Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ VÀ CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
1.2. CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI VIỆC KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
1.2.4. Thuế tác động đến phát triển làng nghề
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng [51].
1.2.4.1. Thuế tác động đến kết cấu hạ tầng làng nghề
- Khuyến khích sự phát triển của các làng nghề theo lĩnh vực và địa bàn Nhà nước cần khuyến khích phát triển.
Hệ thống chính sách thuế có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia, của từng lĩnh vực, ngành nghề, từng vùng… Đánh thuế chính xác và miễn giảm thuế hợp lý vừa có thể tăng mức độ khuyến khích đối với sự phát triển của ngành nghề, lĩnh vực mà Nhà nước khuyến khích phát triển, khuyến khích sản xuất trong nước và khuyến khích đầu tư ra nước ngoài.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, chính sách thuế một mặt vừa đảm bảo tối đa hoá lợi ích từ các cam kết thuế, tối thiểu hoá các chi phí, đồng thời phải phù hợp với các thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế, tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển.
Hệ thống chính sách thuế vừa phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt, vừa phải đảm bảo tính ổn định lâu dài để thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế, tạo ra sự bình đẳng và môi trường pháp lý cạnh tranh lành mạnh cho các loại hình doanh nghiệp, khơi dậy các nguồn lực trong nước để phát triển kinh tế đất nước. Các miễn giảm về thuế cần đảm bảo tính đơn giản, không tràn lan, đồng thời phải rõ ràng, minh bạch.
- Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thông qua chính sách thuế hợp lý.
Cơ sở hạ tầng nói chung và mặt bằng sản xuất của các hộ/doanh nghiệp trong làng nghề nói riêng cũng là vấn đề quan trọng góp phần hỗ trợ sự phát triển bền vững của các làng nghề truyền thống. Do nhu cầu sản xuất tăng lên, nhu cầu về đất ở cũng tương tự vì sự phát triển dân số của các hộ qua các thế hệ. Vì vậy, mặt bằng sản xuất ảnh hưởng đến môi trường sản xuất, môi trường sinh hoạt của các làng nghề, ảnh hưởng đến bộ mặt của các làng nghề trong quá trình sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm. Thông qua chính sách thuế hợp lý như thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền thuê đất… bằng cách giảm hoặc miễn thuế sẽ góp phần hỗ trợ các chủ sản xuất làng nghề trong quá trình phát triển làng nghề truyền thống.
- Góp phần khuyến khích các làng nghề áp dụng công nghệ sạch, ít gây ô nhiễm môi trường.
Vấn đề ô nhiễm môi trường của các làng nghề như ô nhiễm nước, đất, không khí… ngày càng trở nên bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh hoạt của người dân trong các làng nghề và các cùng lần cận, vì vậy ảnh hưởng đến khả năng phát triển của các làng nghề. Thống kê cho thấy có đến 90% tổng số các làng nghề vi phạm pháp luật về môi trường. Người dân vừa là thủ phạm, vừa là “nạn nhân” của chính môi trường bị ô nhiễm. Nhiệm vụ của Nhà nước hiện nay bên cạnh các giải pháp nhằm khuyến khích việc khôi phục và phát triển các làng nghề thì cần hài hoà với mục tiêu xử lý môi trường cho làng nghề. Thông qua các nguồn thu từ thuế, phí sẽ góp phần tăng thu cho NSNN để đầu tư trở lại cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, thậm chí đầu tư cho các lĩnh vực xã hội khác. Thông qua các công cụ tài chính như thuế, chi NSNN, đầu tư của NSNN, hỗ trợ vốn vay của Nhà nước của các tổ chức tín dụng… sẽ tạo ra động cơ khuyến khích doanh nghiệp ở các làng nghề đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường, các doanh nghiệp tái chế chất thải nhằm giảm tải các chất thải phải xử lý, hỗ trợ doanh nghiệp di dời cơ sở sản xuất ây ô nhiễm trong các làng nghề ra xa khu dân cư…
do vậy chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn, hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường được nâng cao. Đồng thời, sử dụng công cụ thuế (thuế bảo vệ môi trường) sẽ đảm bảo yêu cầu tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải. Nếu sử dụng tốt công cụ thuế, phí bảo vệ môi trường sẽ tăng nguồn thu cho NSNN để đầu tư trở lại cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, thậm chí còn đầu tư cho các lĩnh vực bảo vệ xã hội khác. Hơn nữa, bản thân công cụ kinh tế thuế, phí bảo vệ môi trường sẽ tự nó tạo ra động lực khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất đổi mới công nghệ thân thiện với môi
trường, do vậy chất lượng sản phẩm tốt hơn, hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường được nâng cao.
1.2.4.2. Thuế tác động đến nhân tố tổ chức sản xuất
Khuyến khích và hỗ trợ đổi mới công nghệ thông qua hệ thống chính sách thuế
Công nghệ sản xuất của làng nghề là sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại. Tuy nhiên do hạn chế về năng lực đổi mới công nghệ mà trước hết là máy móc thiết bị, công cụ sản xuất của các làng nghề đa phần còn lạc hậu, vừa ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và gây ô nhiễm môi trường.
