Thực trạng đời sống văn học, nghệ thuật trong 25 năm đổi mới vừa qua

Một phần của tài liệu đề tài phát triển văn hoá việt nam giai đoạn 2011-2020 (Trang 122 - 137)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU

2.5. Thực trạng đời sống văn học, nghệ thuật trong 25 năm đổi mới vừa qua

Sự phát triển của đời sống văn học, nghệ thuật Việt Nam những năm qua vừa là sự vận động nội tại của chính nó, đồng thời còn chịu tác động của nhiều nhân tố khách quan. Đó là thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, sự biến đổi công chúng nghệ thuật, quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội; tác động đa chiều của cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa quốc tế ngày càng sâu rộng. Những tác động đó cũng là bối cảnh, là hiện thực khách quan kích thích, gợi mở cảm hứng sáng tạo của văn nghệ sĩ.

2.5.1. Thành tu

2.5.1.1. Thành tựu nổi bật và những dấu hiệu mới trong sáng tác - Nhìn chung dòng mạch chính của đời sống văn học, nghệ thuật vẫn là chủ nghĩa yêu nước, sự gắn bó với dân tộc, nhân văn, phản ánh chân thật cuộc sống lao động, đấu tranh và xây dựng của nhân dân ta trong những năm vừa qua. Nhiều tác phẩm thuộc tất cả các loại hình nghệ thuật (văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, điện ảnh, múa, nhiếp ảnh, kiến trúc…) vừa tiếp tục truyền thống tốt đẹp của văn học, nghệ thuật trong thời kỳ chiến tranh cách mạng, đồng thời có nhiều tìm tòi về nội dung phản ánh, mở rộng phạm vi chiếm lĩnh hiện thực, phát hiện được những

vấn đề nóng bỏng, bức xúc của đời sống trên nhiều bình diện, nhiều góc cạnh khác nhau. Sự đa dạng về nội dung và phương thức thể hiện là một dấu hiệu mới của văn học, nghệ thuật những năm qua.

- Một dấu hiệu mới của đời sống văn học, nghệ thuật những năm qua là khuynh hướng hiện đại hóa các phương thức biểu hiện, tích cực tìm tòi, thể nghiệm hình thức diễn đạt mới. Gắn liền với khuynh hướng đó là sự phát triển khá mạnh, có phần xô bồ của các thể loại, các sản phẩm nghệ thuật mang tính thể nghiệm được biểu hiện rõ nhất trong văn học, âm nhạc trẻ, trong hội họa, nghệ thuật trình diễn, sắp đặt, trong múa hiện đại và sân khấu thể nghiệm…

- Sự xuất hiện và phát triển của lực lượng sáng tác trẻ với những dấu hiệu, đặc điểm mới trên hầu hết các loại hình nghệ thuật đem đến một sinh khí mới, triển vọng phát triển mới trong văn học, nghệ thuật thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Việc chấp nhận và thể hiện chức năng giải trí như là một nhu cầu của công chúng nghệ thuật bên cạnh các chức năng cơ bản khác là một dấu hiệu mới góp phần mở rộng ảnh hưởng của văn học, nghệ thuật và đáp ứng một nhu cầu chính đáng của công chúng.

- Tự do, dân chủ trong sáng tác ngày càng được tôn trọng và mở rộng, dấu ấn cá nhân, cá tính sáng tạo ngày càng đậm nét trong các sản phẩm văn nghệ.

2.5.1.2. Trong lý luận, phê bình văn nghệ

Do thực tiễn đời sống văn học, nghệ thuật đã thay đổi cơ bản, những năm qua, các nhà lý luận đã cố gắng phát huy tính chủ động trong việc đổi mới quan niệm về văn học, nghệ thuật. Mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị, giữa hiện thực và nghệ thuật được hiểu rộng rãi và khoa học hơn, tính chủ thể của văn nghệ sĩ được coi trọng, phạm vi đời sống phản ánh vào văn học, nghệ thuật được mở rộng, đa dạng hóa. Tư tưởng văn nghệ truyền thống của ông cha xưa được nghiên cứu có hệ thống. Xu hướng tiếp thu lý luận phương Đông khá mạnh. Các thành tựu văn học, nghệ thuật thế kỷ XX được đánh giá lại thỏa đáng. Một số phương pháp nghiên cứu, phê bình văn nghệ phi truyền thống như phong cách học, thi pháp học, phân tâm học được vận dụng, bước đầu đem lại những kết quả mới. Một số khái niệm lý luận cũ được điều chỉnh, nhiều khái niệm mới được sử dụng trong thực tiễn nghiên cứu lý luận. Một số

