HỢP TÁC TẾ BÀO TRONG ĐIỀU HÒA ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH

Một phần của tài liệu Miễn dịch học và ứng dụng miễn dịch liệu pháp (Trang 124 - 127)

VÀ SỰ HOẠT HÓA MỘT SỐ LOẠI TẾ BÀO

Chương 5 TƯƠNG TÁC VÀ ĐIỀU HÒA ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH

VI. HỢP TÁC TẾ BÀO TRONG ĐIỀU HÒA ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH

Sự điều hòa các đáp ứng miễn dịch còn thể hiện qua sự hợp tác giữa các tế bào trong đáp ứng miễn dịch (Hình 5). Sự hợp tác giữa các tế bào tham gia trong các phản ứng miễn dịch xảy ra ở nhiều mức độ: Các tế bào thực bào và các tế bào trình diện kháng nguyên có thể “bắt” kháng nguyên ở vùng mạch quản ngoại vi và chuyển kháng nguyên tới các tổ chức lympho thứ cấp như lách, hạch lâm ba.... Tế bào trình diện kháng nguyên và tế bào B có thể “bắt giữ” kháng nguyên, “chế biến” kháng nguyên và trình diễn kháng nguyên, kết hợp với các phân tử MHC loại II, tới tế bào TH CD4+. Các cytokin (xem Bảng 1), do các tế bào T được hoạt hóa sản sinh ra, có thể kích thích sự phát triển của tế bào B và sự biệt hóa của tế bào B thành các tế bào tương bào. Các cytokin khác cũng có thể hoạt hoá các tế bào Tc, các tế bào trình diện kháng nguyên và các tế bào thực bào đơn nhân (mononuclear). Kháng thể do tế bào B sản xuất ra có thể liên kết với các thụ cảm quan trên các tế bào thực bào, tạo điều kiện cho sự “bắt giữ”

kháng nguyên. Các kháng thể IgG cho phép tế bào LGL (tế bào K) nhận biết các tế bào Hình 4. IL-10 làm triệt tiêu các đáp ưng của tế

bào TH-1

đích đã được gắn với kháng thể và kháng thể IgE có thể hoạt hóa tế bào mast và tế bào ái kiềm để các tế bào này giải phóng ra các chất trung gian gây viêm khi chúng gắn với các kháng nguyên đặc hiệu.

Có thể tóm tắt tác động tương hỗ giữa các tế bào trong điều hoà đáp ứng miễn dịch thông qua các cytokin là như sau: Khi APC trình diện kháng nguyên tới các tế bào T, các tế bào T sẽ được hoạt hóa. Các tế bào T đó được hoạt hoá sẽ tăng sinh và thải tiết các cytokin nếu trong trường hợp đó là các tế bào T CD4+ hoặc là nếu chúng là các tế bào CD8+, khi được hoạt hóa, sẽ tiêu diệt các tế bào đích có thể hiện kháng nguyên được trình diện bởi tế bào APC. Khả năng sản xuất kháng thể và hoạt tính của các tế bào T

diệt CD8+ do quần thể tế bào T CD4+ điều khiển. Các tế bào T CD4+ cung cấp các yếu tố sinh trưởng hoặc các tín hiệu tới các tế bào này để các tế bào đó tăng sinh hoặc hoạt động có hiệu quả hơn. Tác dụng của các interleukin hoặc các cytokin do các tế bào T CD4+ sản xuất và tiết ra là cực kỳ quan trọng, đảm bảo sự hoạt hóa các tế bào diệt tự nhiên (NK), các tế bào đại thực bào, các tế bào T CD8+ và các tế bào nhân đa hình thái. Chi tiết về nguồn gốc, các tế bào đích và các chức năng chính của các tác nhân này đó được trình bày trong phần các cytokin và chỉ được nêu tóm tắt trong Bảng 1.

