Thực trạng và bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống trong 25 năm đổi mới vừa qua

Một phần của tài liệu đề tài phát triển văn hoá việt nam giai đoạn 2011-2020 (Trang 90 - 97)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng và bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống trong 25 năm đổi mới vừa qua

2.2.1. Nhng thành tu trong vic xây dng tư tưởng, đạo đức, li sng trong 25 năm đổi mi va qua

Từ khi Nghị quyết Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ năm khoá VIII ra đời, nhận thức về văn hoá nói chung, về các giá trị văn hóa truyền thống, về nếp sống, lối sống đến nay đã có những chuyển biến tích cực. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong Đảng và ngoài xã hội đã được chú trọng.

Từng ngành, từng cấp đã đề ra được các mô hình, các chuẩn mực phù hợp với cơ sở công tác của mình: Ngành Giáo dục có phong trào “Thi đua hai tốt”, “kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”; Ngành Y tế có phong trào

“Phục vụ nhân dân theo 12 điều y đức”; Ngành Công an có phong trào

“Học tập 06 điều Bác Hồ dạy”; Hội người cao tuổi có phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”; Tổ chức tôn giáo có các phong trào

“Tốt đời đẹp đạo”, “Kính chúa yêu nước”, “Gắn bó dân tộc với đạo pháp”,

“Đạo pháp, dân tộc và xã hội chủ nghĩa”; Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM, Hội Liên hiệp Thanh niên có phong trào “Thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước”...

Các cuộc vận động nêu trên là những hình thức hoạt động có ý nghĩa to lớn đối với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

Đây là phong trào phát triển rộng rãi trong những năm qua, được đông đảo nhân dân ta đồng tình ủng hộ. Theo đánh giá của Hội nghị lần thứ mười BCH TW Đảng khoá IX, từ các phong trào này đã xuất hiện những nhân tố mới, những gương sáng trên mọi lĩnh vực, mọi giới, mọi lứa tuổi, đồng thời những GTVH mới, phẩm chất đạo đức mới của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã hình thành và được xã hội chấp nhận, góp phần ngăn chặn sự thoái hoá, biến chất về tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân ta.

Gắn với việc xây dựng con người, Đảng, Nhà nước và nhân ta còn chú ý đến các biện pháp nhằm xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh để góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống của cộng đồng. Với chủ trương đúng đắn, trong thời gian qua, chúng ta đã đề ra được các hình thức huy động các tổ chức chính trị, đoàn thể, lực lượng xã hội, các tầng lớp khác trong xã hội tự giác tham gia vào các cuộc vận động, các phong trào xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống.

Cuộc vận động xây dựng “Gia đình văn hoá” được nhân rộng trong cả nước và thu được kết quả khả quan. Năm 2008, cả nước có trên 13,5 triệu hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 80,67%; 41.530 làng (thôn, bản, khóm, ấp) được công nhận danh hiệu làng văn hóa đạt 47,87%1.

Việc tổ chức đám tang, cưới hỏi, lễ hội được nhiều nơi cải tiến theo hướng tiến bộ, văn minh hơn, lịch sự hơn và lành mạnh hơn. Nhằm giảm dần những phong tục không phù hợp với nếp sống mới, nhiều địa phương trong nước đã có những hình thức tổ chức ít tốn kém mà tôn nghiêm, trang trọng, văn minh. Việc khôi phục, chọn lọc và phát huy các lễ hội cổ truyền đáp ứng nguyện vọng hướng về cội nguồn của dân tộc, giáo dục truyền thống lịch sử và cách mạng được nhân dân ta tham gia nhiệt tình, đông đảo.

Sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống đã được xã hội ghi nhận. Kết quả điều ra xã hội do Đề tài tiến hành năm 2008 phản ánh rõ điều đó.

