Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
2.9. Thực trạng và bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách văn hóa đối với tôn giáo trong 25 năm đổi mới vừa qua
2.91. Thành tựu thực hiện chính sách văn hóa đối với tôn giáo Qua các giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa quan trọng. Nhưng chỉ từ thời kỳ đổi mới, Đảng ta mới có quan điểm đánh giá đúng mức vai trò đạo đức và văn hóa của tôn giáo, từ đó làm chuyển động nhận thức của toàn bộ xã hội với vấn đề tôn giáo. Các ngành, các cấp đã chủ động, tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách văn hóa tôn giáo của Đảng và Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh chính trị ở các vùng đồng bào tôn giáo, đồng thời đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước và những hành vi mê tín dị đoan. Thành tựu về chính sách văn hóa tôn giáo thể hiện cụ thể trên các mặt sau:
- Có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực trong nhận thức ở cán bộ, đảng viên và toàn xã hội về tôn giáo. Khắc phục một bước cơ bản nhận thức phiến diện về tôn giáo, chỉ nhấn mạnh một chiều về chính trị, mở rộng tiếp cận tôn giáo dưới góc độ đạo đức và văn hóa.
Đến năm 2007, tổng tín đồ các tôn giáo ở Việt nam là 23 triệu.
Trong đó Phật giáo gần 10 triệu, Công giáo 5, 9 triệu, Tin lành gần 1 triệu và Hồi giáo có 67.000 tín đồ, Cao Đài 3,2 triệu tín đồ, Phật giáo Hòa Hảo:
khoảng 1,4 triệu, Tịnh độ cư sĩ Phật Hội 1,4 triệu; Tứ Ân Hiếu Nghĩa: 78 nghìn, Ngũ Chi Minh Chân Đạo: 10 nghìn. Từ năm 2005 đến năm 2007 tín đồ tăng 2 triệu người1. Hàng chục triệu tín đồ các tôn giáo khác nhau đã, đang và tiếp tục cùng nhau và cùng những người không có tôn giáo tìm thấy sự tương đồng ở mục tiêu phấn đấu cho: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh.
Từ khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, việc cấp đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo ngày càng thông thoáng và có nhiều thuận lợi.
Trước khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định 22 và Chỉ thị 01, ở nước ta có 16 tổ chức, hệ phái của 6 tôn giáo được công nhận.
Sau khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 22, Nhà nước tiếp tục xem xét cho đăng ký hoạt động và tiếp tục công nhận tư cách pháp nhân cho một số tổ chức hệ phái tôn giáo. Đến tháng 11 năm 2008, Việt Nam Công nhận tư cách pháp nhân và cấp giấy đăng ký hoạt động tôn
1 Theo Báo An ninh thế giới số 701 ngày 27-10-2007
giáo cho 12 tôn giáo và 30 tổ chức tôn giáo, trong đó cho là 10 tôn giáo công nhận tư cách pháp nhân.
- Các công trình văn hóa tôn giáo được tôn tạo, sửa chữa, xây mới với số lượng nhiều và rất đẹp đẽ. Nhiều công trình kiến trúc tôn giáo trở thành địa danh nổi tiếng cuốn hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến viếng thăm và chiêm ngưỡng. Việc quy tụ phần mộ, sửa sang nghĩa trang liệt sĩ, xây dựng tượng đài thể hiện sự tôn vinh đối với những người có công với Tổ quốc và nhân dân, trở thành những công trình văn hóa tâm linh đựơc chính quyền các cấp chú ý. Điều đó có ý nghĩa giáo dục rất tốt đạo lý “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trông cây” vốn có của người Việt.