giáo trình lý luận văn học, nghệ thuật ở đại học được bổ sung những kiến thức mới, viết lại phong phú và cập nhật hơn. Nhiều tác phẩm lý luận văn nghệ của nước ngoài được dịch, giới thiệu. Nhiều trường phái nghiên cứu văn học, nghệ thuật phương Tây trước đây không có điều kiện phổ biến ở Việt Nam như: chủ nghĩa cấu trúc, phân tâm học, chủ nghĩa hình thức, phê bình mới, ký hiệu học, giải thích học, cả tác phẩm của những tác giả từng bị coi là chủ nghĩa xét lại hiện đại như Lukas cũng được giới thiệu, dịch và xuất bản. Có thể nói, tuy mới là bước đầu, song lý luận văn nghệ của chúng ta đang trong quá trình đổi mới.

Trước khi công cuộc đổi mới được khởi xướng đã xuất hiện nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật và lý luận, phê bình như những dấu hiệu báo trước của thời kỳ đổi mới.

Trong hoàn cảnh đó, phê bình văn học, nghệ thuật thật sự đóng vai trò là bà đỡ cho nhiều tác giả, tác phẩm; phát hiện sớm những cái hay, cái đẹp về nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật; hướng dẫn thị hiếu của công chúng thưởng thức nghệ thuật; tạo diễn đàn giữa nhà văn với công chúng; khích lệ những tìm tòi, sáng tạo và củng cố niềm tin cũng như dũng khí đổi mới ở người sáng tác văn học, nghệ thuật.

Một thành tựu rất quan trọng của phê bình văn học, nghệ thuật thời gian qua là đấu tranh với những xu hướng cực đoan, đối lập văn nghệ với chính trị, phủ nhận thành tựu văn nghệ cách mạng, phủ nhận sự thật lịch sử, tuyệt đối hóa hình thức, góp phần định hướng sáng tác và dư luận công chúng.

Cống hiến rất quan trọng của công tác phê bình văn nghệ vừa qua là kiên định và thống nhất nhận thức khi đặt đổi mới văn nghệ là một bộ phận của đổi mới đất nước, văn nghệ phải góp phần vào ổn định và phát triển chung của toàn xã hội.

2.5.1.3. Thành tựu trong sử dụng và truyền bá các tác phẩm văn nghệ - Sự phát triển mạnh mẽ, ồ ạt của các phương thức sử dụng và truyền bá các sản phẩm văn học, nghệ thuật làm cho lượng tác phẩm đến với công chúng, đi vào đời sống xã hội tăng lên đáng kể, vào từng ngõ ngách của đời sống, của cộng đồng và vào từng gia đình. Hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình là phương thức chuyển tải nhanh nhậy, cập nhật và hiệu quả các sản phẩm văn học, nghệ thuật trong nước và nước ngoài.

- Nhà nước đã cố gắng thể chế hóa nhằm quản lý một số lĩnh vực văn nghệ như ban hành Luật Xuất bản, Luật Điện ảnh, xã hội hóa các

hoạt động văn nghệ… tạo hành lang pháp lý rộng thoáng, kích thích sáng tác, sản xuất các sản phẩm văn nghệ.

Việc tổ chức các triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, các gallery nghệ thuật của tập thể và cá nhân mở ra ở khắp nơi làm cho thị trường mỹ thuật phát triển mạnh và có biểu hiện tự phát, khó kiểm tra, đánh giá. Hàng năm, số lượng triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh lên tới hơn 300 cuộc…

Hoạt động biểu diễn nghệ thuật (ca múa nhạc, sân khấu…) phát triển đa dạng, ồ ạt với nhiều phương thức mới. Ngoài hoạt động biểu diễn của các đoàn nghệ thuật của Nhà nước, địa phương, của các tổ chức chính trị, xã hội, bộ, ngành còn có các hoạt động biểu diễn của các công ty dịch vụ văn hóa tư nhân, sự liên kết, phối hợp của các đơn vị khác nhau… tổ chức các chương trình biểu diễn tổng hợp, ca múa nhạc trẻ, kết hợp với thời trang, thi người mẫu, người đẹp… Công chúng trẻ là đối tượng trung tâm của các hoạt động nghệ thuật này.

- Hoạt động xuất bản và phát hành xuất bản phẩm, văn hóa phẩm cũng phát triển mạnh, trong đó sách văn học, nghệ thuật (cả sáng tác, lý luận và phê bình) chiếm gần 20% tổng số bản sách xuất bản hàng năm.

