Các cơ quan và mô lâm ba ngoại vi

Một phần của tài liệu Miễn dịch học và ứng dụng miễn dịch liệu pháp (Trang 57 - 61)

TẾ BÀO VÀ CÁC CƠ QUAN CỦA HỆ THỐNG MIỄN DỊCH

B. HỆ THỐNG MIỄN DỊCH

IV. CÁC CƠ QUAN VÀ MÔ LÂM BA

4.3. Các cơ quan và mô lâm ba ngoại vi

Lách là một cơ quan có vỏ bọc bao ngoài với kích thước khác nhau tùy loại động vật (ở người, kích thước lách trung bình là 12cm x 7cm). Ở người, lách nằm sau xương sườn thứ 9, 10 và 11, bình thường không sờ thấy. Lách chứa đầy máu do các động mạch lách cung cấp. Lách có hình dạng thuôn, dài nhưng không chia thành các thùy (Hình 26). Trên mặc cắt ngang của lách có hai loại mô bào là tủy đỏ và tủy trắng hoặc các tấm lâm ba xung quanh động mạch nhỏ (periarteriolar lymphocyte sheet, PALS) tạo nên phần lâm ba của lách.

Cấu trúc của lách

- Tủy đỏ (Hình 27) gồm các xoang nhỏ có chứa đầy các tế bào đại thực bào có nhiệm vụ thực bào các tế bào hồng cầu già. Vòng đời bình thường của tế bào hồng cầu vào khoảng 20 ngày. Các xoang nhỏ có thể là nơi chứa đựng các tế bào hồng cầu, các tế bào tiểu

cầu và các tế bào có hạt di chuyển đến khi cần thiết. Hình 26. Lát cắt lách với các tổ chức mô bào X 7.

- Tủy trắng bao gồm các mô lâm ba được sắp xếp các động mạch nhỏ trung tâm (các nhánh của động mạch lách) như là các lớp lâm ba quanh động mạch (PALS). PALS được sắp xếp theo kiểu đồng tâm. Vùng rìa có các tế bào đại thực bào chuyên hóa, các tế bào hình sao, các tế bào diệt tự nhiên và các tế bào lâm ba cầu B di chuyển chậm.

Phần cuối của các tiểu động mạch trung tâm, các động mạch hình bút lông đều có ở vùng này và cũng chính tại đây các tế bào lâm ba cầu theo hệ tuần hoàn vào các mô của lách. Sau đó, chúng di chuyển vào vùng tế bào T hoặc vùng tế bào B. Vùng tế bào T chứa rất nhiều tế bào hình sao có chứa các các phân tử MHC loại II và có khả năng trình diện kháng nguyên tới các tế bào T. Tại vùng này cũng có các động mạch nhỏ trung tâm. Vùng tế bào B gồm các tế bào hình sao thể nang có các thụ cảm quan đối với IgG có tên FcgT và thụ cảm quan cho bổ thể gọi là CRI. Về cấu tạo có hai mức độ khác nhau phản ánh mức độ mô lâm ba bị kháng nguyên kích thích như thế nào. Các nang tiên phát chưa bị kích thích: tập hợp các tế bào lâm ba cầu B chưa bị kích thích. Các nang thứ phát đã được kích thích với một trung tâm mầm và vùng vỏ nằm xung quanh.

Phần lớn các tế bào lâm ba cầu B nằm trong vùng tế bào B và các tế bào lâm ba cầu T trong vùng tế bào T, nhưng có thể thấy một số tế bào T trong các nang và điều đó cho

phép các tiếp súc phụ thuộc vào các tín hiệu cần thiết cho đáp ứng miễn dịch dịch thể hình thành và phát triển có thể xảy ra.

Hình 27. Sơ đồ cấu trúc của mô lâm ba của lách 4.3.2. Hạch lâm ba

Các hạch lâm ba là các cơ quan lâm ba ngoại vi, nằm rải rác khắp mạng lưới lâm ba và là nơi tập trung các tế bào lâm ba cầu và các tế bào trình diện kháng nguyên.

