chính rõ ràng, cụ thể, đặc thù phù hợp nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Chưa có định hướng lớn mang tính chiến lược đối với các khoản chi NSNN cho phát triển làng nghề như chi đầu tư xây dựng các vùng trọng điểm, các cụm công nghiệp làng nghề, các làng nghề du lịch nên tính hiệu quả của việc cung cấp các yếu tố đầu vào cũng như đầu ra tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề trên địa bàn tỉnh còn có những hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của các làng nghề.
Thực tế cho thấy, cơ sở hạ tầng nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An bị xuống cấp (đường xá hư hỏng, thiếu điện, nước...). Mặt bằng của các cơ sở sản xuất làng nghề chật hẹp, không có nơi để nguyên liệu. Do vậy, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề.
- Tác động của chi NSNN đến cơ sở hạ tầng làng nghề còn những hạn chế nhất định.
+ Thuê đất và thủ tục hành chính là yếu tố tác động lớn tới cơ sở hạ tầng của các làng nghề.
Mặt bằng SXKD là một yếu tố quan trọng khi muốn gia nhập thị trường.
Kết quả nghiên cứu cho thấy phổ biến nhất là hình thức thuê đất chiếm 39% số cơ sở làng nghề, 24,28% cơ sở được nhà nước giao đất và 15,79% cơ sở làng nghề dùng ngay đất sở hữu để làm mặt bằng SXKD (Bảng 17 - Phụ lục 1).
Khi được hỏi về thời gian chờ để có mặt bằng SXKD, có tới 53,38% cơ sở làng nghề trả lời phải mất từ vài ngày đến 3 tháng và số cơ sở làng nghề phải chờ hơn 1 năm (12 tháng) để có được mặt bằng SXKD là 13,53%, trong đó 0,6% cơ sở làng nghề phải chờ đến năm thứ tư để có được mặt bằng SXKD (Bảng 18 - Phụ lục 1).
Các cơ sở sản xuất làng nghề có thể được hưởng chế độ ưu đãi về thuê đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tiền thuê đất phụ thuộc nhiều vào thủ tục hành chính ở địa phương, phụ thuộc vào biến động cung cầu nhà đất và chi phí giao dịch phi chính thức. Giá cho thuê đất sẽ áp dụng trên cơ sở khung giá do UBND tỉnh qui định và phù hợp với từng vị trí đất. Ngành thuế đã tiến hành cải cách thủ tục hành chính thuế mạnh mẽ nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế, tuy nhiên tại các cấp địa phương, đặc biệt là ở các cấp chi cục thuế, thủ tục hành chính thuế vẫn còn phức tạp, cộng với giá đất áp dụng cho thuê chưa thực sự ưu đãi nên đã tác động không nhỏ đến mặt bằng sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất làng nghề, chưa tạo ra được bước chuyển biến trong khâu giải phóng mặt bằng của các cơ sở sản xuất.
+ Vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa tạo được sự khởi sắc.
Thông qua khảo sát của tác giả tại địa phương kết hợp với đánh giá của các cơ sở làng nghề và cán bộ quản lý cho thấy tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng chưa đạt chuẩn theo qui định, đặc biệt hệ thống giao thông đường bộ. Mặc dù tổng huy
Hộp 2.1: Nhu cầu mặt bằng của làng nghề
Theo ý kiến cá nhân của ông Hoàng Văn Yên, chủ làng nghề chế biến hải sản ở Nghi Thủy, Cửa Lò. Chúng tôi mong muốn được nhà nước giao cho 200m2 đất đã xin thị xã Cửa Lò để làm phòng trưng bày sản phẩm. Thậm chí chúng tôi sẵn sàng bỏ tiền ra thuê đất đó.
Nguồn: Phỏng vấn trực tiếp ông Hoàng Văn Yên, chủ làng nghề chế biến hải sản ở xã Nghi Thủy, TX Cửa Lò, tháng 12/2014
động nguồn vốn từ xã hội năm 2011-2015 đạt 31.539 tỷ đồng, tăng 8,54% so với năm 2013 (Bảng 21 - Phụ lục 1).