Sôi động và có nhiều phương thức hoạt động mới là khâu phát hành với sự liên kết giữa các nhà xuất bản và một số công ty phát hành sách nhà nước và tư nhân đang chi phối mạnh hoạt động phát hành trong cả nước. Đã và đang phát triển một thị trường văn hóa, nghệ thuật ở nước ta, một đặc điểm mới chưa từng có trong những năm trước đây – thời kỳ bao cấp sản phẩm văn hóa, nghệ thuật. Tác phẩm văn học, nghệ thuật cùng với giá trị tinh thần của nó đã trở thành hàng hóa, tuân theo quy luật của thị trường, có tác động tích cực đối với người sáng tạo và công chúng đồng thời xuất hiện những tác động tiêu cực đối với đời sống văn nghệ. Đó là đặc điểm mà những năm qua chúng ta chưa lường hết và chưa dự báo đúng, có lúc, có nơi rơi vào thế bị động, chưa có những chính sách, giải pháp thích hợp với thực tiễn đời sống văn nghệ.

2.5.1.4. Tình hình đội ngũ và công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hoạt động văn học, nghệ thuật

a, Tình hình đội ngũ

Nhìn tổng quát, tình hình đội ngũ hoạt động văn học, nghệ thuật Việt Nam trong những năm gần đây như sau: được hình thành và phát triển trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc từ đầu thế kỷ XX đến

nay, được rèn luyện, thử thách trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, giải phóng và bảo vệ Tổ quốc vô cùng gian khổ và hào hùng, đội ngũ này gắn bó sâu sắc với cuộc sống của nhân dân, được sự lãnh đạo, quan tâm, tin tưởng và quý trọng của Đảng, là lực lượng tin cậy, trung thành, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp chung, có tình yêu sâu sắc với dân tộc, đất nước và nhân dân, tâm huyết với nghề nghiệp, đã trực tiếp tạo nên một nền văn học, nghệ thuật cách mạng của dân tộc ta trong thời kỳ mới với nhiều công trình, tác phẩm có giá trị sâu sắc và bền vững, xứng đáng với danh hiệu cao quý “nghệ sĩ – chiến sĩ”.

Hiện nay, đội ngũ văn học, nghệ thuật ở nước ta bao gồm nhiều thế hệ và đang có một quá trình “chuyển giao đặc biệt” giữa các thế hệ đó.

Mỗi thế hệ có thế mạnh riêng do những hoàn cảnh lịch sử, xã hội khác nhau vừa kích thích, kế thừa vừa bổ sung cho nhau.

b, Kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

Nhìn khái quát, công tác đào tạo đội ngũ hoạt động và sáng tạo văn học, nghệ thuật thời gian qua đã có một bước phát triển về quy mô, mạng lưới, loại hình, trình độ và số lượng. Tính đến năm 2008, toàn quốc có 55 cơ sở đào tạo về văn hóa, nghệ thuật trong đó có 11 trường đại học, 16 trường cao đẳng và 28 trường trung cấp chuyên nghiệp. Ngoài các ngành thuộc lĩnh vực văn hóa, hầu hết các trường đại học và cao đẳng đều có đào tạo các ngành về sáng tác, đạo diễn, chỉ huy, biểu diễn, lý luận, phê bình… thuộc các loại hình nghệ thuật: âm nhạc, múa, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh, văn học, nhiếp ảnh… Hiện nay, với tổng số 35 danh mục các ngành đào tạo đại học, cao đẳng thuộc các lĩnh vực trên chứng tỏ công tác đào tạo đã bao quát được hầu hết các ngành nghề cần thiết cho hoạt động sáng tạo và biểu diễn, lý luận và phê bình văn học, nghệ thuật.

Những năm qua, các trường đại học, cao đẳng nghệ thuật đã có nhiều cố gắng xây dựng chương trình đào tạo, bước đầu khắc phục việc giảng dạy theo kiểu truyền nghề; một số khoa, trường đã tập trung biên soạn giáo trình; công tác đào tạo sau đại học bước đầu thu được kết quả khả quan, giúp cho sự phát triển một số tài năng nghệ thuật.

Giáo viên lĩnh vực văn học, nghệ thuật cũng có bước phát triển nhất định được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tỷ lệ giảng viện có trình độ sau đại học tăng hơn trước, ở các trường Trung ương, có 40 giáo sư (kể cả giáo sư thỉnh giảng), 174 phó giáo sư, 7 tiến sĩ khoa học và 225 tiến sĩ…)

Thời gian qua, một số trường trực thuộc bộ và các tỉnh, thành phố được nâng cấp đào tạo, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị.

Các trường văn hóa, nghệ thuật được xếp vào loại trường chuyên biệt, giáo viên và một số ngành đào tạo được hưởng chế độ ưu tiên nhất định.

