Kiểm tra bài cũ

Một phần của tài liệu Giáo án tham khảo sinh học lớp 6 (1) (Trang 105 - 112)

Chương VI: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA

1. Kiểm tra bài cũ

- Hoa có các bộ phận nào? Nêu chức năng, đặc điểm các bộ phận chính của hoa?

- Bộ phận nào là quan trọng nhất? Vì sao?

2. Bài mới: Giới thiệu bài như SGK

Hoạt động 1: Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa

Hoạt động dạy Hoạt động hoc

- GV cho các nhóm thảo luận, kết quả

- Gọi HS đọc bài của mình, nhóm khác bổ sung, hoàn chỉnh bảng.

- GV giúp HS sửa bằng cách thống nhất cách phân chia theo bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa

- GV yêu cầu HS làm bài tập điền từ.

- HS hoàn thành phần liệt kê về bộ phận sinh sản chủ yếu của một số hoa vào vở bài tập - Mỗi nhóm tập trung hoa của nhóm, HS lần lượt quan sát các hoa của nhóm hoàn thành cột 1, 2, 3 (để lại cột cuối) trong bảng ở vở bài tập - HS phân chia hoa thành hai nhóm -> viết ra giấy

- Cho HS hoàn thiện cột cuối bảng liệt kê.

- GV quan sát, giúp HS điều chỉnh sai sót

- GV hỏi: Dựa vào bộ phận sinh sản chia thành mấy loại hoa? Thế nào là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính?

- HS nêu được:

+ Nhóm 1: Có đủ nhị, nhuỵ + Nhóm 2: Có nhị hoặc nhuỵ Tiểu kết: Có 2 nhóm:

- Hoa đơn tính: Chỉ có nhị hoặc nhuỵ + Hoa đực chỉ có nhị

+ Hoa cái chỉ có nhuỵ

- Hoa lưỡng tính: Có cả nhị và nhuỵ

Hoạt động 2: Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách sắp xếp hoa trên cây

Hoạt động dạy Hoạt động hoc

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2, quan sát hình 29.2 và trả lời

- H: + Có mấy cách xếp hoa trên cây?

+ Kể tên một số hoa mọc đơn độc? Mọc thành cụm?

- GV nhận xét bổ sung thêm một số VD trong thực tế

- GV cho HS đọc phần kết luận ở SGK

- HS đọc thông tin SGK, quan sát tranh trả lời câu hỏi

- Hoa có ý nghĩa quan trọng đối với tự nhiên, con người và môi trường cần có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, đặc biệt những cảnh đẹp ở nơi công cộng, không hái hoa, phá hoại môi trường ở trường học và những nơi công cộng, trồng thêm cây xanh, các loài hoa.

Tiểu kết: Có 2 cách xếp hoa trên cây:

+ Hoa mọc đơn độc: Hoa ổi, sen, bí đỏ...

+ Hoa mọc thành cụm: Hoa cải, huệ, cúc....

4. Củng cố - Kiểm tra, đánh giá:

- Căn cứ vào đặc điểm nào phân biệt hoa đơn tính, hoa lưỡng tính? Chúng khác nhau ở đặc điểm nào? VD về từng loại?

- Xếp các loại hoa sau đây thành 2 nhóm: Hoa bưởi, hoa dâm bụt, hoa mướp, hoa huệ, hoa quật, hoa bí đỏ, hoa mít, hoa khổ qua, hoa lúa

- HS làm bài tập trắc nghiệm: khoanh tròn vào câu trả lời đúng Câu 1: Thế nào là hoa đơn tính?

a. Hoa thiếu tràng b. Hoa thiếu bao hoa c. Hoa thiếu nhị hoặc nhuỵ d. Hoa thiếu nhị và nhuỵ

Câu 2: Trong các nhóm hoa sau, nhóm hoa nào mọc thành cụm:

a. Hoa hồng, hoa huệ, hoa ổi

b. Hoa trang, hoa cúc trắng, hoa cải c. Hoa cau, hoa cúc, hoa chanh d. Hoa tra, hoa xoài, hoa vạn thọ 5. Dặn dò: - Học bài

- Sưu tần tranh ảnh về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

* Rút kinh nghiệm:

Tuần 17

Tiết 34 THỤ PHẤN Ngày soạn:

28/12/2012 I. Mục tiêu bài học:

* KT: - Nêu được thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.