Lượng vốn đầu tư không đủ lớn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên diện tích dàn trải rộng, địa hình dốc và chia cắt phức tạp bởi sông suối và bão lũ thường xuyên... gây khó khăn cho công tác thi công và thậm chí dẫn đến tình trạng đầu tư không hiệu quả. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất ở hầu hết các làng nghề. Hệ thống giao thông hầu hết chật hẹp, nhiều nơi xuống cấp nhưng chưa được đầu tư nâng cấp, sửa chữa. Hệ thống lưới điện được xây dựng đã lâu, chắp vá nên thiếu đồng bộ, không an toàn, chịu tải kém. Hệ thống cấp thoát nước, xử lý rác thải hầu như chưa được chú trọng đầu tư. Mạng thông tin liên lạc ở nông thông nói chung, các làng nghề nói riêng còn kém phát triển,...
- Chi NSNN nhằm khuyến khích, hỗ trợ các làng nghề di dời vào các khu, cụm công nghiệp của tỉnh còn có hạn chế.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian qua tuy đã hình thành được các khu cụm công nghiệp nhưng chưa có các làng nghề di dời và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp này, nên ảnh hưởng đến việc sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề trên địa bàn tỉnh. Hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ qui hoạch chung, chưa tính đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, hệ thống điện nước, xử lý chất thải... bàn giao cho chủ đầu tư. Cơ sở hạ tầng nhìn chung phát triển chậm, cơ sở vật chất còn yếu kém, đặc biệt ở các khu vực nông thôn và miền núi (như hệ thống thông tin, ngân hàng, tài chính, giao thông, cấp thoát nước, điện, các dịch vụ công, cảng nước sâu và đường bay quốc tế) chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nói chung và các cơ sở sản xuất làng nghề nói riêng.
- Chưa chú trọng đến yếu tố môi trường của các làng nghề.
Chi NSNN thời gian qua cũng như việc huy động các nguồn vốn đầu tư khác chưa thực sự chú trọng đến yếu tố môi trường của các làng nghề, chưa hướng đến môi trường sản xuất kinh doanh xanh, hạn chế tình trạng ô nhiễm.
Tình trạng ô nhiễm môi trường có chiều hướng gia tăng do tình trạng sản xuất lẫn với sinh hoạt làm cho số người lao động tiếp xúc với bụi, nóng, hóa chất, nguy cơ tai nạn dễ xảy ra nhiều hơn. Ở các làng nghề truyền thống như làm bún, miến, chế biến nông sản khác và làm giấy, nông dân đang gặp khó khăn về nước thải. Ở các làng nghề làm mộc, vật liệu xây dựng nông dân đang gặp khó khăn về ô nhiễm không khí, nhiệt độ cao, tiếng ồn... Các tình trạng này đang gây tác động tiêu cực đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của cộng đồng dân cư nông thôn.
Việc áp dụng các chế tài đối với các đối tượng gây ô nhiễm như thuế, phí môi trường... có hiệu quả rất lớn, nhưng lại thiếu các qui định cụ thể, rõ ràng, nhất là đối với sản xuất của các làng nghề truyền thống hiện nay.
Nguyên nhân của những tồn tại này:
Một là, sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian qua còn mang nặng tính tự phát, không có qui hoạch, qui mô sản xuất nhỏ, phân tán xen kẽ trong dân, trình độ công nghệ thấp, lao động giản đơn, phần lớn chưa được đào tạo cơ bản, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Các làng nghề hiện nay nhìn chung đều gặp khó khăn về mặt bằng cho sản xuất. Tình trạng phổ biến nhất hiện nay là việc sử dụng luôn nhà ở làm nơi sản xuất. Nguyên vật liệu và phế thải đồ tràn cả ra đường, đường xá thường xuyên bị lầy lội khi mưa do hệ thống thoát nước chưa tốt, bụi nhiều khi trời nắng… không an toàn cho sản xuất, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, chất lượng sản phẩm và gây ô nhiễm môi trường. Điều đó ảnh hưởng và không chỉ tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế của làng nghề mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường.
Hai là, chưa thực sự có quan điểm, chương trình, kế hoạch, dự báo, chính sách cụ thể và hữu hiệu về việc qui hoạch, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống một cách đồng bộ. Nhiều chính sách tốt cũng chưa thực sự đi sâu vào thực tiễn hoạt động làng nghề để có thể biến thành động lực, điều kiện thật sự cho sự phát triển làng nghề truyền thống một cách tự giác, có qui hoạch. Đa số làng nghề