Bảng 1: Vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống đã được các cấp, các ngành quan tâm xây dựng ở mức:

Các mức độ quan tâm Số lượng Tỷ lệ

1. Đã quan tâm sâu sắc 300 14.4

1 Kỷ yếu Hội nghị triển khai công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2009, Hà Nội 2009. Trang 26.

2. Đã quan tâm 1627 78.2

3. Chưa quan tâm 155 7.4

Tổng 2082 100.0

Trong tổng số 2082 người được hỏi, có 300 người cho rằng các cấp, các ngành đã quan tâm xây dựng đạo đức, lối sống ở mức Đã quan tâm sâu sắc (chiếm 14,4%) và cho rằng Đã quan tâm là 1627 người (chiếm 78,2%) tổng số người trả lời đánh giá ở mức này. Như vậy, tổng số ý kiến cho rằng các cấp, các ngành đã quan tâm quan tâm sâu sắc đến việc xây dựng đạo đức, lối sống hiện nay là (92,6%) trên tổng số 2082 người tham gia trả lời. Số người cho rằng các cấp, các ngành chưa quan tâm xây dựng đạo đức, lối sống chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, có 155 người (chiếm 7,4%) số người tham gia trả lời về vấn đề này. Từ kết quả này cũng cho chúng ta thấy gần như tuyệt đối số người tham gia trả lời đều thừa nhận rằng các cấp, các ngành đã rất quan tâm đến xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống cho con người Việt Nam hiện nay.

2.2.2. Nhng hn chế trong vic xây dng tư tưởng, đạo đức, li sng trong 25 năm đổi mi va qua

2.2.2.1. Xu hướng xem thường, phủ nhận các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, có tư tưởng chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ

Từ Đại hội lần thứ VI, Đảng ta đã nhận định rằng, trong xã hội ta đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai lối sống. Một là lối sống có lý tưởng, lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động của mình, có ý thức tôn trọng và bảo vệ của công, chăm lo lợi ích của tập thể và đất nước. Hai là, lối sống thực dụng, dối trá, ích kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền. Biểu hiện rõ nét nhất của lối sống đó là xu hướng coi thường các GTVH truyền thống, phủ nhận truyền thống của dân tộc, đồng thời đề cao quá mức các giá trị mà họ cho là “mới”, là “hiện đại”. Nhiều người xa rời lý tưởng và đạo đức cách mạng, xa rời các giá trị dân tộc, đề cao tư tưởng thực dụng, cá nhân chủ nghĩa, bất chấp đạo lý và pháp lý. Ngay từ Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khoá VIII đã đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống ở nước ta trong thời gian qua: “Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ đang

gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.” 1. Điều đáng báo động là thực trạng này chưa được ngăn chặn và có chiều hướng gia tăng trong điều kiện mức sống chung của xã hội đã được nâng lên.

2.2.2.2. Xu hướng vọng ngoại trong tư tưởng đạo đức, lối sống

Sau một thời gian dài mở cửa về một phía các nước xã hội chủ nghĩa, đến thời kỳ đổi mới, chúng ta đã mở cửa, thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế. Bên cạnh những tác động tích cực do quá trình mở cửa mang lại, chúng ta cũng thấy xuất hiện tâm lý vọng ngoại, tiếp nhận xô bồ các trào lưu và khuynh hướng tư tưởng, đạo đức, lối sống từ bên ngoài vào. Sự ảnh hưởng của văn hoá và lối sống phương Tây đến lối sống người dân nước ta hiện nay là rất rõ. Một số người, đặc biệt là thanh thiếu niên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của lối sống phương Tây. Tuy nhiên, không nên đồng nhất lối sống phương Tây với lối sống tiêu cực. Trong lối sống phương Tây có rất nhiều giá trị tích cực và tốt dẹp mà chúng ta cần phải học tập như sự trung thực, tôn trọng cá nhân, đề cao kỷ luật tự giác và tinh thần trọng pháp luật. Điều đáng phê phán ở đây là xu hướng chạy theo những mặt tiêu cực của lối sống phương Tây như đề cao chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, đề cao lối sống hưởng lạc, tuyệt đối hóa lợi ích vật chất, coi thường giá trị tinh thần, đề cao bản năng, coi nhẹ đạo đức xã hội. Họ áp đặt các chuẩn mực của xã hội phương Tây vào Việt Nam mà không chú ý đến điểm xuất phát và đặc điểm văn hóa dân tộc. Đó là những biểu hiện của lối sống xa rời bản sắc dân tộc, chạy theo lối sống lai căng, xô bồ, mất phương hướng.