- Phân biệt hoa tự thụ phấn và giao phấn.

* KN: - KN phân tích, so sánh đặc điểm thích nghi của các loại hoa với các hình thức thụ phấn.

- Kĩ năng vận dụng kiến thức về thụ phấn trong trồng trọt tại gia đình.

* TĐ: - HS có ý thức bảo vệ các loài động vật  Bảo vệ đa dạng sinh học.

II. Đồ dùng dạy học:

* GV: - Mẫu vật hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ - Tranh vẽ: Cấu tạo hoa bí đỏ

- Tranh ảnh: Một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

* HS: Mỗi nhóm: + 1 loại hoa tự thụ phấn

+ 1 loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ III. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính? Hãy cho vài VD về mỗi loại?

- Có mấy cách xếp hoa trên cây? Cho VD

* Những hoa nhỏ thường mọc thành từng cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa?

2. Bài mới: Quá trình sinh sản của cây được bắt đầu bằng sự thụ phấn. Vậy sự thụ phấn là gì? Có những cách thụ phấn nào? Bài học này giúp ta trả lời câu hỏi đó.

Hoạt động 1: Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn

Hoạt động dạy Hoạt động hoc

a/ Hoa tự thụ phấn:

- GV hướng dẫn HS quan sát hình 30.1 để trả lời câu hỏi:

+ Thế nào là hiện tượng thụ phấn?

- GV đặt vấn đề: Hoa tự thụ phấn cần những điều kiện nào?

- GV chốt lại đặc điểm của hoa tự thụ phấn b/ Hoa giao phấn:

- GV cho HS đọc thông tin và trả lời 2 câu hỏi mục 1b

- Thụ phấn bằng cách giao phấn nhờ những yếu tố nào?

- GV kết luận bổ sung

- HS quan sát hình 30.1 (Chú ý vị trí của nhị và nhuỵ) -> suy nghĩ để trả lời câu hỏi

- HS làm  SGK, trao đổi câu trả lời tìm được và giải thích

- HS đọc thông tin trang 99, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi

+ Nêu được đặc điểm là hoa đơn tính, hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhuỵ không chín cùng 1 lúc

+ Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: Sâu bọ, gió, người....

Tiểu kết: * Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ a/ Hoa tự thụ phấn:

- Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ của chính hoa đó - Xảy ra ở hoa lưỡng tính khi nhị và nhuỵ chín cùng lúc b/Hoa giao phấn:

- Là những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhuỵ của hoa khác

- Xảy ra ở hoa đơn tính và hoa lưỡng tính khi nhị và nhuỵ không chín cùng một lúc Hoạt động 2: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

Hoạt động dạy Hoạt động hoc

- GV treo tranh hình 30.2 cho HS quan sát rồi đặt câu hỏi ở lệnh 

- GV nhấn mạnh 1 số đặc điểm chính của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

- Cần làm gì để hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thụ phấn tốt?

- Giáo dục ý thức bảo vệ các loài động vật bởi vì chúng có vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho hoa, duy trì nòi giống của các loài

- HS quan sát hoa mang theo đồng thời đọc lệnh , suy nghĩ và trả lời câu hỏi

- HS tự tóm tắt những đặc điểm chính của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

- Tổng kết, HS đọc phần kết luận tóm tắt ở SGK

thực vật Bảo vệ đa dạng sinh học.

