Quan điểm định hướng của Nhà nước đối với các làng nghề nước ta

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính để phát triển làng nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 147 - 151)

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ VÀ CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

3.1.1. Quan điểm định hướng của Nhà nước đối với các làng nghề nước ta

Thứ nhất, cần phải nhận thức đúng đắn vị trí các làng nghề một cách thực chất quá trình góp phần phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn.

Kinh tế làng nghề trước đây chỉ coi là kinh tế phụ, bổ trợ cho nghề nông, giải quyết lúc nông nhàn thì ngày nay kinh tế làng nghề giữ một vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển mô hình nông thôn mới văn minh, hiện đại.

Đặc biệt, là cơ sở quan trọng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Sự phát triển của các làng nghề nông thôn đóng một vai trò rất quan trọng, bởi nó tạo ra những tiền đề hỗ trợ cho sự phát triển nền đại công nghiệp và các ngành công nghiệp. Mặt khác, các làng nghề ở nông thôn còn là cầu nối giữa SXNN với SXCN, giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị, giữa tính truyền thống với sự hiện đại. Do vậy, sự phát triển các làng nghề ở nông thôn là quá trình vận động, biến đổi cơ cấu kinh tế nông thôn để thích ứng với những điều kiện mới.

Thứ hai, phát triển các làng nghề phải đảm bảo việc khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực ở nông thôn, đặc biệt là việc sử dụng tối đa lực lượng lao động nông thôn.

Việc phát triển làng nghề nhằm mục đích khai thác một cách tối đa, có hiệu quả mọi nguồn lực ở nông thôn. Để đạt mục đích, trong quá trình phát triển các làng nghề cần phải phát triển các ngành nghề mới, bên cạnh cần chú trọng phát triển những nghề truyền thống có thế mạnh mà thị trường có nhu cầu. Do vậy, quá trình phát triển các ngành nghề phải đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường bằng việc sản xuất ra những hàng hoá phong phú về mẫu mã, kiểu dáng và có

chất lượng ngày càng cao. Điều này sẽ giúp cho các làng nghề tồn tại và phát triển một cách vững chắc trong cơ chế thị trường, là điều kiện đảm bảo thành công trong quá trình cạnh tranh.

Việc phát triển làng nghề cần phải gắn chặt chẽ một cách hợp lý với yêu cầu đảm bảo hiệu quả về mặt xã hội, đó là giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động ở khu vực nông thôn. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn vẫn còn chiếm trên 70% lao động nông nghiệp và số lao động nông nghiệp chưa có việc làm chiếm tỷ trọng khá cao và ngày càng có xu hướng gia tăng do sức ép của tốc độ gia tăng tự nhiên về dân số. Thực trạng này cùng với những tác động của cơ chế thị trường đã xuất hiện một số xu hướng di chuyển lao động trong vùng như: luồng lao động di chuyển từ nông thôn ra thành phố để làm thuê hoặc hành nghề tự do, luồng di chuyển từ các tỉnh lân cận lên các tỉnh trung du, miền núi hoặc các tỉnh phía nam để tìm kiếm việc làm, luồng di chuyển lao động chất xám từ nông thôn ra thành phố tìm kiếm việc làm có thu nhập cao hơn, do vậy phát triển làng nghề sẽ hạn chế các luồng di chuyển nói trên và là cách tốt nhất để kết hợp có hiệu quả phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề xã hội.

Thứ ba, cần phát triển làng nghề theo hướng sản xuất hàng hoá.

Khác với những năm trước đây việc phát triển làng nghề nông thôn hiện nay đặt trong điều kiện của kinh tế thị trường. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các làng nghề ở nông thôn thì cần phải phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, thông qua mua, bán, trao đổi, giao lưu hàng hoá giữa địa phương này với địa phương khác, quan hệ thương mại giữa quốc gia này với quốc gia khác… không còn bó hẹp trong phạm vi địa phương nữa. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường và nắm bắt được nhu cầu thị trường, đồng thời xuất phát từ chính những lợi thế riêng có của mỗi làng nghề, mỗi địa phương mà lựa chọn các mặt hàng, chủng loại cho phù hợp nhằm đảm bảo cung cấp cho thị trường những sản phẩm phù hợp, có chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Sản phẩm sản xuất ra từ các làng nghề trong vùng phải

có đủ sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại san xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu.