Các hạch lâm ba thường nằm ở vị trí chiến lược trọng yếu để ngăn chặn các kháng nguyên từ các mạch quản ngoại vi đi đến. Có những nhóm lớn các hạch lâm ba ở nách, háng và cổ (Hình 28). Các hạch lâm ba màng treo ruột có kích thước lớn hơn và nằm ở các vị trí thích hợp để nhận biết các kháng nguyên từ ruột đến.

Hình 28. Lát cắt một hạch lâm ba 5X

Hình 29. Sơ đồ cấu trúc của một hạch lâm ba

Hạch lâm ba của người có đường kính 2-10mm và được bao quanh bằng một vỏ collagen. Các xoang rìa nằm ngay bên dưới vỏ và chứa đầy các tế bào thực bào, các tế bào đại thực bào vùng rìa có khả năng bắt kháng nguyên đi vào hạch (Hình 29). Vùng ngoài của hạch lâm ba, gọi là vùng vỏ, chứa chủ yếu các tế bào B (các nang tiên phát).

Ở các trung tâm mầm của các nang lâm ba thứ phát, có rất nhiều tế bào hình sao thể nang nằm xung quanh các tế bào B. Cũng chính tại đây, các tế bào B tương tác với các kháng nguyên đã gắn với màng và trở thành các tế bào B đã được hoạt hóa. Phần kề vỏ chủ yếu chứa tế bào T, nằm xen kẽ với các tế bào hình sao mang nhiều kháng nguyên MHC loại II. Các tế bào này có nhiệm vụ trình diện kháng nguyên tới các tế bào T.

Vùng tủy chứa tương đối ít tế bào lâm ba cầu nhưng lại có nhiều tế bào thực bào và các tương bào hơn các vùng khác. Các tế bào di chuyển tới các hạch lâm ba thông qua HEV và các mạch lâm ba hướng tâm và vị trí đầu tiên chúng tập kết là các xoang ở vùng rìa.

Từ đây các tế bào lâm ba di chuyển dọc theo hạch và cuối cùng rời khỏi hạch bằng mạch lâm ba ly tâm.

4.3.3. Các nang lâm ba (lymphoid follicles) Nang lâm ba là nơi tập trung rất nhiều lâm ba cầu có chức năng gần giống nhau và các tế bào trình diện kháng nguyên. Các hạch lâm ba chưa được kích thích có chứa các nang tiên phát và các nang này sẽ phát triển thành các nang thứ cấp sau khi có kích thích của kháng nguyên.

Các trung tâm mầm là những vùng có các tế bào tăng sinh rất nhanh, thường gặp ở trung tâm của một số nang lâm ba thứ cấp. Trung tâm mầm có thể được chia thành 2 vùng (xem hình 30): vùng sẫm (dark zone, D) gồm các tế

bào B đang tăng sinh được gọi là các centroblast (tế bào dạng blast trung tâm) và vùng sáng (L) là nơi tập trung nhiều tế bào hình sao thể nang (follicular dendritic cells, FDC), một số lượng nhỏ các tế bào T hỗ trợ và nhiều tế bào B không phân chia được gọi là các tế bào trung tâm (centrocytes). Vùng sẫm được bao quanh bằng vùng rìa hoặc vùng vỏ (M) là vùng có nhiều tế bào B tập trung lại. Các tế bào B này có nhiều phân tử IgM và IgD trên bề mặt. Người ta cho rằng kháng nguyên được trình diện tới các tế bào B dang phát triển trong các vùng tế bào T của các mô lâm ba thứ cấp và các tế bào B đó sẽ di chuyển đến vùng tế bào B để tạo thành các trung tâm mầm. Các FDC là các tế bào kích thích rất có hiệu quả các tế bào B đã được hoạt hóa trước đó và chúng có thể tiếp tục được kích thích bằng các kháng nguyên đặc hiệu. Các tế bào trung tâm không được các kháng nguyên kích thích sẽ bị chết theo quá trình apoptosis và bị các đại thực bào của cơ thể thực bào. Các tế bào đại thực bào này nằm tập trung ở vùng tối sẫm.