Các chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ là áp dụng mức thuế suất thấp hoặc miễn thuế nhập khẩu thiết bị sản xuất của các làng nghề. Ưu tiên cho thuê đất đối với các doanh nghiệp/ hộ có phương án đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng ít gây ô nhiễm môi trường; Giảm thuế thu nhập trong thời gian đầu áp dụng công nghệ mới…
1.2.4.3. Thuế tác động đến yếu tố thị trường
- Chính sách thuế với mục tiêu hỗ trợ các yếu tố thị trường của làng nghề truyền thống.
Các yếu tố thị trường của làng nghề truyền thống bao gồm các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra. Chính sách thuế có thể tác động đến các yếu tố đầu vào của cơ sở sản xuất làng nghề thông qua chính sách miễn, giảm thuế (thuế GTGT, thuế TNDN) đối với các cơ sở sản xuất mới thành lập, các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa có doanh thu hàng năm ở ngưỡng nhất định và có số lao động bình quân trong năm theo mức qui định, miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phí nông nghiệp để góp phần hạ giá thành sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề. Hoặc các chi phí đầu vào của cơ sở sản xuất như chi phí đào tạo nghề, chi mua nguyên vật liệu của cá nhân không kinh doanh không đủ hóa đơn, chứng từ nhưng vẫn được phép tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Chính sách thuế tác động đến các yếu tố đầu ra của thị trường thông qua hoạt động khuyến khích sản xuất làng nghề như miễn, giảm thuế TNDN đối với các cơ sở sản xuất làng nghề ở các vùng núi xa xôi hẻo lánh, các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, cho phép các cơ sở sản xuất được tính toàn bộ chi phí quảng cáo, khuyến mại, hoa hồng môi giới vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp… Đây là các qui định nhằm khuyến khích, hỗ trợ các chủ sản xuất làng nghề tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển làng nghề truyền thống.
* Cơ chế tác động của thuế
- Tác động trực tiếp của thuế: là sự tác động làm tăng hoặc giảm trực tiếp thu nhập hoặc sản lượng của cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề. Khi đánh thuế vào một sản phẩm nhất định sẽ tác động trực tiếp đến sản lượng sản xuất sản phẩm đó. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh, đánh thuế vào sản phẩm, để đảm bảo thu nhập sau thuế như cũ thì phản ứng của các nhà sản xuất là tăng giá bán.Tuy nhiên khi tăng giá, tuỳ thuộc vào quan hệ cung - cầu và do sự chuyển dịch của gánh nặng thuế mà sản lượng tiêu thụ các sản phẩm này cũng thay đổi theo. Một khi sản lượng thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, đến quy mô hoạt động của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến việc làm của người lao động, đến sự phát triển của các cơ sở SXKD làng nghề trong nền kinh tế.
Như vậy, thông qua các sắc thuế gián thu như thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường có thể tác động trực tiếp đến giá cả của sản phẩm, đến sản lượng ản phẩm sản xuất ra và tác động trực tiếp đến lợi nhuận, đến khả năng tài chính của các cơ sở sản xuất làng nghề, do vậy tác động đến sự phát triển bền vững của các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề.
- Tác động gián tiếp của thuế
Tác động gián tiếp của thuế đến sự phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề thường được thể hiện dưới một số dạng sau đây:
+ Tác động đến chi NSNN. Khi nguồn thu từ thuế tăng, sẽ tạo điều kiện tăng chi NSNN, do đó sẽ có điều kiện gia tăng các khoản chi cho hoạt động hỗ trợ sự phát triển của các làng nghề như: chi cho đào tạo lao động, chi đầu tư cơ
sở hạ tầng kỹ thuật tại các làng nghề, chi cho hoạt động xử lý và bảo vệ môi trường tại các làng nghề… Mặc dù nguồn thu từ thuế sẽ làm giảm nguồn lực tài chính của các cơ sở sản xuất làng nghề, nhưng gián tiếp để nhà nước cung cấp các dịch vụ công, có nguồn để đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường đầu tư và tạo điều kiện cho sự phát triển của các làng nghề. Hơn nữa, thông qua thu thuế đối với các cơ sở làng nghề, sẽ giúp Nhà nước có thể kiểm soát được hoạt động kinh doanh của các làng nghề theo định hướng phát triển, đảm bảo hạn chế ô nhiễm môi trường.