Đúng như Đảng ta nhận định: “Nội dung tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc về nhiều mặt chưa được định hình rõ nét trong lối sống văn hoá, nếp sống văn hoá của người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; môi trường văn hoá còn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội; vẫn còn không ít các sản phẩm văn hoá, hoạt động văn hoá lai căng, thấp kém, thậm chí độc hại” 2.

1 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. tr. 46.

2 Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Vụ Tuyên truyền và Hợp tác Quốc tế (2004), Những vấn đề lớn của thế giới và quá trình hội nhập, phát triển của nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. tr. 78 – 79.

2.2.2.3. Xu hướng bảo thủ, phục cổ trong xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống

Hằng số nông dân, nông nghiệp, nông thôn của văn hóa Việt Nam đã quy định những đặc trưng về lối sống, về quan niệm đạo đức của mỗi cá nhân và cộng đồng. Bên cạnh những giá trị tích cực như đề cao tính cộng đồng, tính tập thể, tinh thần đoàn kết… thì lối sống cổ truyền cũng bộc lộ những mặt hạn chế như thói quen sản xuất nhỏ, manh mún, tính ỷ lại, tính cục bộ địa phương, chủ nghĩa kinh nghiệm, coi thường pháp luật... Những hạn chế này tác động tiêu cực đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà chúng ta đang tiến hành.

Hiện nay, có một số người nhân danh bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc quay về đề cao quá khứ một cách cực đoan, coi thường hiện tại và tương lai. Nhân danh kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, họ chủ trương khôi phục những mặt hạn chế trong lối sống cổ truyền như đề cao đầu óc bè phái, phường hội, phục hồi tình trạng mê tín, dị đoan; phục hồi các hủ tục rườm rà trong tang ma, cưới hỏi, trong lễ hội của cộng đồng, tục lệ làng xã. Nhiều địa phương tổ chức quá nhiều lễ hội dẫn đến tình trạng “lạm phát lễ hội”, gây tốn kém tiền của của nhân dân. Một số cán bộ lãnh đạo và quản lý từ Trung ương tới cơ sở cũng chưa gương mẫu, chạy theo xu hướng mê tín dị đoan, cầu xin may rủi nơi thần thánh. Tình trạng thương mại hoá các hoạt động trong lễ hội trở nên phổ biến. Không khí lễ hội mất hết sự tôn nghiêm, nhiều nơi biến thành “chợ” với đủ loại dịch vụ.

Đáng phê phán là hiện tượng xuất hiện người cho thuê và người đi thuê vật cúng ở một số đình, chùa... Nhiều lễ hội tổ chức thiếu nghiêm túc, mang tính chất thần bí, dị đoan, hủ tục như việc đốt vàng mã, cầu hồn, bói toán. Một số gia đình có điều kiện kinh tế khá giả lại muốn phô trương hình thức, khôi phục những hủ tục rườm rà trong ma chay, cưới hỏi. Một số địa phương xây dựng hương ước mới trong đó có những nội dung mang tính cục bộ, khép kín. Trong quan hệ công tác, quan hệ cuộc sống của nhiều người, nhiều nơi xuất hiện những cụm từ: “chi bộ họ ta”, “chính quyền họ ta”, “họ này, họ kia nắm chính quyền, nắm đảng uỷ”. Chính điều này dẫn đến các biểu hiện tiêu cực trong lối sống của nhân dân, của cán bộ, đảng viên. Có thể nói, ảnh hưởng tiêu cực của tình cảm dòng họ đối với cán bộ công chức nhà nước tạo ra tính cục bộ, bè phái trong quan hệ quyền lực, trong quản lý xã hội ở các địa phương, các cơ quan nhà nước.

Những biểu hiện tâm lý tiêu cực này làm giảm đi tính cố kết, tinh thần đoàn kết, thống nhất của tập thể, làm tăng thêm các xung đột mâu thuẫn trong cơ quan và cộng đồng xã hội, giảm hiệu lực của các quan hệ pháp luật và ảnh hưởng xấu đến tính lợi ích của tập thể và của đất nước nói chung.

2.2.2.4. Công tác giáo dục, tuyên truyền xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống còn nhiều bất cập.

Trong những năm qua, công việc kế thừa và phát huy các GTVH truyền thống dân tộc chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục và có hiệu quả. Vấn đề giáo dục lý tưởng, giáo dục các GTVH truyền thống dân tộc cho nhân dân nói chung chưa được quan tâm đúng mức. Ngay trong hệ thống giáo dục và đào tạo việc giảng dạy các môn học về lịch sử dân tộc, về chính trị, đạo đức, về GTVH hoá truyền thống chưa được chú trọng như những môn chuyên ngành khác. Thêm nữa, nội dung giáo dục truyền thống còn có khoảng cách với thực tiễn. Một số các hoạt động mà các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường cũng như ngoài xã hội tổ chức chỉ dừng lại ở các hình thức cũ, đơn điệu, thậm chí có lúc hô hào khẩu hiệu, thiếu chiều sâu, thiếu tính thực tiễn và không hấp dẫn.

Các phương tiện thông tin đại chúng chưa chủ động, sáng tạo trong việc tuyên truyền cho việc xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống. Sự thông tin của báo chí đôi khi diễn ra một chiều. Việc biểu dương những tấm gương đạo đức trong xã hội ít được chú trọng, ngược lại, những “gương xấu”, “gương đen” trong xã hội được khai thác một cách tỉ mỉ, cặn kẽ.

Như vậy, những vấn đề đặt ra trong xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống ở nước ta trong 25 năm qua chính là quá trình phát hiện các xu hướng, các vấn đề, các mâu thuẫn nảy sinh, từ đó giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc góp phần xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống mới, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong thời đại mới.

2.2.3. Bài hc kinh nghim

Thứ nhất, vấn đề xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống mới Việt Nam hiện nay là một yêu cầu tất yếu khách quan. Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo được bắt đầu từ Đại hội VI (1986) không phải là một quá trình cắt đứt lịch sử mà là một sự phủ định biện chứng để tạo nên bước phát triển về chất và tạo ra cơ sở kinh tế cho việc xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống mới phù hợp với yêu cầu phát triển của thời đại. Vấn đề

xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống mới của người Việt Nam trong điều kiện mở cửa, phát triển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc không phải là một nhiệm vụ nhất thời mà đây là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và có những bước đi thích hợp trong mỗi giai đoạn cụ thể.

Nhiệm vụ này phải được tiến hành đồng bộ và trước hết là trong các tổ chức Đảng và Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, trong các đơn vị kinh tế và trong từng gia đình, nhà trường và các thiết chế văn hóa - xã hội.

Thứ hai, quá trình xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống của người Việt Nam đã trải qua một thử thách khắc nghiệt trong bối cảnh phức tạp của sự nghiệp đổi mới. Sự nghiệp đổi mới là một cuộc cách mạng sâu sắc toàn diện, triệt để để chuyển đất nước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng ta đề ra đã tạo nên sự chuyển đổi mạnh mẽ từ lĩnh vực kinh tế đến văn hoá, xã hội. Trong vấn đề xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống mới, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta chủ trương khai thác và phát huy các GTVH truyền thống dân tộc vào việc giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống lành mạnh. Truyền thống yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, lòng nhân ái, khoan dung, truyền thống cần kiệm, tinh thần lạc quan... của dân tộc đã được thử thách và bộc lộ cả những mặt mạnh lẫn hạn chế trong sự biến đổi đa dạng và phức tạp của xã hội. Về phương diện tích cực, các GTVH truyền thống dân tộc này không chỉ đóng vai trò là cốt lõi đạo đức để xây dựng lối sống mới mà trước hết thể hiện ở bình diện tư tưởng chính trị, phản ánh ý thức giai cấp và ý thức dân tộc trong vấn đề xây dựng lối sống con người Việt Nam. Cuộc đấu tranh để khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa được thể hiện rõ trong việc kế thừa các GTVH tốt đẹp của dân tộc để xây dựng lối sống mới gắn với lý tưởng tiến bộ của thời đại dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Vấn đề kế thừa các GTVH truyền thống dân tộc để xây dựng lối sống mới không chỉ dừng lại ở phạm vi bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc mà liên quan đến sự tồn vong của chế độ chính trị xã hội.

Thứ ba, trong quá trình chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, vấn đề xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người Việt Nam phải chú ý đúng mức tới

Một phần của tài liệu đề tài phát triển văn hoá việt nam giai đoạn 2011-2020 (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(398 trang)