Những cơ sở thờ tự luôn được nhà nước bảo hộ và cho phép tu bổ, sửa chữa và xây dựng mới ngày càng khang trang, sạch đẹp. Theo thống kê chưa đầy đủ trong 3 năm (2003-2005), số cơ sở thờ tự của tôn giáo được xây mới là 832, tu bổ sửa chữa là 1051 "1. Và đến năm 2007, cả nước có 24.000 cơ sở thờ tự2. Trong đó có 14.321 ngôi chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường, 6000 nhà thờ Công giáo và 500 nhà thờ của đạo Tin Lành, 1000 thánh thất của đạo Cao Đài, 200 chùa quán Hoà Hảo, 89 thánh đường của Hồi giáo, hàng vạn ngôi đình, đền, miếu, phủ... và những cơ sở thờ tự khác của tín ngưỡng dân gian trải dài khắp cả nước. Một số chi hội Tin lành ở Tây Nguyên mới thành lập được cấp đất xây dựng nhà thờ. Có những cơ sở thờ tự được đầu tư rất lớn và trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa, tâm linh nổi tiếng, như Bái Đính (Ninh Bình), Yên Tử (Quảng Ninh), Tây Thiên (Vĩnh Phúc)…của Phật giáo; hầu hết các nhà Thờ Công giáo được sửa sang, xây cất đồ sộ và lộng lẫy như: Chính tòa Giáo phận Thái Bình, Nhà thờ Bắc Giang…
- Nhà nước ta rất quan tâm đến việc đào tạo những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp, nên số lượng chức sắc ngày càng gia tăng. Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện có bốn Học viện Phật học với trên 1.000 tăng, ni sinh, 35 lớp Cao đẳng và Trung cấp Phật học với trên 5.000 tăng, ni sinh; 1.076 cơ sở từ thiện và nhân đạo, trong đó có 950 lớp học tình thương. Phật giáo Nam tông Khmer có 2.500 các vị sư theo các lớp Cao
1 Xem Tạp chí Công tác tôn giáo số 8 tháng 7 /2006, tr .8
2 Theo Báo An Ninh thế giới số 701 ngày 27-10-2007
cấp và Trung cấp Phật học Pali. Đào tạo, bồi dưỡng, chức sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo đang mở rộng theo hướng rút ngắn thời gian chiêu sinh, tăng số lượng, mở rộng loại hình đào tạo. Học viện Phật giáo Hà Nội tiếp tục triển khai xây dựng giai đoạn 2. Học viện Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh và Học viện Phật giáo Nam tông khmer tại Cần Thơ sau khi được cấp đất xây dựng mới đang tiếp tục hoàn tất thủ tục để triển khai xây dựng1.
Đạo Công giáo cũng mở thêm các đại chủng viện để đào tạo linh mục. Đến năm 2008, ở Việt Nam có 6 Đại chủng viện và 2 phân viện là Xuân Lộc (Đồng Nai ) và Đại chủng viện Liên địa phận Hà Nội lập cơ sở 2 tại Tòa Giám mục Bùi Chu (Nam Định).
Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đã thành lập Viện Thánh kinh Thần học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian qua, đạo Tin lành đã đào tạo và bồi dưỡng cho 267 mục sự truyền đạo, đã mở được 2 khóa với 150 học viên theo học, mở 3 lớp bồi dưỡng thần học cho 113 truyền đạo, chấp sự là người dân tộc ở Tây Nguyên, 22 tín hữu trong đồng bào dân tộc được cử đi học tại Viện Thánh kinh Thần học.
Đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo đều tổ chức các lớp bồi dưỡng giáo lý, giáo lý hạnh đường cho chức sắc, chức việc với số lượng khá cao.
Các tôn giáo khác, tuỳ theo hình thức đào tạo truyền thống của mình cũng được Nhà nước chấp thuận mở các lớp đào tạo chức sắc. Ngoài ra, Nhà nước còn cho phép nhiều người đi tu nghiệp, học tập và thăm viếng ở nước ngoài. Số người đi tu nghiệp ở nước ngoài ngày càng gia tăng, trong đó có nhiều người đạt học vị cấp tiến sĩ, thạc sĩ.