Thực tế cho thấy, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ở các làng nghề chủ yếu là hộ gia đình với qui mô sản xuất quá nhỏ sẽ rất khó để phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Do vậy, cần thiết phải phát triển một cách đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất làng nghề với qui mô sản xuất ngày càng lớn như các HTX, các tổ hợp sản xuất, các DNTN, các công ty TNHH… Sự đa dạng các hình thức này là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy làng nghề các địa phương cũng như cả nước phát triển theo hướng SXHH với qui mô ngày càng lớn.

Thứ tư, phát triển làng nghề phải kết hợp một cách chặt chẽ với việc bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển nông thôn toàn diện, bền vững.

Xây dựng và phát triển nông thôn toàn diện là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trong quá trình xây dựng và phát triển nông thôn toàn diện thì phát triển kinh tế nông thôn là mục tiêu hàng đầu. Bởi vậy, việc phát triển mạnh mẽ các làng nghề khu vực nông thôn sẽ tạo ra những bước quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hợp lý hơn, tạo điều kiện tăng thu nhập của dân cư nông thôn, tạo điều kiện để phát triển nhanh kết cấu hạ tầng ở nông thôn và góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của người dân. Đó chính là việc phát triển nông thôn toàn diện, bền vững và trong quá trình này cần hết sức chú ý việc xây dựng nếp sống văn hoá mới, giữ gìn các giá trị văn hoá, bảo vệ và tôn tạo các di tích, cảnh quan và giữ gìn các phong tục tập quán tốt đẹp ở nông thôn.

Phát triển làng nghề ở khu vực nông thôn là một vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển nông thôn mới, toàn diện nhưng do nhiều lý do khác nhau đã chi phối nên sự phát triển làng nghề đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường sống. Xu hướng ô nhiễm môi trường sống ngày càng tăng lên một cách nghiêm trọng tại các làng nghề khu vực này đã có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ và đời sống của dân cư nông thôn, xuất hiện nhiều loại bệnh tật nguy hiểm.

Do vậy, trong quá trình phát triển các làng nghề nông thôn cần phải kết hợp một cách chặt chẽ với việc bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt cần phải có các giải pháp có hiệu quả thiết thực trong việc phòng chống và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, phá vỡ cảnh quan sinh thái của khu vực nông thôn. Đầu tư hơn nữa và tăng cường hơn nữa vai trò của các cơ quan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, có hướng đến quá trình sản xuất kinh doanh làng nghề, đồng thời ban hành một số chính sách chế tài liên quan đến hoạt động của làng nghề.

Thứ năm, phát triển làng nghề phải gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh xuất khẩu.

Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế khu vực và thế giới, quá trình này đã đem lại nhiều thành tựu về kinh tế, xã hội, văn hoá. Bên cạnh việc tạo ra những điều kiện thuận lợi để văn hoá Việt Nam tiếp thu những tinh hoa của nền văn hoá thế giới trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, nó còn đóng vai trò động lực để mở rộng thị trường và tăng giá trị xuất khẩu cho hàng hoá Việt Nam. Thực tế thời gian qua, dưới tác động của chính sách mở cửa, thị trường của các làng nghề không ngừng được mở rộng. Các sản phẩm truyền thống, đặc biệt các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã từng bước khẳng định chỗ đứng của mình.

Như vậy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội cho làng nghề phát triển để tăng trưởng sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu và tạo cơ hội việc làm có hiệu quả. Tuy nhiên, để tham gia vào quá trình này, nhiều khó khăn thách thức đang đặt ra cho sự phát triển của làng nghề. Khó khăn đó là phải đương đầu với cạnh tranh trên thị trường quốc tế, trong khi khả năng nội sinh và khả năng thích ứng với thị trường đa dạng ở khu vực và thế giới của làng nghề còn nhiều hạn chế. Đồng thời, hệ thống chính sách và pháp luật nước ta còn nhiều bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp với các cam kết quốc tế, chưa thực sự tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất của làng nghề tiếp cận với thị trường quốc tế.

Vì vậy, trong những năm tới, nhiệm vụ của các làng nghề là phải điều chỉnh cơ cấu sản xuất hợp lý, đầu tư phát triển các sản phẩm có triển vọng thị trường, trên cơ sở nâng cao năng lực sản xuất, khai thác tiềm năng và lợi thế so

sánh, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt, giá cả hợp lý, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm truyền thống của các nước khác trên thị trường. Nhà nước cần tiếp tục quá trình đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật cho phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời tạo điều kiện và môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp của làng nghề phát triển sản xuất, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính để phát triển làng nghề ở tỉnh Nghệ An (Trang 147 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(233 trang)