Tiểu kết: Những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhuỵ có chất dính

4. Củng cố - Kiểm tra, đánh giá:

- HS làm bài tập trắc nghiệm: khoanh tròn câu trả lời đúng Câu 1: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ là:

a. Có màu sặc sỡ, có mật ngọt, có hương thơm b. Hạt phấn to có gai, đầu nhuỵ có chất dính

c. Bao hoa tiêu giảm, màu sắc không sặc sỡ, chỉ nhị dài, đầu nhuỵ dài d. Cả a và b đúng

Câu 2: Sự giao phấn được thực hiện nhờ:

a. Gió b. Sâu bọ c. Con người d. Cả a,b và c đúng 5. Dặn dò:

- Tìm hiểu để trả lời câu hỏi 4*

- Tìm một số hoa thụ phấn nhờ sâu bọ

- Chuẩn bị cây ngô có hoa, hoa bí ngô, bông, que

* Rút kinh nghiệm:

Tuần 17

Tiết 35 ÔN TẬP HỌC KÌ I Ngày soạn:

10/12/2012 I. Mục tiêu bài học:

- Củng cố toàn bộ kiến thức đã học từ đầu năm-> nay:

+ Nắm được đặc điểm chung của thực vật, phân biệt được TVCH và TVKCH + Cấu tạo, sự hoạt động và lớn lên của tế bào

+ Phân biệt được cấu tạo, chức năng của các cơ quan + Xây dựng, thiết kế được các thí nghiệm chứng minh

+ Phân tích, so sánh, giữa các bộ phận

- Rèn luyện được kỹ năng tổng hợp, tư duy, vẽ hình, so sánh

- Vận dụng kiến thức đã học giải thích một số hiện tượng trong thực tế II. Đồ dùng dạy học:

* GV:- Các tranh vẽ hình 7.4, 10.1A, 15.1A, 20.1, 28.1 - Bảng phụ kẻ các bảng ôn tập theo từng chương

* HS: - Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học

- Hoạt động theo nhóm hoàn thành các bảng ôn tập III. Tiến trình dạy học:

1. Bài ôn tập:

Hoạt động 1: Thảo luận điền bảng ôn tập.

Hoạt động dạy Hoạt động hoc

GV chia lớp thành 5 nhóm, đại diện nhóm lên bốc thăm, yêu cầu mỗi nhóm trình bày bảng ôn tập của nhóm mình. Cụ thể :

- Thăm 1: Bảng 1 – Chương tế bào thực vật - Thăm 2: Bảng 2 – Chương rễ

- Thăm 3: Bảng 3 – Chương thân - Thăm 4: Bảng 4 – Chương lá - Thăm 5: Bảng 5 – Chương hoa

Các nhóm phải trình bày kết quả trên bảng lớp.

GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức.

- HS các nhóm tiến hành → Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả → nhóm khác bổ sung .

Bảng 1: Tế bào thực vật

Cấp độ tổ chức Đặc điểm đặc trưng

Cấu tạo Tính chất

Tế bào - Gồm: vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào

- Sự lớn lên

- Sự phân chia của tế bào

- Là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống

nhau; cùng thực hiện một chức năng riêng .

- Tham gia cấu tạo nên các cơ quan Bảng 2: Rễ

Chương Đặc điểm cấu tạo Chức năng SL Liên hệ thực tế

RỄ

a/ Các loại rễ: rễ cọc, rễ chùm, rễ biến dạng (rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút)

b/ Các miền của rễ: miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp rễ

* Cấu tạo miền hút: gồm

- Vỏ: biểu bì có lông hút và thịt vỏ

- Trụ giữa: gồm bó mạch (mạch rây xen kẽ mạch gỗ) và ruột

- Miền hút quan trọng nhất, lông hút hút nước và muối khoáng hoà tan

- Cây xoài - Cây lúa

- Cải củ, trầu không, bần, tầm gửi

- Bèo tấm không có lông hút, hút nước và muối khoáng qua bề mặt tế bào của rễ.

