Bài 9: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
3/ Độ âm điện : a/ Khái niệm
Độ âm điện của một nguyên tố đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.
b/ Sự biến đổi độ âm điện các nguyên tố.
Trong một chu kì, đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện tăng dần.
Trong một nhóm A, đi từ trên xuống theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện giảm dần.
Kết luận : Vậy độ âm điện của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của Z+.
- GV cho biết quy luật biến đổi hóa trị của các nguyên tố theo nhóm, chu kì
/ HÓA TRỊ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ
Trong 1 chu kì: đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất với oxi của các nguyên tố tăng lần lượt từ 1 đến 7, hóa trị với hiđro của các PK giảm từ 4 đến 1.
- Tổ chức hoạt động nhóm (4 phút): Viết Công thức phân tử của các hợp chất oxit cao nhất của nguyên tố R, công thức hợp chất của R với Hidro ứng với R ở vị trí nhóm IA đến VIIA
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm còn lại và GV chữa, bổ sung, kết luận
IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA Hchất
oxit cao nhất
R2O RO R2O3 RO2 R2O5 RO3 R2O7
Hc khí với hiđro
RH4 RH3 RH2 RH
Kết luận: Hóa trị cao nhất của một nguyên tố với oxi, hóa trị với hiđro biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
? Viết công thức của các hidroxit tương ứng với các oxit:
Na2O, MgO, Al2O3, P2O5, SO3 (các nguyên tố tạo các oxit đều thuộc chu kì 3)
- Nhận xét tính chất của các hidroxit kể trên?
Rút ra quy luật sự biến đổi tính axit, bazo theo chu kì - GV kết luận quy luật biến đổi tính axit, bazo theo nhóm
/ SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH AXIT-BAZƠ CỦA OXIT VÀ HIĐROXIT
Trong 1 chu kì: từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.
Oxit
Na2O Oxit bazơ
MgO Oxit bazơ
Al2O3
Oxit l/tính
SiO2
Oxit axit
P2O5
Oxit axit
SO3
Oxit axit
Cl2O7
Oxit axit
Hidroxit
NaOH Bazơ mạnh kiềm
Mg(OH)2
Bazơ yếu
Al(OH)3
Hidroxit lưỡng
tính
H2SiO3
Axit yếu
H3PO4
Axit TB
H2SO4
Axit mạnh
HClO4
Axit rất mạnh
Bazơ Axit
Trong 1 nhóm A : Đi từ trên xuống, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân : tính bazơ của các oxit và hidroxit tăng, tính axit giảm dần.
? Phát biểu nội dung của định luật tuần hoàn
V/ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN :
Định luật tuần hoàn:
“Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử”
3. Luyện tập:
Câu 1: Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tăng của tính kim loại: Al; K, Mg; Na.
Giải thích ngắn gọn.
Hướng dẫn: Dựa vào sự biến đổi tính kim loại của nguyên tố theo nhóm và chu kì Kết quả so sánh: tính kim loại tăng dần theo dãy: Al < Mg < Na < K
Câu 2: Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tăng tính phi kim: F, O, S, Cl. Giải thích ngắn gọn.
Hướng dẫn: Dựa vào sự biến đổi tính phi kim của các nguyên tố theo nhóm và chu kì Kết quả so sánh: Tính phi kim tăng dần: S < Cl < O < F
Câu 2: Các nguyên tố của chu kì 2 được sắp xếp theo chiều giá trị độ âm điện giảm dần (từ trái sang phải) như sau: ĐA: A
A. F, O, N, C, B, Be, Li B. Li, B, Be, N, C, F, O C. Be, Li, C, B, O, N, F D. N, O, F, Li, Be, B, C
Câu 3: Trong một chu kì, bán kính nguyên tử của các nguyên tố A. Tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
B. Giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân C. Giảm theo chiều tăng của tính phi kim
D. B và C đều đúng
Câu 4: Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố:
A. Tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân B. Giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân C. Giảm theo chiều tăng của tính phi kim
D. A và C đều đúng
Câu 5: Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần (từ trái sang phải) như sau:
A. F, Cl, S, Mg B. Cl, F, Mg, S C. Mg, S, Cl, F D. S, Mg, Cl, F
4. Vận dụng, tìm tòi mở rộng:
Một số đại lượng vật lí của nguyên tử, nguyên tố hóa học có sự biến đổi tuần hoàn:
*Bán kính nguyên tử: Trong một chu kì bán kính nguyên tử giảm dần từ trái sang phải.
