Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
2.6. Thực trạng và bài học kinh nghiệm phát triển thông tin đại chúng trong 25 năm đổi mới vừa qua
2.6.1. Những thành tựu phát triển thông tin đại chúng trong 25 năm đổi mới vừa qua
Trong những năm đổi mới vừa qua, thông tin đại chúng Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả về chất và lượng, cả về chiều sâu và chiều rộng.
Tính đến hết năm 2007 cả nước có khoảng 702 cơ quan báo chí với hơn 813 ấn phẩm, gồm 174 tờ báo ( trung ương: 73; địa phương: 101), 459 tạp chí (trung ương: 353; địa phương: 106); một hãng thông tấn quốc gia;
67 đài phát thanh, truyền hình (trung ương: 2; địa phương: 65); một đài truyền hình kỹ thuật số mặt đất. Lĩnh vực phát thanh và truyền hình có những bước tiến nhanh về kỹ thuật công nghệ thông tin theo hướng hiện đại, áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến từ analog sang digital (kỹ thuật số).
Phương thức phát thanh truyền hình có giao lưu trực tiếp, cầu truyền hình đã phổ cập. Kỹ thuật truyền hình cáp được sử dụng phổ biến hơn. Sóng truyền hình đã đến được nhiều vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo. Đài Tiếng nói Việt Nam có 6 hệ phát thành gồm 4 hệ đối nội, 2 hệ đối ngoại, sóng phát thanh đã phủ kín 97,5% diện tích lãnh thổ. Đài truyền hình Việt Nam có 7 kênh. Cả nước hiện có trên 10 triệu máy thu hình với trên 85%
số dân được xem truyền hình. Báo điện tử là một một loại hình báo chí mới mẻ nhưng có tốc độ phát triển nhanh. Năm 1997 mới có tạp chí Quê hương điện tử thì đến hết năm 2007 cả nước có 10 tờ báo điện tử, 130 trang thông tin điện tử và hàng ngàn trang web có nội dung cung cấp thông tin. Nhân sự báo chí ngày càng đông đảo: Nếu như năm 1999 cả
nước có 8.000 nhà báo chuyên nghiệp đựợc cấp thẻ nhà báo thì hết năm 2007 có gần 15.000 nhà báo được cấp thẻ.
Ngày 8/1/2007, tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Thông báo 162 của Bộ Chính trị về công tác lãnh đạo, quản lý báo chí, tuyên truyền, báo cáo của Ban Tuyên giáo Trung ương nêu rõ 6 ưu điểm nổi bật của thông đại chúng trong hai năm qua: Một là, phát triển đội ngũ, tăng số lượng, chất lượng các ấn phẩm và loại hình báo chí; Hai là, phần lớn các cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và định hướng chính trị, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; Ba là, công chúng báo chí có bước phát triển về số lượng, trình độ, tham gia ngày càng tích cực vào quá trình truyền thông; Bốn là, tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, máy móc, điều kiện làm việc, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động báo chí; Năm là, tham gia tích cực các hoạt động báo chí trên thế giới và khu vực; Sáu là, công tác chỉ đạo, quản lý báo chí có nhiều cố gắng.
Như vậy, trong bối cảnh toàn cầu hoá cùng với sự biến đổi lớn về khoa học công nghệ, về tình hình chính trị và kinh tế thế giới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong những năm gần đây thông tin đại chúng Việt Nam đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, tích cực bảo vệ Đảng, Nhà nước, lợi ích của dân tộc, cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Vị trí, vai trò của thông tin đại chúng càng được khẳng định trong đời sống chính trị, đời sống kinh tế -xã hội- văn hoá của đất nước.
2.6.2. Những yếu kém, tiêu cực của thông tin đại chúng
Mở cửa hội nhập đã tác động cả hai mặt (tích cực và tiêu cực) vào thông tin đại chúng khá rõ nét. Bên cạnh những thành tựu của thông tin đại chúng Việt Nam là những yếu kém, tiêu cực do sự tác động của mở cửa hội nhập là rất đáng lo ngại.
Nhiều sản phẩm chất thông tin đại chúng có lượng thấp, chưa kịp thời phát hiện và lý giải những vấn đề lớn do cuộc sống đặt ra. Thông tin đại chúng chưa biểu dương đúng mức những điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, cũng như thiếu sự phê phán kịp thời những việc làm trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạo đức xã hội. Không ít trường hợp các cơ quan thông tin đại chúng thông tin thiếu chính xác, làm lộ bí mật quốc gia. Khuynh hướng "thương mại hóa", lạm dụng quảng cáo
để thu lợi trong thông tin đại chúng còn khá phổ biến. Một số ít nhà báo đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thông tin thiếu trung thực, gây tác động xấu đến dư luận xã hội.