2.5.1.5. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý văn học, nghệ thuật a, Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo văn học, nghệ thuật

Văn kiện các kỳ Đại hội Đảng đã khẳng định một loạt quan điểm mới về văn học, nghệ thuật, đặc biệt trong Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị (1987) và Nghị quyết 5 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII), 1998 về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Những quan điểm cơ bản, cốt lõi và đổi mới như “Văn hóa là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của xã hội”, “nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”, “văn học, nghệ thuật là bộ phận đặc biệt tinh tế của văn hóa, thể hiện khát vọng của con người về chân, thiện, mỹ”… đã khẳng định vị trí, chức năng đặc biệt quan trong của văn hóa trong toàn bộ sự phát triển của đất nước, có tác dụng định hướng sâu sắc và thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, văn học, nghệ thuật.

Kể từ năm 1999 đến nay, hàng năm Chính phủ đều dành một khoản ngân sách tài trợ cho các công trình nghiên cứu, sáng tạo văn học, nghệ thuật. Năm 2006, Chính phủ đã có quyết định tài trợ cho hoạt động sáng tạo, công trình văn học, nghệ thuật đến hết năm 2010, tổng số tiền là 210 tỷ đồng.

- Từ đường lối và quan điểm cơ bản của Đảng đối với sự nghiệp phát triển văn học, nghệ thuật, trong từng thời điểm cụ thể, trước những vấn đề mới đặt ra cần sự định hướng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã kịp thời ra các văn bản, chỉ thị, kết luận để chỉ đạo xử lý, giải quyết. Phương thức chỉ đạo này có hiệu quả, thiết thực, đáp ứng kịp thời một số vấn đề mới và bức xúc đặt ra trong từng thời điểm cụ thể.

- Các cấp ủy Đảng, các bộ, ngành, đoàn thể, các tỉnh, thành có lực lượng hoạt động và sáng tạo văn học, nghệ thuật đã có nhiều cố gắng nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo văn hóa, văn nghệ, ra các Nghị quyết phù hợp, gắn kết một số nhiệm vụ và hoạt động văn hóa, văn nghệ với sự phát triển chung về kinh tế - chính trị - xã hội của bộ, ngành, địa phương. Có sự quan

tâm thỏa đáng hơn trong việc đầu tư, hỗ trợ sáng tạo văn học, nghệ thuật và chăm lo phát triển, bồi dưỡng đội ngũ trên địa bàn và phạm vi quản lý.

- Cơ quan tham mưu của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ từ Trung ương đến địa phương, trước hết là Ban Tuyên giáo các cấp đã cố gắng theo sát thực tiễn văn học, nghệ thuật, phối hợp tốt hơn với cơ quan quản lý nhà nước, nắm vững hoạt động của các Hội văn học, nghệ thuật, trực tiếp tham mưu, chỉ đạo định hướng chính trị trong hoạt động và sáng tác văn học, nghệ thuật.

b, Về công tác quản lý nhà nước đối với văn học, nghệ thuật - Với chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã triển khai nhiều công việc nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, chú trọng việc xây dựng các đề án quy hoạch và phát triển văn học, nghệ thuật; soạn thảo các Luật liên quan trực tiếp đến văn học, nghệ thuật trình Quốc hội phê duyệt như Luật Xuất bản, Luật Điện ảnh, Luật Bản quyền, Luật Báo chí… Những công việc trên đã tạo hành lang pháp lý cần thiết và thông thoáng cho hoạt động văn học, nghệ thuật theo đúng định hướng, quan điểm của Đảng. Ngành văn hóa quan tâm xây dựng một số chế độ, chính sách phù hợp với nhu cầu và tính đặc thù của văn học, nghệ thuật, phối hợp với các cơ quan liên quan soạn thảo một số chế độ cho ngành nghệ thuật biểu diễn, chế độ nhuận bút, chính sách đầu tư, tài trợ, đặt hàng… đối với tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật.

- Việc Nhà nước xét tặng các giải thưởng cao quý cho văn học, nghệ thuật như: giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, Danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú đã góp phần động viên, cổ vũ đội ngũ văn nghệ sĩ và thể hiện sự trân trọng, đánh giá đúng mức của Đảng, Nhà nước đối với những người có tài, có công, có tác phẩm xuất sắc trong lĩnh vực này.

- Thời gian qua, cơ quan quản lý nhà nước về văn học, nghệ thuật từ Trung ương đến địa phương đã cố gắng nâng cao năng lực quản lý và tầm nhìn phù hợp với đặc trưng của lĩnh vực này, bước đầu chú trọng đổi mới phương thức quản lý, do đó, đã góp phần đảm bảo tính định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động văn học, nghệ thuật, hạn chế một phần những xu hướng tiêu cực, độc hại đang có chiều hướng gia tăng trên lĩnh

Một phần của tài liệu đề tài phát triển văn hoá việt nam giai đoạn 2011-2020 (Trang 122 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(398 trang)