+ Tác động lan truyền: Khi một sản phẩm bị đánh thuế, giá cả có xu hướng tăng lên và người tiêu dùng buộc phải thay đổi hành vi tiêu dùng của mình, chuyển từ những hàng hoá bị đánh thuế sang những hàng hoá khác có tính thay thế nhưng không chịu thuế hoặc chịu thuế ít hơn. Sự thay đổi này làm cho cầu của những hàng hoá có tính thay thế tăng lên, do đó giá của chúng cũng tăng theo. Trong khi đó, cầu về những sản phẩm chịu thuế giảm làm cho giá của chúng cũng giảm theo. Như vậy, việc đánh thuế không những ảnh hưởng tới cung - cầu giá cả của những sản phẩm chịu thuế mà còn tác động đến cả cung, cầu của những hàng hoá không chịu thuế trên thị trường. Nghĩa là đánh thuế không chỉ đụng chạm tới nguồn lực sản xuất các sản phẩm chịu thuế, mà còn gây ra tác động phân bổ lại nguồn lực xã hội. Sự phân bổ lại này cũng có thể có tác động tích cực nhưng cũng có thể tiêu cực, tuỳ thuộc vào trạng thái hiệu quả của nền kinh tế trước khi chính sách thuế cụ thể nào đó được ban hành.
+ Tác động hiệu ứng: Tác động này chủ yếu phát sinh trong trường hợp đánh thuế nhập khẩu. Khi đánh thuế vào hàng nhập khẩu làm cho giá của chúng tăng lên, kéo theo sự tăng giá của hàng cùng chủng loại sản xuất trong nước và quy mô sản xuất có xu hướng tăng lên. Nghĩa là thuế nhập khẩu đã tác động làm di chuyển nguồn lực của xã hội tập trung vào ngành được bảo hộ, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước có điều kiện phát triển và tăng trưởng.
Để thực hiện các tác động của thuế đối với sự phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề truyền thống thì có thể sử dụng các phương thức tác động chủ yếu sau:
+ Thay đổi gánh nặng thuế: Gánh nặng thuế là sức chịu đựng của người nộp thuế trong phạm vi khả năng chịu thuế của mình. Thay đổi gánh nặng thuế có nghĩa là thay đổi sức chịu đựng thuế so với khả năng nộp thuế, biểu hiện bằng thay đổi mức thu thuế. Khi thay đổi gánh nặng thuế sẽ làm thay đổi hàng hoá chịu thuế, từ đó ảnh hưởng đến quan hệ cung - cầu và tác động đến sản lượng sản xuất.
Nhờ việc thay đổi gánh nặng thuế mà tác động đến hành vi tiết kiệm và tích luỹ của người nộp thuế, do đó ảnh hưởng đến quy mô và tốc độ đầu tư, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm. Thay đổi gánh nặng thuế được coi là một phương pháp quan trọng trong việc sử dụng thuế để thúc đẩy phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói chung và các làng nghề nói riêng.
+ Áp dụng các mức thuế suất phân biệt: Thông qua việc quy định các mức thuế suất khác nhau cho từng loại hàng hoá, từng lĩnh vực, ngành nghề mà tác động đến việc khuyến khích hay hạn chế sự phát triển những ngành nghề, mặt hàng theo định hướng của nhà nước. Phương pháp áp dụng thuế suất phân biệt để thúc đẩy phát triển của các cơ sở sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở tác động lan truyền của thuế. Sự tác động này đã dẫn đến sự phân bổ lại nguồn lực xã hội, tập trung vào những ngành nghề, mặt hàng có mức thuế thấp. Việc đánh thuế theo thuế suất phân biệt đã có tác động phân hoá ngành nghề, lĩnh vực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế có lợi cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định.
+ Áp dụng các ưu đãi thuế: Các ưu đãi thuế là hình thức cho người nộp thuế được hưởng những điều kiện thuận lợi khi nộp thuế. Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ mà Nhà nước có thể tăng hoặc giảm quy mô và mức độ của các ưu đãi thuế để kích thích tăng tích luỹ và tích tụ trong các doanh nghiệp. Các hình thức ưu đãi thuế rất đa dạng, có thể kể đến như: Áp dụng thuế suất thấp hơn; Miễn giảm thuế có thời hạn; Khấu trừ đầu tư và khấu hao nhanh,…
+ Xác định cơ cấu hợp lý giữa các hình thức thuế: Hệ thống thuế gồm nhiều hình thức thuế khác nhau, nếu căn cứ vào phương thức đánh thuế có hai hình thức thuế đó là thuế trực thu và thuế gián thu. Mỗi hình thức có vai trò và chức năng riêng và có tác động đến các nhân tố tăng trưởng không giống nhau.
Mỗi một mối tương quan theo tỷ lệ nào đó giữa thuế trực thu và gián thu có thể sẽ
đáp ứng những mục tiêu, yêu cầu nhất định, do đó có tác động đến những mặt khác nhau của tăng trưởng kinh tế.
Các giải pháp tài chính tác động đến các nhân tố ảnh hưởng phát triển làng nghề:
Hình 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề
Môi trường
Trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ
Kết cấu hạ tầng làng nghề
Vốn phát triển sản xuất
Nguồn lao động
Nguồn nguyên liệu
Truyền thống làng nghề
Các hình thức liên kết trong phát triển làng nghề
Nhu cầu của thị trường
Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Các sản phẩm thay thế Môi trường
và cơ sở hạ tầng
Nhân tố sản xuất
Nhân tố thị trường Chi NSNN
Tín dụng
Thuế
Giải pháp tài chính