- Nhiều cơ quan thông tin đại chúng và nhà báo thông tin sai sự thật, nhất là ở bài viết về các vụ án. Khi đưa tin sai sự thật nhưng khi bị phát hiện không ít trường hợp không cải chính hoặc cải chính không nghiêm túc. Bên cạnh đó, nhiều bài báo vi phạm pháp luật, xâm hại đời tư cá nhân, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm công dân. Việc suy diễn, thổi phồng, khoét sâu vào những thiếu sót, khuyết điểm của một số tổ chức, cá nhân, tô đậm mặt trái, những hiện tượng tiêu cực xã hội... trên báo diễn ra liên tục và có phần gia tăng. Tình trạng này kéo dài dẫn đến hậu quả là nhiều doanh nghiệp, tổ chức nhà nước, tập thể, cá nhân lâm vào cảnh điêu đứng, khó khăn khi bị thông tin sai trên mặt báo. Đây là hậu quả của lối làm báo thiếu trách nhiệm, thậm chí xuất phát từ động cơ không trong sáng của một số nhà báo, của sự cẩu thả, tắc trách, không tôn trong pháp luật trong công tác biên tập, xét duyệt tin, bài của những người quản lý và điều hành cơ quan thông tin đại chúng.
- Nhiều cơ quan thông đại chúng thiếu nhạy cảm về chính trị, đưa thông tin không bất lợi cho quốc gia, gây thiệt hại cho kinh tế -xã hội, quốc phòng - an ninh. Việc cơ quan thông tin đại chúng tập trung phản ánh quá nhiều mặt trái của xã hội đã tạo nên bức tranh ảm đạm, bi quan về đất nước, gây hiệu ứng không tốt trong nhân dân, vô tình tạo điều kiện cho các đối tác kinh tế và các lực lượng phản động thù địch lợi dụng gây sức ép với nhà nước ta trong đàm phán chính trị, kinh tế, ...
- Một số cơ quan thông tin đại chúng và nhà báo lấn sâu phản ánh, khai thác thông tin tình dục, bạo lực, mê tín, trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống đạo đức Việt Nam, làm suy giảm tính định hướng, tính giáo dục và tính thẩm mỹ của thông tin đại chúng. Riêng trong năm 2006, Bộ Văn hóa - Thông tin đã phải tiến hành xử lý nghiêm khắc đối với 29 trường hợp đăng thông tin vi phạm, trong đó có 2 cơ quan báo chí bị đình bản tạm thời vì đưa thông tin và hình ảnh phản văn hóa trên báo chí.
- Một số cơ quan thông tin đại chúng hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, chấp hành không đúng các quy định của pháp luật về báo chí (chủ yếu là các số phụ, số chuyên đề...). Tình trạng cơ quan thông tin đại
chúng bán cái cho tư nhân để họ thao túng nhằm có lợi về tài chính trước mắt, diễn ra không ít.
- Việc chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan thông tin đại chúng đang diễn ra đáng lo ngại. Biểu hiện là có một số lãnh đạo cơ quan thông tin đại chúng không thực hiện đúng các quy định của Luật Báo chí, không chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo và định hướng thông tin, dẫn đến việc cho đăng các thông tin nhạy cảm, làm lộ bí mật nhà nước, gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia. Một số ít cán bộ của cơ quan thông tin đại chúng có hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, bị cơ quan công an bắt giữ vì liên quan tới các vụ việc tiêu cực, lừa đảo, chạy án. Đặc biệt, hiện tượng liên kết không lành mạnh giữa một số nhà báo, hoặc giữa một số lãnh đạo cơ quan báo chí theo kiểu đánh “hội đồng”, “ đánh hôi”
nhằm vào vào một số tổ chức, cá nhân, gây hoài nghi, hoang mang trong dư luận, gây mất đoàn kết nội bộ của các tổ chức, cơ quan. Trong số đó, cũng có những nhà báo, lãnh đạo cơ quan thông tin đại chúng vì tư lợi đã trở thành công cụ cho phe, nhóm bên này hoặc bên kia trong những cuộc tranh giành, đấu đá với mục đích trục lợi.
