TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BROM VÀ IOT

Một phần của tài liệu giáo án (kế hoạch giảng dạy) môn Hóa học lớp 10 THPT (mẫu GA mới) (Trang 158 - 161)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

a) Kiến thức: Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:

+ So sánh tính oxi hoá của clo và brom.

+ So sánh tính oxi hoá của brom và iot.

+ Tác dụng của iot với tinh bột.

b) Kĩ năng:

- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.

c) Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc trong thao tác thực hành

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển của học sinh:

- Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học - Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống - Năng lực sáng tạo

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên:

- Dụng cụ: Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, cặp gỗ, giá để ống nghiệm, đèn cồn, nước brom.

- Hóa chất:Dung dịch NaBr, dung dịch NaI, nước clo, hồ tinh bột, nước iot, nước brom.

(Dụng cụ hóa chất đủ thực hành theo nhóm)

2. Học sinh: Tường trình thí nghiệm đã chuẩn bị trước ở nhà, dung dịch hồ tinh bột, mặt cắt củ khoai lang

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động trải nghiệm kết nối (5 phút):

- GV kiểm tra sự chuẩn bị tường trình thí nghiệm của HS

Đặt câu hỏi: Những phản ứng đơn giản nào trong PTH giúp chứng minh được tính oxi hóa của các đơn chất halogen giảm dần từ F2 đến I2?

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn cách tiến

hành thí nghiệm 1

GV: Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm:

Ống 1 + 1 ml dd NaBr + nước clo + lắc nhẹ

Cho biết khả năng oxi hóa của brom đối với clo?

-HS: Tiến hành thí nghiệm và quan sát các hiện tượng xảy ra và giải thích.

-HS: Thảo luận và nhận xét

I. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH TIẾN HÀNH.

1. So sánh tính oxi hóa của brom và clo.

*Hiện tượng: dung dịch có màu vàng

*Pt: NaBr+Cl2->2NaCl +Br2

Kl : Tính oxi hoá Cl>Br

Hoạt động 2: Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm 2

GV:Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm:

Ống 1 + 1 ml dd NaI + nước brom + lắc nhẹ.

-Cho biết khả năng oxi hóa của iot đối với brom?

HS: Tiến hành thí nghiệm và quan sát các hiện tượng xảy ra và giải thích.

-> Thảo luận và nhận xét

2. So sánh tính oxi hóa của brom và iot

*Hiện tượng: Sau phản ứng dung dịch có màu vàng nâu

*Pt: NaI+Br22NaBr +I2

Kl : Tính oxi hoá Br>I

Hoạt động 3: Hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm 3

Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm:

-Ống 1 + 1 ml hồ tinh bột+ nước iot.

 Đun nóng ống nghiệm, sau đó để nguội

HS: Tiến hành thí nghiệm và quan sát các hiện tượng xảy ra và giải thích.

=>quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích

3. Tác dụng của iot với hồ tinh bột.

Hiện tượng: Hồ tinh bột chuyển sang màu xanh đen,khi đun nóng  màu xanh biến mất. Để nguội thì màu xanh hiện ra.

3. Luyện tập:

- GV hướng dẫn HS tiến hành bổ sung thí nghiệm: Nhỏ lên mặt cắt củ khoai lang vài giọt dung dịch I2 loãng, quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra

- HS tiến hành bổ sung thí nghiệm theo yêu cầu. Giải thích hiện tượng xảy ra bằng kiến thức đã học

- Lớp chọn: Thực hiện thêm thí nghiệm: nước clo tác dụng với dung dịch NaI. Nhận xét và giải thích hiện tượng xảy ra.

4. Vận dụng, tìm tòi mở rộng:

GV chuẩn bị thêm chất lỏng benzen, sau khi HS tiến hành thí nghiệm 1, 2, GV đề xuất bổ sung thí nghiệm: Nhỏ khoảng 2 ml benzen vào ống nghiệm, lắc nhẹ và quan sát sự thay đổi màu sắc của lớp chất lỏng benzen ở phía trên. GV yêu cầu HS tìm hiểu ở nhà và giải thích hiện tượng xảy ra.

V. RÚT KINH NGHIỆM

_____________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

______________________________________Ký duyệt của TTCM______________

Ngày soạn: 25 / 01/2018 – Lớp dạy: 10A1, 10A8, 10A9

Một phần của tài liệu giáo án (kế hoạch giảng dạy) môn Hóa học lớp 10 THPT (mẫu GA mới) (Trang 158 - 161)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(242 trang)
w