Nguyên nhân của những yếu kém, bất cập trên lĩnh vực xây dựng và phát triển văn hóa trong 25 năm đổi mới vừa qua

Một phần của tài liệu đề tài phát triển văn hoá việt nam giai đoạn 2011-2020 (Trang 197 - 200)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU

2.13. Nguyên nhân của những yếu kém, bất cập trên lĩnh vực xây dựng và phát triển văn hóa trong 25 năm đổi mới vừa qua

Trong 25 năm đổi mới, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nền văn hóa của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định chính trị - xã hội, cùng với các lĩnh vực khác tạo nên thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử của dân tộc. Bên cạnh những thành tựu to lớn đó, chúng ta cũng nhận thấy rõ hàng loạt những yếu kém bất cập trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa. Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém, bất cập này có nguyên nhân khách quan và chủ quan:

Về khách quan:

- Những biến động to lớn và nhanh chóng của tình hình chính trị, xã hội trên thế giới, đặc biệt là sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu cùng với sự chống phá của các lực lượng thù địch đã tác động tiêu cực đến tư tưởng và niềm tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân.

- Sự tác động mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa, của kinh tế thị trường và của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghê bên cạnh những mặt tích cực, cùng đem đến những tiêu cực trên lĩnh vực tư tưởng, đạo đức và lối sống của một bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ.

- Sự bùng nổ về thông tin, truyền thông đi liền với quá trình mở cửa, đẩy mạnh giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa, áp lực từ việc du nhâp các văn hóa phẩm vào nước ta ngày càng gia tăng và khó kiểm soát,

trong khi trình độ quản lý và phương diên kỹ thuật để quản lý những vấn đề mới mẻ này còn hạn chế, dẫn đến lũng túng, bị động trong tổ chức thực hiện.

Về chủ quan:

- Do sức ép về nhu cầu tăng trưởng kinh tế, nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý và doanh nghiệp chưa đúng tầm, chưa nhận thức đúng mối quan hệ gắn bó giữa kinh tế, văn hóa và chính trị; chưa quan tâm chỉ đạo và thực hiện gắn phát triển kinh tế, phát triển các ngành, các lĩnh vực đi đôi với xây dựng và phát triển văn hóa, chưa nhận thức rõ vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và chưa coi phát triển văn hóa là trách nhiệm của toàn xã hội.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp đối với việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa chưa được thường xuyên, liên tục. Việc thể chế hóa đường lối của Đảng thành pháp luật và các chính sách còn chậm. Các giải pháp thường bị động, mang tính tình thế, vừa có biểu hiện buông lỏng, hữu khuynh, vừa mang tính áp đặt chủ quan, giáo điều, máy móc.

- Công tác nghiên cứu lý luận còn bất cập, chưa đưa ra được những dự báo và định hướng chuẩn xác, chưa làm rõ nhiều vấn đề lý luận về phát triển văn hóa trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, giữa phát triển văn hóa với công tác xây dựng Đảng, vấn đề bảo tồn và phát triển trong thời kỳ toàn cầu hóa, vấn đề phát triển các ngành nghề sáng tạo và sản xuất văn hóa, phát triển công nghiệp và dịch vụ văn hóa.

Thị trường văn hóa đang trong quá trình hình thành nhưng công tác quản lý văn hóa vẫn còn thụ động và chịu ảnh hưởng nặng của tư duy bao cấp, chưa chú ý vận dụng linh hoạt các quy luật của thị trường để đổi mới phương pháp quản lý văn hóa trong thời kỳ mới.

- Đầu tư cho lĩnh vực văn hóa còn dàn trải, phân tán, chưa tương xứng với vai trò vị trí của văn hóa trong phát triển đất nước. Việc khai thác các nguồn lực trong nước và quốc tế cho các hoạt động văn hóa còn hạn chế.

- Đội ngũ cán bộ tham gia chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ văn hóa còn thiếu và yếu kém. Chính sách khuyến khích đội ngũ trí thức văn nghệ sĩ tham gia vào sáng tạo, truyền bá, bảo quản các giá trị văn hóa, văn nghệ còn bất cập.

- Nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong Đảng, trong cơ quan nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa được coi trọng đúng mức. Tình trạng xuống cấp về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và trong xã hội tiếp tục gia tăng. Các phong trào vận động xây dựng văn hóa còn mang nặng tính hình thức, chạy theo thành tích, gây lãng phí, hiệu quả thấp.

Để tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 cần phải có giải pháp để loại bỏ dần những nguyên nhân chủ quan gây ra những yếu kém trên và giảm bớt tác động của những nguyên nhân khách quan đưa lại.

Chương 3

DỰ BÁO NHỮNG XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2020

Một phần của tài liệu đề tài phát triển văn hoá việt nam giai đoạn 2011-2020 (Trang 197 - 200)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(398 trang)