Mục tiêu bài học

Một phần của tài liệu Giáo án tham khảo sinh học lớp 6 (1) (Trang 48 - 51)

Chuơng II: RỄ CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: - Trình bày được cấu tạo miền hút của rễ - Trình bày vai tṛò của lông hút.

- Hiểu được cấu tạo luôn phù hợp chức năng của chúng 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh -> tìm kiến thức.

- Quan sát nhận xét, phân biệt các phần của miền hút - Rèn kĩ năng vẽ sơ đồ chung cấu tạo miền hút của rễ 3. Thái độ: GD lòng say mê môn học.

- Giáo dục HS làm đất tơi xốp, bảo vệ miền hút của rễ II. Phương tiện: - GV: + Tranh vẽ H 10.1, 10.2, 7.4 SGK.

+ Tranh câm H 10.1A

- HS: + Ôn lại bài tế bào, các bộ phận của rễ III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Có các loại rễ nào? Đặc điểm của các loại rễ đó? Nêu VD cho từng loại?

- Rễ gồm mấy miền? Chức năng của mỗi miền?

3. Bài mới: Ta đã biết rễ gồm 4 miền và chức năng của mỗi miền. Các miền của rễ đều có chức năng quan trọng, nhưng vì sao miền hút lại là phần quan trọng nhất của rễ? Nó có cấu tạo phù hợp với việc hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất như thế nào?

Hoạt động 1:

Hoạt động GV Hoạt động HS

- GV treo tranh H 10.1, 10.2 SGK. Giới thiệu tranh, hướng dẫn HS quan sát.

+ Miền hút gồm các phần nào? Cấu tạo mỗi phần?

- Hướng dẫn HS nhận biết các thành phần trong cấu tạo tế bào lông hút.

+ Tế bào lông hút có tồn tại mãi không?

- Treo tranh câm H 10.1A, yêu cầu HS điền chú thích vào tranh.

- GV nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát tranh H 10.1, xác định 2 miền: vỏ và trụ giữa. Tiếp tục xác định vị trí, cấu tạo các bộ phận của miền vỏ và trụ giữa.

- Quan sát tranh H 10.2,nhận biết các thành phần trong cấu tạo tế bào lông hút.

- Trả lời câu hỏi.

- HS lên bảng chú thích vào tranh, HS khác lên viết sơ đồ chữ các bộ phận của miền hút.

- HS nhận xét phần trình bày của bạn và bổ sung.

Tiểu kết: Cấu tạo miền hút gồm 2 phần:

Biểu bì, có lông hút 1) Vỏ

Thịt vỏ

Mạch rây Bó mạch

2) Trụ giữa Mạch gỗ Ruột

Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của miền hút

Hoạt động GV Hoạt động HS

- GV: Cho HS đọc phần chức năng SGK, mỗi chức năng so sánh với hình vẽ SGK hoặc hình trên bảng nhận xét để thấy được cấu tạo phù hợp với chức năng

- GV: Nhận xét, bổ sung

- Treo tranh H 7.4, 10.2 yêu cầu HS:

- HS đọc bảng ở SGK, nhận xét.

- HS các nhóm thảo luận 2 câu hỏi ở SGK - Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.

- HS quan sát tranh nêu điểm khác:

So sánh sự khác nhau giữa sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật và sơ đồ cấu tạo tế bào lông hút?

- GV: tế bào lông hút có cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.

- Liên hệ thực tế: Rễ cây thường ăn sâu lan rộng, số lượng rễ con nhiều, nhiều lông hút.

(Mục em có biết)

- Tế bào lông hút có không bào lớn, lông hút mọc dài ra đến đâu thì nhân di chuyển đến đó nên vị trí của nhân luôn nằm ở gần đầu lông hút, tế bào lông hút không có lục lạp

- Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.

Tiểu kết: Cấu tạo miền hút của rễ gồm hai phần chính:

- Vỏ: gồm biểu bì và thịt vỏ.

+ Biểu bì: bảo vệ, có nhiều lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng.

+ Thịt vỏ: Chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa - Trụ giữa: gồm bó mạch và ruột

+ Bó mạch: Mạch rây:vận chuyển chất hữu cơ

Mạch gỗ: vận chuyển nước và muối khoáng + Ruột: Chứa chất dự trữ

4. Củng cố- Kiểm tra, đánh giá:

- HS vừa chỉ trên tranh vẽ vừa trình bày cấu tạo miền hút của rễ.

- Làm bài tập chọn câu trả lời đúng: Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ vì:

a. Gồm hai phần: vỏ và trụ giữa.

b. Có mạch gỗ và mạch rây vận chuyển các chất.

c. Có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan.

d. Có ruột chứa chất dự trữ.

- Hướng dẫn HS trả lời câu 3.

5. Dặn dò:

- Hướng dẫn HS làm bài tập, ghi lại kết quả như bảng trang 34 SGK.

- Xem bài mới

- Chuẩn bị thí nghiệm của bài 11 - Rút kinh nghiệm:

Tuần 5

Tiết 10 Bài 11: SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ Ngày soạn:

16 / 9 / 2012

Một phần của tài liệu Giáo án tham khảo sinh học lớp 6 (1) (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(213 trang)
w