TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH
IV. Câu hỏi kiểm tra, đánh giá
1) Viết phương trình phản ứng chứng minh: H2S là một axit và là một chất khử.
2) Tại sao điều chế Hidrôsunfua từ sun fua kim loại thì ta thường dùng axit HCl mà không dùng H2SO4 đậm đặc?
3) Tại sao pha loãng axit H2SO4 ta phải cho từ từ H2SO4 vào nước và khuấy điều mà không làm ngược lại.
4) Tại sao khi điều chế H2S ta khong dùng muối sunfua của Pb, Cu, Ag…?
5) Viết phương trình chứng minh SO2 vừa có tính oxihóa vừa có tính khử.
6) Viết 5 pt chứng minh O2 là một chất oxihóa 7) Viết 5 pt điều chế O2.
8) Phân biệt O2 và O3.
Viết 2 pt chứng minh S là một chất oxihóa, 2 pt chứng minh S là chất khử.
9) Cách thu gom Hg rơi rớt.
10)Viết 3 pt mà trong đó H2S là chất khử, 2 pt mà trong đó H2S là một axit.
11)Viết các phương trình phản ứng chứng tỏ H2S là một axit yếu nhưng là chất khử mạnh.
12)Viết 3 pt chứng minh SO2 là một chất khử, 1 pt chứng minh SO2 là một chất oxi hóa, 2 pt chứng minh SO2 là một oxit axit.
13)Điều chế SO2 từ Cu, Na2SO3.
14)So sánh tính chất của dd HCl và dd H2SO4 loãng.
15)Nêu tính chất hoá học giống và khác nhau của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc. Viết các phương trình phản ứng để minh hoạ, từ đó rút ra kết luận gì đối với tính chất hoá học của H2SO4
16)Giấy quì tím tẩm ướt bằng dung dịch KI ngã sang màu xanh khi gặp Ozôn. Giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
17)Nếu dùng FeS có lẩn Fe để điều chế H2S thì có tạp chất nào trong H2S? Nêu cách nhận ra tạp chất đó.
18)Viết phương trình phản ứng(nếu có) khi cho H2SO4 loãng tác dụng với: Mg, Cu, CuO, NaCl, CaCO3, FeS. [Zn, Ag, Fe2O3, KNO3, Na2CO3, CuS].
19)Viết phương trình phản ứng khi H2SO4 loãng và H2SO4 đặc nóng tác dụng với các chất sau: Fe, Cu, FeO, Na2CO3. Từ các phản ứng trên rút ra kết luận gì với axit sunfuric.
2. Mức độ hiểu
1. Bằng pp hóa học hãy phân biệt các dd sau:
a) KCl, K2CO3, MgSO4, Mg(NO3)2.
b) Na2SO4, NaNO3, Na2CO3, NaCl.
c) Na2SO3, Na2S, NaCl, NaNO3. d) HCl, H SO , BaCl, Na CO .
e) AgNO3, Na2CO3, NaCl, K2SO4. f) HCl, H2SO4, BaCl2, K2CO3.
g) Na2SO4, Na2CO3, BaCl2, NaNO3, BaCl2, AgNO3. h) HCl, Na2SO4, NaCl, Ba(OH)2.
2. Phân biệt các khí mất nhãn sau:
a) O2, SO2, Cl2, CO2.
b) Cl2, SO2, CO2, H2S, O2, O3. c) SO2, CO2, H2S, H2, N2á, Cl2, O2.
d) O2, H2, CO2, HCl.
3. Mức độ vận dụng thấp
Câu 1: Hỗn hợp O2 và O3 có tỉ khối hơi so với H2 là 19.
a) Tính thành phần phần trăm về số mol và khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp.
b) Cho 1,12 l hỗn hợp trên đi qua dung dịch NaI dư thu được m g kết tủa. Tính m.
Câu 2: Để thu được 6,72 lit O2 (đktc), cần phải nhiệt phân hoàn toàn bao nhiêu gam tinh thể KClO3.5H2O?
Câu 3: Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lit hỗn hợp khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Hỗn hợp khí này có tỷ khối so với hiđro là 9. Tính thành phần % theo số mol của hỗn hợp Fe và FeS ban đầu?
Câu 4: Sục từ từ 2,24 lit SO2 (đktc) vào 100 ml dd NaOH 3M.
a) Viết PTHH xảy ra. Trong dung dịch sau phản ứng chứa muối nào ? b) Tính khối lượng muối thu được.
Câu 5: Để trung hoà 500 ml dung dịch X chứa hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,3 M cần bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,3M và Ba(OH)2 0,2M?
Câu 6: Cho V lit SO2 (đktc) tác dụng hết với dung dịch Br2 dư. Thêm tiếp vào dung dịch sau phản ứng một lượng BaCl2 dư thu được 2,33 gam kết tủa. Viết các PTHH của các phản ứng và tính giá trị V.
Câu 7: Hòa tan 0,4 g SO3 vào a g dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch H2SO4
12,25%. Tính giá trị a.
Câu 8: Để phản ứng vừa đủ với 100 ml dd BaCl2 2M cần phải dùng 500 ml dung dịch Na2SO4 vớinồng độ mol/l là bao nhiêu?
Câu 9: Nung 11,2 gam Fe và 26 gam Zn với một lượng S dư. Sản phẩm của phản ứng cho tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, toàn bộ khí sinh ra được dẫn vào dung dịch CuSO4 10% (d = 1,2 gam/ml). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a) Viết các PTHH của các phản ứng.
b) Tính thể tích tối thiểu của dung dịch CuSO4 cần để hấp thụ hết khí sinh ra?
Câu 10: Cho 21 g hỗn hợp Zn và CuO vào 600 ml dung dịch H2SO4 0,5 M, phản ứng vừa đủ. Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
Câu 11: Hoà tan hoàn toàn 4,8g kim loại R trong H2SO4 đặc nóng thu được 1,68 lít SO2 (đkc). Lượng SO2 thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch NaOH dư thu được muối A.
Kim loại R và khối lượng muối A thu được là:
a. Zn và 13g b. Fe và 11,2g c. Cu và 9,45g d. Ag và 10,8g Câu 12: Hoà tan hoàn toàn 1 oxit kim loại bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng vừa đủ thu được 2,24 lít khí SO2 (đkc) và 120g muối. Công thức của oxit kim loại là công thức nào sau đây:
a. Al2O3 b. Fe2O3 c. Fe3O4 d. CuO
Câu 13: Hoà tan 24,8g hh X gồm Fe, Mg, Cu trong dd H2SO4 đđ, nóng dư thu được dung dịch A. Sau khi cô cạn dd A thu được 132 g muối khan. 24,8 g X tác dụng với dd HCl dư thì thu được 11,2 lít khí (đkc).
a. Viết phương trình phản ứng
b. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hh X.
4. Mức độ vận dụng cao
Câu 1: Cho 8,3 g hỗn hợp A gồm 3 kim loại Cu, Mg và Al tác dụng vừa đủ với dd H2SO4 loãng 20%. Sau phản ứng còn chất rắn không tan B và thu được 5,6 l khí (đktc).
Hòa tan hoàn toàn B trong dd H2SO4 đậm đặc, dư và đun nóng thu được 1,12 l khí SO2
(đktc).
a) Xác định khối lượng và thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b) Dẫn toàn bộ khí SO2 ở trên vào dd Ca(OH)2, sau một thời gian thu được 3g kết tủa và dung dịch D. Lọc bỏ kết tủa, cho Ca(OH)2 dư vào dung dịch D lại thu được m g kết tủa. Tính giá trị m.
Câu 2: Dùng 300 tấn quặng pirit (chứa 20% tạp chất) để sản xuất H2SO4 có nồng độ 98%. Biết rằng hiệu suất phản ứng là 90%. Tính khối lượng H2SO4 98% thu được.
Câu 3: Đun nóng hỗn hợp gồm 5,6 g bột sắt và 1,6 g bột lưu huỳnh thu được hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với 500 ml dung dịch HCl, thu được hỗn hợp khí A và dung dịch B (hiệu suất của phản ứng là 100%).
a. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí A
b. Biết rằng cần phải dùng 125 ml dung dịch NaOH 0,1 M để trung hoà HCl dư trong dung dịch B. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
V. RÚT KINH NGHIỆM
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
______________________________________Ký duyệt của TTCM______________
Ngày soạn: 15/ 03/2018 – Lớp dạy: 10A1, 10A8, 10A9
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
a) Kiến thức: hs được đánh giá các kiến thức đã học và ôn tập của chương
“oxi, lưu huỳnh” gồm:
- Oxi-ozon: Oxi và ozon đều có tính oxi hoá rất mạnh nhưng ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
- Lưu huỳnh: Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
- Hiđrosunfua-lưu huỳnh đioxit-lưu huỳnh trioxit: Tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh) và SO2 (vừacó tính oxi hoá vừa có tính khử).
- Axit sunfuric: H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước; H2SO4 loãng có tính axit mạnh.
b) Kĩ năng: HS thực hành các kĩ năng:
- VIết PTHH
- Nhận biết, phân biệt dung dịch, chất khí - Giải một số BT định lượng
- Giải BT trắc nghiệm khách quan
c) Thái độ: HS nghiêm túc trong quá trình kiểm tra II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Đề kiểm tra, hướng dẫn chấm, ma trận đề và bảng trọng số (lưu cuối giáo án)
2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức chương “Oxi – lưu huỳnh”
III.HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm khách quan (10 câu/5 điểm) + tự luận (5 câu/5 điểm)