Trong một phân nhóm bán kính nguyên tử tăng dần từ trên xuống dưới.
*Năng lượng ion hoá (I). Năng lượng ion hoá là năng lượng tối thiểu cần để tách 1e ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản. Nguyên tử càng dễ nhường e (tính kim loại càng mạnh) thì I có trị số càng nhỏ. Đơn vị kJ/mol. Trong một chu kì năng lượng ion hóa tăng dần từ trái sang phải. Trong một phân nhóm năng lượng ion hóa giảm dần từ trên xuống dưới.
*Ái lực với electron (E). Ái lực electron là năng lượng giải phóng hay hấp thụ khi một nguyênt tử trung hòa ở trạng thái khí nhận 1e để trở thành ion âm. Nguyên tử có khả năng thu e càng mạnh (tính phi kim càng mạnh) thì E có trị số càng lớn. Trong một chu kì, trị số của ái lực electron tăng dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân (mang dấu âm). Tuy nhiên các khí hiếm lại có ái lực electron dương. Trong một phân nhóm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân phần lớn ái lực electron có trị số giảm dần.
IV. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1. Mức độ biết:
- Nêu nội dung của định luật tuần hoàn
- Nêu sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện, tính axit/bazo của hidroxit theo chu kì, theo nhóm
2. Mức độ hiểu:
Câu 1. Biết các ion X+ và Y- có cấu hình electron giống nhau, nghĩa là A. nguyên tử X, Y thuộc cùng 1 chu kỳ trong bảng tuần hoàn.
B.
số electron trong nguyên tử X nhiều hơn trong nguyên tử Y là 2.
C. số proton trong nguyên tử X, nguyên tử Y như nhau.
D. nguyên tử X nhiều hơn nguyên tử Y 2 nơtron.
Câu 2. Cho 2 nguyên tố X (Z = 11), Y (Z = 15). Nhận định nào đúng?
A. Tính kim loại của X lớn hơn Y, độ âm điện của X nhỏ hơn Y, bán kính nguyên tử X nhỏ hơn Y.
B Tính kim loại của X nhỏ hơn Y, độ âm điện của X nhỏ hơn Y, bán kính nguyên tử X nhỏ hơn Y.
C. Tính kim loại của X lớn hơn Y, độ âm điện của X lớn hơn Y, bán kính nguyên tử X lớn hơn Y.
D. Tính kim loại của X lớn hơn Y, độ âm điện của X nhỏ hơn Y, bán kính nguyên tử X lớn hơn Y.
3. Mức độ vận dụng thấp:
Câu 1. A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng một nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Biết ZA + ZB = 32. A, B lần lượt là :
A. N, P. B. Mg, Ca. C. P, Cl. D. O, Si.
Câu 2. Một nguyên tố có oxit cao nhất là RO3. Nguyên tố ấy tạo với hiđro một chất khí trong đó R chiếm 94,23% về khối lượng. Nguyên tố đó là:
A. Flo. B. Lưu huỳnh.
C. Oxi. D. Iot.
Câu 3. Hai nguyên tố A và B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kỳ của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 30. Hai nguyên tố A và B là:
A. Na và Mg. B. Mg và Al. C. Mg và Ca. D. Na và K.
Câu 4. Hợp chất của R với hiđro ở thể khí có dạng RH4. Oxit cao nhất của nguyên tố R có 53,3% oxi về khối lượng. Nguyên tố R có số khối là: A.