Bảng 1. Cytokin - Nguồn gốc và chức năng

Tác nhân Nguồn gốc Đích tế bào chính Tác động

IL-1 Monocyte, đại thực bào, tế bào biểu mô, tế bào nội mô, tế bào sợi

Monocyte, đại thực bào, tế bào T, tế bào nội mô, tuyến yên, tế bào biểu mô

Hoạt hóa, tăng lượng TNF-a và IL-1, sốt IL-2 Tế bào TH-1 Tế bào T và tế bào B Hoạt hóa, tăng số lượng IL-3 Tế bào T, thymocyte Biệt hóa nhiều loại bạch

cầu

Thúc đẩy tăng sinh/tế bào biểu mô

IL-4 Tế bào TH-2, dưỡng bào, tế bào ái toan

Tế bào T và tế bào B, dưỡng bào

Thúc đẩy sản xuất IgE và tế bào TH-2. Giảm đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào

Hình 5. Sự hơp tác giữa các tế bào trong đáp ứng miễn dịch

IL-5 Tế bào TH-2, dưỡng bào Tế bào ái toan, tế bào B, thymocytes

Hoạt hóa tế bào ái toan, thúc đây phát triển tế bào B IL-6 Tế bào TH-2, monocyte, đại

thực bào, tế bào biểu mô, tế bào nội mô

Tế bào gan, các tế bào B Thúc đẩy phản ứng pha cấp tính, tăng sản xuất IgM, IgA

IL-8 Monocyte, đại thực bào, tế bào biểu mô

Tế bào trung tính, tế bào ái toan, monocyte, tế bào ái kiềm, tế bào T CD8+

Hoạt hóa, hóa hướng động

IL-10 Monocyte, đại thực bào, tế bào TH-2, tế bào biểu mô

Monocyte, đại thực bào, tế bào TH-1, tế bào B

Giảm sản xuất IL-1, TNF- a và IL-2, tăng sản xuất IgA

IL-12 Monocyte, đại thực bào Tế bào NK, tế bào T Hoạt hóa NK và tế bào TH-1

IFN- Tế bào sợi, tế bào biểu mô, tế bào hình sao

Nhiều loại tế bào, tế bào NK

Kháng virus, tăng MHC loại I, giảm tăng sinh tế bào, tăng dung giải tế bào

IFN- Tế bào TH-1, tế bào NK, đại thực bào

Nhiều loại tế bào, tăng dung giải tế bào

Kháng virus, sốt, giảm tăng sinh tế bào và tăng MHC loại I và II

TNF- Đại thực bào, tế bào NK, tế bào biểu mô, dưỡng bào

Monocyte, đại thực bào, tuyến yên

Hoạt hóa monocyte và PMN, sốt, chống khối u TNF- Tế bào T Tác dụng cận tiết độc tố tế bào (cytotoxin) G-CSF Nhiều loại tế bào Tiền chất của tế bào trung

tính

M-CSF Nhiều loại tế bào Tiền chất của monocyte GM-CSF Nhiều loại tế bào Tiền chất của tế bào trung

tính và monocyte

Phát triển và thành thục

TGF- Tế bào T, monocyte, đại thực bào

Monocyte, đại thực bào, tế bào biểu mô, tế bào B, tế bào T

Tăng sản xuất IgA, giảm viêm, giảm sản xuất IgE

Các chất kết nối (ligands), ví dụ như các phần tử bề mặt trên một số loại tế bào của hệ thống miễn dịch sẽ kết gắn với các thụ cảm quan của một tế bào loại khác và có thể hoạt hóa các tế bào có thể hiện các thụ cảm quan trên bề mặt và vì thế chúng có tác dụng điều hòa các đáp ứng miễn dịch. Sự tương tác giữa các thụ cảm quan của tế bào T và các đoạn peptide đó được chế biến cùng với các phần tử MHC là các ví dụ về tầm quan trọng của các tương tác giữa mối liên kết peptide-thụ cảm quan (thụ cảm quan của tế bào T) trong hệ thống miễn dịch.

Chương 6

Một phần của tài liệu Miễn dịch học và ứng dụng miễn dịch liệu pháp (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(232 trang)