- Đã xuất hiện trên một số tờ báo, tạp chí đăng những ý kiến, bài viết vô tình hay cố ý đi chệch hướng chính trị như hoàn nghi, phê phán hoặc phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đòi xem lại hoặc xoá bỏ điều 4 của Hiến pháp; cổ vũ quan điểm đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; đòi lật lại một số vấn đề lịch sử đã được kết luận; đưa thông tin không đúng, thậm chí xuyên tạc đời tư lãnh tụ; kiến nghị “khôi phục quy chế độc lập cho báo chí”; mở diễn đàn bàn thảo, tranh luận nhiều vấn đề nhạy cảm...Những việc làm này làm cho người dân phân vân, hoài nghi, mất phương hướng...
- Trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, một số tờ báo đã mở diễn đàn góp ý cho Đại hội Đảng. Đây là việc làm có ý nghĩa chính trị - xã hội vì sự hiến kế của nhân dân đối với Đảng trong giai đoạn cách mạng mới là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, một số tờ báo đã đăng những bài viết, những ý kiến trong “bàn tròn” của các học giả có quan điểm chính trị đối lập với danh nghĩa vì lợi ích quốc gia dân tộc nhưng lại đòi bỏ điều 4 Hiến pháp. Những nguyên tắc về ý thức hệ bị “bước qua” bằng những bài viết như vậy, nhưng lãnh đạo các cơ quan báo chí này lại coi đó là việc làm đúng (?!). Một số người trong các bài viết cho rằng Đảng ta đang “hẫng
hụt về trí tuệ và phẩm chất”, “điều bất ổn nguy hiểm là sự tha hoá của Đảng” và điều đó “đang hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng”, “đang đẩy lùi Đảng lãnh đạo xuống thành Đảng cai trị”... Một số tờ báo đã đăng ý kiến của một vài cá nhân đòi “thay máu” hệ thống chính trị...
Điều rất đáng phê phán là tình trạng “thương mại hóa”, “lá cải hóa”
trên báo mạng điện tử. Ngoài việc ngăn ngừa những tin có ý dồ chính trị chống đối, chúng ta cần tập trung phòng, chống, ngăn chặn những trang khiêu dâm và bạo lực đang tràn lan trên mạng hiện nay. Sự gặm nhấm và đầu độc tinh thần của xã hội, nhất là thanh, thiếu niên sẽ làm gia tăng sự bất ổn trong đời sống xã hội, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến suy thoái về đạo đức, lối sống hiện nay.
Nhằm mục đích tìm hiểu dư luận của các tầng lớp nhân dân về mức độ đáp ứng yêu cầu xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ta hiện nay, Đề tài đã đưa ra 3 phương án đánh giá: đáp ứng tốt, đáp ứng phần nào và đáp ứng chưa tốt, kết quả thu được như sau:
Bảng 5: Mức độ đáp ứng yêu cầu xã hội của sự phát triển thông tin đại chúng.
Các mức độ đáp ứng Số lượng Tỷ lệ
1. Đáp ứng tốt 604 29.0
2. Đáp ứng phần nào 1421 68.3
3. Chưa đáp ứng 57 2.7
Ở bảng trên cho thấy sự phát triển của các lĩnh vực thông tin đại chúng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Số người cho rằng sự phát triển của thông tin đại chúng đã đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội chỉ ở mức thấp, chỉ có 604 người (chiếm 29,0%). Trong khi đó, có tới 1421 người (chiếm 68,3%) cho rằng thông tin đại chúng chỉ đáp ứng phần nào yêu cầu của xã hội. Và số người trả lời cho rằng các phương tiện thông tin đại chúng chưa đáp ứng được nhu cầu của họ là 57 người (chiếm 2,7%).
Số liệu này phản ánh một thực tế là hiện nay, nhu cầu tiếp cận thông tin của xã hội là rất cao, nhưng sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng mới chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu đó.
Như vậy, hoạt động của thông tin đại chúng trong những năm gần đầy bên cạnh những thành tựu lớn là những yếu kém, tồn tại mà nguyên
nhân khách quan là do tác động những mặt trái của toàn cầu hóa đối với cả cơ quan thông tin đại chúng và nhà báo. Điều này đang là nguy cơ đe doạ đến sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước, trong đó có việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2.6.3. Bài học kinh nghiệm
Trước sự tác động hai mặt của toàn cầu hoá, tình hình tư tưởng ở nước ta đang diễn biến phong phú, mau lẹ, đa dạng và có phần phức tạp, cần phải có tổng kết, rút ra những bài học, từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao vai trò của thông tin đại chúng đối với việc xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ thực tế thông tin đại chúng thời gian qua – thành tựu và yếu kém, tiêu cực- chúng ta có thể rút những bài học về quản lý, chỉ đạo và hoạt động thông tin đại chúng:
Một là, kiên định nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện thông tin đại chúng. Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy Đảng lãnh đạo thông tin đại chúng là đòi hỏi khách quan: Xuất phát từ yêu cầu của cách mạng do Đảng lãnh đạo và tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng là nền tảng tư tưởng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của cả xã hội; Đảng lãnh đạo thông tin đại chúng là điều kiện quan trọng để thông tin đại chúng thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình, phát huy sức mạnh vũ khí tư tưởng; xuất phát từ nhu cầu bản thân sự phát triển của báo chí (nhu cầu nội tại của thông tin đại chúng đòi hỏi phải có định hướng lý luận tư tưởng để thực hiện sứ mệnh cao cả của mình); ngày nay, khi sự tác động của toàn cầu hoá, thông tin đại chúng nếu không có sự lãnh đạo của Đảng sẽ dễ mất phương hướng, dẫn đến hoạt động ‘‘vô chính phủ’’.