Từ 2003-2005, có 3621 chức sắc được phong chức, bổ nhiệm và thuyên chuyển; số xuất cảnh là 1413; có 14 446 chức sắc đang được đào tạo ở các trường lớp tôn giáo, số đã tốt nghiệp là 12 380.
Tính đến cuối năm 2007, cả nước có khoảng 80.000 chức sắc, nhà tu hành, khoảng 26.000 cơ sở thờ tự 2. Đây là những chủ thể chính trong việc giữ gìn, bảo lưu và phát triển văn hóa tôn giáo.
1 Trần Xuân Hiền: Một số kết quả công tác tôn giáo 6 tháng đầu năm 2008. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo.Số 7-2008, tr. 59
2 Xem Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết lần thứ 7 BCH Trung ương (khóa IX) của Đảng Đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 10/9/2008
- Những ấn phẩm tôn giáo, tín ngưỡng như: in ấn kinh sách, đúc chuông, tô tượng, sản xuất lưu thông đồ thờ tự có giá trị văn hóa trở nên phổ biến. Điều này đã làm cho sinh hoạt văn hóa tâm linh trở nên đa sắc màu, phù hợp với chủ trương của Đảng là xây dựng nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Sau khi Nhà xuất bản Tôn giáo được thành lập (1999) đã : “Cấp giấy phép xuất bản cho hơn 1000 đầu sách, với hàng triệu bản in"1. Riêng 6 tháng đầu năm 2008, Nxb Tôn giáo làm thủ tục cấp giấy phép xuất bản cho trên 340 đầu sách, ấn phẩm tôn giáo các loại, trong đó riêng Phật giáo sách và ấn phẩm phục vụ cho Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc năm 2008 đã đến 40 ấn phẩm2.
Những năm qua Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đang xúc tiến việc xuất bản Kinh thánh bằng tiếng dân tộc ở Tây Nguyên, trước hết là tiếng Bana, Êđê và Giarai.
- Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo gắn với lễ hội và văn hóa tâm linh ở Việt Nam sôi động và đang có chiều hướng gia tăng. Lễ hội trong các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức rầm rộ với quy mô ngày một lớn và diễn ra khắp mọi miền của Tổ quốc. Lễ Nô en, lễ Phật đản và những buổi lễ trọng khác của các tôn giáo và tín ngưỡng dân gian trở thành ngày hội chung của toàn dân, lôi cuốn hàng vạn người tham gia. Dịp đầu xuân, người dân náo nức đến đình, đền, miếu, phủ, nhà thờ , thánh thất… dâng hương lễ Phật, cầu lộc, cầu tài và những nhu cầu tâm linh khác.. Sinh hoạt tín gưỡng, tôn giáo không chỉ là nhu cầu tâm linh của các tín đồ mà còn là nhu cầu sinh hoạt văn hoá của cả cộng đồng. Nhu cầu chính đáng ấy được chính quyền các địa phương tạo điều kiện đáp ứng, làm cho tín đồ, chức sắc các tôn giáo an tâm, phấn khởi, ngày càng tin tưởng vào chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả điều tra xã hội của Đề tài.
Bảng 6: Nhận xét gì về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay:
TT Các mức độ Số lượng Tỷ lệ
1 Xem Tạp chí Công tác tôn giáo số 8 tháng 7 /2006, tr 8
2 Trần Xuân Hiền: Một số kết quả công tác tôn giáo 6 tháng đầu năm 2008. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo.Số 7-2008, tr.61
1. Rất tốt 572 27.5
2. Tốt 1011 48.6
3. Khá 311 14.9
4. Trung bình 180 8.6
5. Yếu 0 0.0
6. Kém 8 0.4
Tổng 2082 100.0
Có tới 91% số người được hỏi cho rằng chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay ở mức độ khá trở lên; cụ thể có 572 người trả lời (chiếm 27,5%) cho rằng chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta là rất tốt, tỷ lệ tương ứng ở mức độ tốt là 48,6% và khá là 14,9%. Rõ ràng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đến tôn giáo đã được nhiều người thừa nhận. Dư luận xã hội tỏ ra đồng tình và đánh giá cao chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua.
