Đánh giá những kết quả đạt được về phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2015

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính để phát triển làng nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 76 - 81)

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ VÀ CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2010- 2015

2.3.1. Đánh giá những kết quả đạt được về phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2015

Thứ nhất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Số lượng làng nghề tăng nhanh trong giai đoạn 2010-2015, năm 2010 có 102 làng nghề, năm 2014 trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 133 làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống trong đó có 5 làng nghề hiện ngừng hoạt động thì đến năm 2015 đã có 146 làng nghề và có 13 làng ngừng hoạt động gồm 01 làng móc sợi, 01 làng ươm tơ, 01 làng sản xuất chu hương, 01 làng chế biến nước mắm, 08 mây tre đan, 01 làng đan lát dè cót, (chiếm 8,91%). Giá trị sản xuất của 146 làng nghề trong giai đoạn 2010- 2015 là 1.599.231 triệu đồng. Trong đó một số nghề có đóng góp lớn như: làng nghề chế biến hải sản; làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm. làng nghề mộc dân dụng & mỹ nghệ; làng nghề mây tre đan. Giá trị sản xuất của các làng nghề đã góp phần làm tăng GTSX của ngành nghề nông thôn. Giai đoạn 2001 - 2006 tốc độ tăng trưởng GTSX ngành nghề nông thôn đạt bình quân 19,01%/ năm (năm 2001 đạt 714,812 tỷ đồng, năm 2002 đạt 843,648 tỷ đồng, năm 2006 đạt 1.702,993 tỷ đông) [Phụ lục 3].

Ở những vùng ngành nghề phát triển, thu nhập và đời sống của hộ dân tăng, đồng thời cũng tạo ra nguồn tích luỹ cho NS địa phương, cơ sở hạ tầng nông

thôn được cải tạo và phát triển, bộ mặt nông thôn được đổi mới. Sự phát triển làng nghề đã thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ, vận tải, thương mại, thông tin… hình thành nên ở nông thôn các trung tâm buôn bán, thương mại, trao đổi hàng hoá ngày càng mở rộng phát triển, từng bước được đô thị hoá qua việc tạo thành các thị tứ, thị trấn ở nông thôn.

Thứ hai, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo.

Sự phát triển của các làng nghề đã thu hút được một lượng lao động lớn, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Tổng số lao động 146 làng nghề có: 19.835 lao động, chiếm 1,09% so với tổng số lao động 1.815.000 toàn tỉnh [Phụ lục 3]. Đặc biệt với sự phát triển nhanh của nghề chế biến nông sản đã giải quyết được số lượng lao động nhiều, với 4.707 người. Ngoài ra, còn sử dụng thời gian lao động nông nhàn, góp phần hạn chế việc di dân, hạn chế các tiêu cực của xã hội, giải quyết việc làm cho các vùng bị thu hồi đất. Theo số liệu điều tra, 86,4% số lao động tham gia sản xuất của các làng nghề là hộ gia đình còn lại là thuê ngoài hoặc không tham gia sản xuất sản phẩm của làng nghề mà đã chuyển sang làm nghề khác.(Bảng 7 - Phụ lục 1) Trong đó chỉ có 2 làng nghề thu hút số lao động trên 500 người và 96 làng nghề có lao động dưới 100 người tham gia sản xuất (Bảng 2 - phụ lục 1).

Thị trường lao động chủ yếu tập trung ở hộ gia đình nên hầu như các hộ gia đình tự chủ động được nguồn nhân lực sản xuất.

Nhiều làng nghề còn thu hút lao động ở ngoài vùng như Làng mộc dân dụng và mỹ nghệ Thuận Giang (xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu), làng nghề sản xuất ngói cừa Nghĩa Hoàn (xã Nghĩa Hoàn, huyện Tân Kỳ)… Ngoài ra, làng nghề còn sử dụng một lượng lớn lao động là người già, người khuyết tật, trẻ em.

Làng nghề phát triển đã tạo điều kiện cho các ngành nghề nông thôn, các dịch vụ khác phát triển, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Ngoài lao động thường xuyên tại các cơ sở ngành nghề nông thôn, trong các làng nghề

còn thu hút nhiều lao động nông nhàn, đặc biệt ở một số nghề như: mây tre đan, móc sợi, dệt…

Thu nhập bình quân lao động trung bình đạt 30,6 triệu đồng/lao động/năm, cao hơn mức trung bình chung toàn tỉnh. Các loại làng nghề khác nhau thì số lao động, thu nhập, giá trị sản xuất khác nhau phản ánh đúng thực trạng phát triển của các ngành nghề theo đúng định hướng phát triển kinh tế hàng hóa như nghề mây tre đan, số làng chiếm 30,14 %, giá trị sản xuất chỉ 68.380 tr.đ. Trong khi đó Nghề Mộc dân dụng và mỹ nghệ chỉ chiếm 14,38%, giá trị sản xuất đạt 617.184 tr.đ (gấp gần 10 lần nghề MTĐ) [Phụ lục 3].

Thứ ba, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu.

Việc khôi phục các nghề truyền thống và du nhập, phát triển các nghề mới đã làm cho sản phẩm trên thị trường Nghệ An thêm phong phú, đa dạng. Về sản phẩm tiêu dùng có bún, bánh, kẹo, tương, miến, giò, chả, rượu, gia súc, gia cầm giết mổ tập trung, nước mắm, ruốc, cá khô, mực khô, bột cá, sản phẩm nghề dệt thổ cẩm, đồ mộc gia dụng, mộc mỹ nghệ… Về sản phẩm phục vụ sản xuất có tàu thuyền gỗ, dịch vụ cơ khí nhỏ… Về sản phẩm phục vụ xây dựng như vật liệu xây dựng có nung và không nung phát, đá ốp lát, đá xây dựng. Sản phẩm xuất khẩu có đá mỹ nghệ, mây tre đan, hải sản đông lạnh, đũa tre, nhựa thông… Về nguyên liệu phục vụ sản xuất có gỗ xẻ, song mây, tre mét, lùng, tơ tằm… Ngoài ra các ngành nghề dịch vụ nông thôn phát triển khá đa dạng như vận tải nội bộ xã, liên xã, xây dựng dân dụng, dịch vụ sản xuất nông nghiệp như cơ giới hoá làm đất và thu hoạch, cung ứng vật tư, giống cây trồng, thú y; dịch vụ tư vấn sản xuất, đào tạo nghề và truyền nghề… Sự phát triển của ngành nghề nông thôn, của làng nghề đã góp phần khai thác tốt hơn các nguồn lực ở địa phương như lao động, nguồn tài nguyên thiên nhiên, các sản phẩm từ sản xuất nông nghiệp. Trong 146 làng nghề với 10 nhóm nghề thì có làng nghề sản xuất mây tre đan có được xuất khẩu sang các nước EU, Mỹ.

Bảng 2.1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm làng nghề mây tre đan tại Nghệ An Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015 1.Tổng doanh thu sản phẩm mây tre đan 50.9 46.7 52 53.1 55.25 2.Doanh thu tiêu thụ trong nước 0.5 0.5 0.55 0.6 0.65 3. Doanh thu xuất khẩu 50.4 46.2 51.45 52.5 54.6 Nguồn: Liên minh hợp tác xã Nghệ An Thứ tư, góp phần chuyển biến nhận thức của người dân về phát triển kinh tế.

Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển, người dân nước ta vốn có thói quen làm ăn nhỏ, sản xuất mang nặng tính tự cung, tự cấp, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu. Từ đó, chi phối đến tư duy, hoạt động, lối sống mang tính chất của người sản xuất nhỏ. Điều đó được thể hiện như: cách nhận thức và lối suy nghĩ của người dân thường đơn giản, đại khái, phiến diện, thiếu tính hệ thống, thiếu tính logic, mang nặng lối tư duy kinh nghiệm chủ nghĩa, thường chỉ thấy cái trước mắt, không nhìn xa trông rộng, bảo thủ, ngại đổi mới, ít sáng tạo, sống thiên về tình mà coi nhẹ về lý, ngại thay đổi, không dám mạo hiểm, an phận thủ thường, có xu hướng bình quân chủ nghĩa, Trong sản xuất họ thường có tâm lý tư lợi, tích cóp, dè xẻn, đố kỵ, không muốn người khác hơn mình, cục bộ địa phương, tuỳ tiện, vô nguyên tắc. Đặc biệt, đối với Nghệ An, một tỉnh nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ, khu vực kinh tế kém phát triển, Nghệ An vốn là tỉnh có nền kinh tế tự cung, tự cấp, kém phát triển hơn nhiều so với các tỉnh khác, bị ảnh hưởng lớn của kinh tế tự nhiên “gia trưởng” nên những đặc điểm về tư duy nói trên càng ảnh hưởng lớn, mặc dù sau nhiều năm đổi mới đã có những tác động nhất định đối với nhận thức và tư duy của người dân.

Trong những năm, với sự phát triển của làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã góp phần mở rộng giao lưu trong vùng, trong tỉnh, trong nước, người dân

Nghệ An có điều kiện học hỏi, từ đó làm thay đổi nhiều về tư duy nhận thức, nhất là về sản xuất kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Nhiều người đã mạnh dạn bỏ vốn tìm tòi, đi học tập, đầu tư sản xuất, mở mang ngành nghề. Do đó, đã có nhiều nghề mới đã được du nhập, nhiều cơ sở sản xuất ra đời, số hộ làm nghề tăng nhanh [37].

Nguyên nhân của các kết quả trên là do:

- Nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở các chủ trương, chính sách đó Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, UBND tỉnh đã cụ thể bằng nhiều chính sách, chủ trương khuyến khích phát triển làng nghề. Từ năm 2003 UBND tỉnh đã hình thành quỹ khuyến công, đã trích ngân sách hỗ trợ thực hiện nhiều hoạt động khuyến công, đã đào tạo được nhiều nghề với rất một lượng lớn lao động. UBND tỉnh phê duyệt đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển TTCN, xây dựng làng nghề, thành lập Trường dạy nghề TTCN, ban hành các chính sách khuyến khích phát triển dạy nghề, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, quy định các chính sách khuyến khích phát triển TTCN, nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh, thưởng cho các làng nghề, hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng.

- Các cấp uỷ Đảng và chính quyền ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí phát triển nghề và làng nghề trong mối quan hệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đã tích cực xây dựng các chương trình, các đề án phát triển sản xuất, huy động mọi tiềm lực, tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển.

Các huyện, thành, thị đã xây dựng đề án phát triển công nghiệp-TTCN và làng nghề. Một số địa phương ban hành nghị quyết hoặc chỉ thị của cấp uỷ về phát triển TTCN và làng nghề như TP. Vinh, các huyện: Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Nam Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu,… Ngoài các chính sách của tỉnh, hầu hết các địa phương đã có những chính sách khuyến khích phát triển TTCN và xây dựng làng nghề trên địa bàn như Diễn Châu, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Anh Sơn,...

- Nhờ sự phát triển của kinh tế, những kết quả do nhiều chương trình đưa lại, kết cấu hạ tầng ngày càng được cải thiện, thuận tiện cho giao lưu buôn bán trong tỉnh, trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính để phát triển làng nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(233 trang)