Hai là, Đảng ta phải tiếp tục đổi mới tư duy, tăng cường và nâng cao năng lực lãnh đạo đối với thông tin đại chúng để định hướng, dẫn dắt các năng lực của thông tin đại chúng hiện đại vào hoạt động tích cực, ngăn chặn các hoạt động tiêu cực. Các mục tiêu phát triển đất nước đã tạo được sự đồng thuận xã hội lớn, có vị thế áp đảo trong xã hội. Tuy nhiên, với bản chất của mình, các thế lực thù địch luôn luôn tìm mọi cách chống phá Đảng và nhà nước ta. Một trong các thủ đoạn của các thế lực này là cố gắng thâm nhập, lợi dụng thông tin đại chúng của nhà nước ta với danh nghĩa dân chủ, danh nghĩa giao lưu văn hoá hiện đại... Bằng con đường này, các thể lực thù địch phần nào tác động đến công chúng, dư luận, gây nghi ngờ, hoang mang trong nhân dân.
Ba là, thay đổi phương thức lãnh đạo của Đảng đối với thông tin đại chúng để phù hợp với những biến đổi mới của tình hình, nhằm có hiệu quả cao hơn trong công tác lãnh đạo. Đảng lãnh đạo thông tin đại chúng bằng quan điểm, đường lối (nghị quyết, chỉ thị...), luật pháp và bộ máy nhà nước. Đảng lãnh đạo không có nghĩa là cầm tay chỉ việc cho các cơ quan quản lý nhà nước về thông tin đại chúng, không phải là giải quyết những việc sự vụ. Vì vậy, công tác lãnh đạo thông tin đại chúng của Đảng vừa mang tính nguyên tắc nhưng cũng phải năng động, uyển chuyển, vừa thông thoáng vừa chặt chẽ, vừa mềm dẻo vừa cứng rắn, không buông lỏng bằng việc chỉ đưa ra những chỉ thị, nghị quyết nhưng cũng không trói buộc bằng những mệnh lệnh. Thông tin đại chúng là một thể chế chính trị đặc thù nên Đảng lãnh như vậy cũng không có nghĩa là cấp uỷ tại cơ quan thông tin đại chúng sẽ trở thành “chính uỷ báo chí”.
Bốn là, kiên quyết khắc phục việc triển khai thực hiện chậm và chưa đồng bộ nghị quyết, chỉ thị của Đảng về thông tin đại chúng. Đặc biệt, cần kiên quyết xử lý những cơ quan, cá nhân thực hiện nghị quyết của Đảng một cách hình thức, chiếu lệ. Không buông lỏng việc kiểm tra, giám sát, tổng kết việc thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác thông tin đại chúng
Năm là, nghiêm túc thực hiện nguyên tắc Đảng và quy định của pháp luật về việc lựa chọn cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất, có bản lĩnh chính trị vào các cơ thông tin đại. Đồng thời coi trọng việc đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tư tưởng, lí luận, báo chí.
Sáu là, các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý thông tin đại chúng phải năng động, nhanh nhạy hơn, đi tắt đón đầu trong việc định hướng thông tin, ngăn ngừa, xử lý các tình huống nhạy cảm của thông tin đại chúng, khắc phục tình trạng ‘đi sau”, “chữa cháy”. Tăng cường mạnh mẽ công tác quản lý, chỉ đạo để theo kịp sự phát triển nhanh chóng, đa dạng, phức tạp của thông tin đại hiện nay.
Bảy là, công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu về tư tưởng, lí luận và báo chí cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện hữu khuynh, nể nang, né tránh những quan điểm sai trái.
Tám là, phải tăng cường hơn nữa công tác xây dựng Đảng trong cơ quan thông tin đại chúng nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