2.9.2. Một số hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách văn hóa đối với tôn giáo
- Hiện tượng thương mại hóa hoạt động tôn giáo. Tôn giáo trên thế giới đang có xu hướng thế tục hóa với biểu hiện tôn giáo tham gia ngày càng sâu vào đời sống xã hội. Đạo giúp đời, tôn giáo gắn với dân tộc là xu hướng nhập thế rất đáng khuyến khích. Những khát vọng trần thế về sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt, giàu sang là nhu cầu chính đáng, nhưng thái độ trông chờ sự cầu cúng, nhờ cậy ở Trời, Phật đã làm cho triết lý giải thoát của nhà Phật trở nên nghèo nàn, thực dụng. Sinh hoạt Phật giáo theo hướng này sẽ khuyến khích thái độ ỷ nại nhiều hơn tự lực vươn lên cải tạo cuộc sống và hoàn thiện nhân cách.
- Tình trạng suy thóai phẩm hạnh của chức sắc. Có một số tín đồ, chức sắc tôn giáo còn sa ngã bởi cám dỗ trong cuộc sống đời thường vì ái dục, chưa gỡ bỏ được "tham, sân, si" dẫn đến những hành vi không chỉ phạm giới luật mà cả pháp luật.
- Việc xây sửa, tu bổ chùa chiền, phát triển lễ hội nhằm đáp ứng cho nhu cầu tâm linh của nhân dân là nhu cầu chính đáng, cần tôn trọng và chính quyền các địa phương nên tạo thuận lợi, nhưng hiện nay có hiện
tượng xây cất một cách tràn lan, thái qúa với kiến trúc lai căng, lòe loẹt, lễ hội triền miên làm hao tốn tiền của, công sức của dân.
- Hoạt động mê tín dị đoan đang có xu hướng gia tăng làm cho hoạt đông tôn giáo, tín ngưỡng bị những kẻ “buôn thần bán thánh” lợi dụng.
Tình hình hoạt động tôn giáo còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định. Một số người chưa tuân thủ pháp luật, còn tổ chức truyền đạo trái phép; còn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan. Việc khiếu kiện và tranh chấp liên quan đến đất đai và cơ sở vật chất của tôn giáo ở một số nơi tăng lên, có nơi gay gắt, phức tạp. ở một số nơi, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, một số người đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tiến hành những hoạt động chống đối, kích động tín đồ nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị.
2.9.3. Bài học kinh nghiệm
Một là, tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng không cho phép hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ngoài khuôn khổ luật pháp.
Hai là, phát huy giá trị đạo đức, văn hóa của tôn giáo phải gắn liền đấu tranh hạn chế đến loại bỏ những hiện tượng lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để có những hành vi phi nhân tính, phản văn hóa gây hậu quả xấu đến xã hội.
Ba là, ghi nhận giá trị văn hóa và đạo đức của tôn giáo là bứơc tiến của tư duy mới cuả Đảng về tôn giáo, nhưng từ đó dẫn đến ca ngợi, đề cao quá mức vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội là điều không nên. Thái độ tả và hữu khi nhận thức, ứng xử với tôn giáo đều gây hậu quả xấu đối với xã hội và không theo tinh thần mác-xít.
Bốn là, Đảng ta đã xác định công tác tôn giáo là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và nòng cốt là công tác vận động quần chúng.
Vừa qua các bộ, ban ngành, các tổ chức, đòan thể đã có sự phối hợp tốt nhưng kinh nghiệm cho thấy, vẫn phải phân công trách nhiệm rõ ràng để tăng cường quản lý Nhà nước về hoạt động văn hóa tôn giáo.
Năm là, để giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, cần chú ý khai thác giá trị của tín ngưỡng dân gian và tôn giáo truyền thống.