Hình 30. Lát cắt 1 nang lâm ba thứ cấp với trung tâm mầm. X 40

4.3.4. Mô lâm ba gắn với niêm mạc

Mô lâm ba gắn với niêm mạc (MALT) là thuật ngữ chung để chỉ các mô lâm ba không có vỏ bọc ngoài.. Các MALT nằm ở vùng dưới niêm mạc của hệ thống hô hấp, hệ thống tiêu hóa và hệ thống niệu sinh dục. Hạch amiđan (Hình 31) và các hoạch nhỏ nằm ở vùng cổ là các MALT của vùng hầu. Các tế bào lâm ba ở trong MALT hoặc nằm phát tán hoặc nằm cụm lại với nhau tạo thành các trung tâm mầm. Bình thường, các lâm ba cầu trong hệ thống này chủ yếu lưu thông trong MALT và không di chuyển tới các vùng khác của hệ thống lâm ba. Sau khi được các kháng nguyên kích thích, các tế bào này di chuyển qua mạng lưới lâm ba cục bộ tới hệ thống tuần hoàn và từ đó chúng di chuyển tới các bề mặt niêm mạc khác (Hình 32). Các bạch cầu này chịu trách nhiệm về đáp ứng miễn dịch ở niêm mạc và chúng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa mầm bệnh vì phần lớn mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể qua những niêm mạc này.

Hình 31. Lát cắt hạch amiđan của người với MALT. 4 X

(GC, các trung tâm mầm)

Hình 32. Lưu thông bạch cầu trong hệ thống lâm ba niêm mạc

4.3.5. Các mảng Peyer

Các tổ chức lâm ba, mô bào lâm ba gắn với niêm mạc của ruột là nơi tích tụ các tế bào lâm ba cầu, ví dụ như lamina propria và các mảng Peyer (Hình 33). Các mảng Peyer là các mô bào lâm ba thứ phát có vỏ bọc, có chứa các nang lâm ba thứ phát là nơi tập trung rất nhiều tương bào và các tế bào B sản xuất IgA. Giống như các cơ quan lâm ba thứ cấp khác; về cấu tạo (Hình 34), các mảng Peyer được chia thành các vùng tế bào T và các vùng tế bào B. Lớp tế bào biểu mô che phủ mảng Peyer có các tế bào M chuyên hóa với rất nhiều nếp gấp để tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận chuyển các kháng nguyên có nguồn gốc từ ruột tới các mô lâm ba. Các tế bào lâm ba cầu di chuyển tới mảng Peyer thông qua các tĩnh mạch nội mô kín (HEV) và rời khỏi mảng Peyer qua hệ bạch huyết tới các hạch lâm ba trong mạc treo ruột.

Hình 33. Lát cắt hồi tràng của chuột với

các mảng Peyer ở thành ruột. X 40 Hình 34. Cấu trúc của một mảng Peyer.

4.3.6. HEV

Các tĩnh mạch nhỏ nội mô kín là các mạch máu chuyên hóa, có mặt trong hầu hết các mô lâm ba thứ cấp (Hình 35, trái). Các HEV cũng có thể xuất hiện ở các mô bào khác trong trường hợp có các phản ứng miễn dịch kéo dài và trường hợp nhiễm bệnh nghiêm trọng. Các HEV được bao bọc bởi lớp tế bào nội mô hình khối (Hình 35, phải) có các phân tử bám dính trên bề mặt ví dụ MAdCAM-1 có khả năng kết gắn với các tế bào lâm ba cầu đang tuần hoàn và “lái” chúng di chuyển tới mô bào. Các HEV trong các cơ quan khác nhau có các phân tử bám dính khác nhau. Một số lượng lớn tế bào lâm ba cầu di chuyển qua các mô lâm ba thứ cấp gắn với các phân tử này và di chuyển qua lớp tế bào nội mô.

Hình 35.

Trái: Lát cắt của một hạch lâm ba với HEV (E = các tế bào nội mô). X 180. Phải: Ảnh kính hiển vi điện tử với 1 HEV trong vùng phụ thuộc tuyến ức của một hạch lâm ba (Ly -Lâm ba cầu; Lu -Xoang của HEV). X 1600

Một phần của tài liệu Miễn dịch học và ứng dụng miễn dịch liệu pháp (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(232 trang)