Bảng 3: Thân

Chương Đặc điểm cấu tạo Chức năng SL Liên hệ thực tế

THÂN

a/ Các loại thân:

- Thân đứng: thân gỗ, thân cột, thân cỏ - Thân leo: bằng thân quấn, tua cuốn - Thân bò

- Thân biến dạng: thân củ, thân rễ, thân mọng

- Thân cây dài ra chủ yếu do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ngọn (TN sgk)

- Xác định các loại thân cây ở vườn cây

- Ngắt ngọn cây - Cột thân cây

nước.

b/ Cấu tạo ngoài: gồm thân chính, thân phụ (cành), chồi ngọn và chồi nách.

c/ Cấu tạo trong: gồm:

- Vỏ: biểu bì và thịt vỏ

- Trụ giữa: bó mạch (mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong) và ruột

- Thân to ra do sự phân chia các tế bào của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

- Chiết cành cây

Bảng 4: Lá

Chương Đặc điểm cấu tạo Chức năng sinh lý Liên hệ thực tế

a/ Các loại lá:

- Lá đơn – Ví dụ - Lá kép – Ví dụ - Lá biến dạng:

+ Tua cuốn, tay móc

+ Lá biến thành gai + Lá vảy + Lá dự trữ + Lá bắt mồi b/ Các phần của lá:

- Cuống lá - Phiến lá

- Gân lá: gân hình mạng, gân hình cung, gân song song

c/ Các kiểu xếp lá: mọc cách, mọc đối, mọc vòng d/ Cấu tạo trong của phiến lá:

- Biểu bì: biểu bì trên và biểu bì dưới - Thịt lá

- Gân lá: gồm mạch rây và mạch gỗ

- Quang hợp (SGK/72) - Hô hấp (SGK/78)

- Thoát hơi nước và trao đổi khí

(SGK/80)

t0 = 250 – 300

quang hợp và hô hấp hoạt động tốt.

Bảng 5: Hoa

Chương Đặc điểm cấu tạo Chức năng sinh lý Liên hệ thực tế

HOA

a/ Các loại hoa: - Đơn tính - Lưỡng tính

b/ Các bộ phận: cuống → đế → đài → tràng (cánh) → nhị và nhuỵ

c/ Sắp xếp: - Mọc đơn độc - Mọc thành cụm d/ Hoa tự thụ phấn

e/ Hoa giao phấn:

- Nhờ gió - Nhờ sâu bọ - Nhờ con người

- Thụ phấn

- Thụ tinh, kết hạt và tạo quả

- Xác định được trong thực tế

- Tập thụ phấn cho các loại hoa

Hoạt động 2: Thảo luận các câu hỏi

- Cây cần những loại muối khoáng nào? Thiết kế thí nghiệm chứng minh vai trò của muối lân đối với cây trồng?

- So sánh cấu tạo trong của thân non với cấu tạo miền hút của rễ?

- Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì người ta thường bấm ngọn, cây nào thì tỉa cành. Cho VD - Các bộ phận nào của cây tham gia quang hợp? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp?

- Vì sao quang hợp và hô hấp trái ngược nhau nhưng lại có quang hệ chặt chẽ với nhau?

- Mô tả thí nghiệm chứng minh sự thoát hơi nước ở lá? Em rút ra kết luận gì? (Chỉ cần nêu TN2 của nhóm Tuấn và Hải trang 80 SGK) Hình 24.2

- Vì sao sự thoát hơi nước có ý nghĩa quan trọng đối với cây?

Hoạt động 3: Chú thích vào tranh vẽ câm

- Tranh hình 7.4: các bộ phận của tế bào thực vật - Tranh hình 10.1A: các bộ phận của miền hút - Tranh hình 15.1A: các bộ phận của thân non - Tranh hình 20.1: các bộ phận của phiến lá - Tranh hình 28.1: các bộ phận của hoa

2. Kiểm tra – Đánh giá: - GV kiểm tra và ghi điểm cho nhóm học tốt 3. Dặn dò: - Học ôn lại kỹ các kiến thức đã hướng dẫn

- Chuẩn bị cho thi HKI

Tuần 18

Tiết 36 THI HỌC KÌ I

Ngày soạn:

24/12/2010 I. Mục tiêu bài học:

- Kiểm tra lại toàn bộ các kiến thức từ chương I-> chương IV

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, cách làm bài kiểm tra.

Một phần của tài liệu Giáo án tham khảo sinh học lớp 6 (1) (Trang 105 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(213 trang)
w