12. B. 28. C. 32. D. 31.
Câu 5. Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O5. Trong hợp chất của R với hiđro ở thể khí có chứa 8,82 % hiđro về khối lượng. Công thức phân tử của hợp chất khí với hiđro là ( C = 12, N= 14, P= 31, S= 32)
A. NH3. B. H2S. C. PH3. D. CH4. Câu 6. Hai nguyên tố X và Y ở hai chu kỳ kế tiếp nhau, ở hai nhóm A cạnh nhau trong bảng tuần hoàn có tổng số hạt proton bằng 23. Ở trạng thái đơn chất chúng không phản ứng với nhau. X, Y có số hạt proton lần lượt là
A. 7 và 16. B. 8 và 15. C. 8 và 18. D. 7 và 17.
Câu 7. Hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một chu kỳ ở hai ô kế tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn có tổng số hạt proton bằng 23. X, Y có số hạt proton lần lượt là: A. 11 và 12. B. 10 và 13. C. 9 và 14. D. 12 và 13.
Câu 8. Cho 4,8 gam kim loại X thuộc nhóm IIA tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). X là
A. Be. B. Mg. C. Ca. D. Ba.
Câu 9. Nguyên tố X có hóa trị cao nhất với oxi bằng hóa trị trong hợp chất khí với hiđro. Phân tử khối của oxit này bằng 2,75 lần phân tử khối của hợp chất khí với hiđro. X là nguyên tố: A. C. B.Si. C. Ge. D. S.
Câu 10. Nguyên tố X có công thức oxit cao nhất là XO2, trong đó tỉ lệ khối lượng của X và O là 3/8. Công thức của XO2 là
A. CO2. B. NO2. C. SO2. D. SiO2. Câu 11. Hỗn hợp gồm hai kim loại X và Y thuộc hai chu kỳ liên tiếp của nhóm IIA. Cho 6,4 gam hỗn hợp trên phản ứng hết với dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). X và Y là
A. Be và Mg. B. Mg và Ca. C. Ca và Sr. D. Sr và Ba.
Câu 12. Hỗn hợp hai kim loại X và Y thuộc hai chu kỳ liên tiếp của nhóm IA. Hòa tan hoàn toàn 6,2 gam hỗn hợp vào nước, toàn bộ khí thu được cho qua ống đựng CuO nung nóng. Sau phản ứng thu được 6,4 gam Cu. X và Y là
A. Li và Na. B. Na và K. C. K và Rb. D. Rb và Cs.
4. Mức độ vận dụng cao:
Câu 1. X, Y là 2 nguyên tố ở cùng nhóm A hoặc nhóm B và thuộc 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong 2 hạt nhân nguyên tử X và Y bằng 32. Cấu hình electron của 2 nguyên tố đó là
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 và 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 và 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2
C. 1s2 2s2 2p5 và 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
D. 1s2 2s2 2p2 và 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2
Câu 2. Hợp chất M2X có tổng số hạt là 116. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 36. Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn M là 9. Tổng số hạt trong X2- nhiều hơn trong M+ là 17. Vị trí của M, X trong bảng tuần hoàn là
A. M (STT 11, chu kì 3, nhóm IA); X( STT8, chu kì 2, nhóm VIA).
B. M (STT19, chu kì 4, nhóm IA); X (STT8, chu kì 2, nhóm VIA).
C. M ( STT11, chu kì 3, nhóm IA); X (STT16, chu kì 3, nhóm VIA).
D. M (STT19, chu kì 3, nhóm IA); X (STT16, chu k ì 3, nhóm VIA).
V. RÚT KINH NGHIỆM
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
______________________________________Ký duyệt của TTCM______________
Ngày soạn: 12 /10 /2017 – Lớp dạy: 10A1, 10A8, 10A9
Bài 10: