Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Một phần của tài liệu giáo án (kế hoạch giảng dạy) môn Hóa học lớp 10 THPT (mẫu GA mới) (Trang 65 - 69)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

a) Kiến thức:

- HS xác định được mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, xác định được mối liên hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố, của hợp chất

- HS nắm chắc các quy luật biến đổi tuần hoàn

b) Kĩ năng: HS thực hiện rèn các kĩ năng sau:

- Xác định vị trí của nguyên tố dựa vào cấu hình electron nguyên tử và ngược lại - Phân tích cấu tạo của nguyên tử để suy ra tính chất của nguyên tố, đơn chất - So sánh tính chất của các nguyên tố lân cận, tính chất của các đơn chất, hợp chất

c) Thái độ: HS tích cực, chủ động, sáng tạo. Từ việc hiểu rõ và vận dụng được các quy luật tuần hoàn, HS thêm đam mê, tìm tòi các quy luật của tự nhiên.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển của học sinh:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực sáng tạo - Năng lực tính toán

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học 2. Học sinh: Nắm vững kiến thức bài cũ

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động trải nghiệm kết nối (8 phút):

2 HS thực hiện trả lời 2 câu hỏi sau:

a) Nguyên tử Mg có Z = 12.

- Viết Che nguyên tử của Mg ở tt cơ bản

- Xác định vị trí của Mg trong BTH. Mg thể hiện tính chất đặc trưng là tính KL hay tính PK?

- Viết CT oxit cao nhất của Mg và CT hidroxit tương ứng b) Nguyên tử S có Z = 16

- Viết Che nguyên tử của S ở tt cơ bản

- Xác định vị trí của S trong BTH. S thể hiện tính chất đặc trưng là tính KL hay tính PK?

- Viết CT oxit cao nhất của S và CT hidroxit tương ứng

 GV cho HS nhận xét: mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử (cấu hình electron) với vị trí của nguyên tố trong BTH như thế nào? Dựa vào vị trí của nguyên tố có xác định được tính chất của nguyên tố đó hay không?

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1: Quan hệ giữa vị trí và cấu tạo nguyên tử (6 phút)

HS hoàn thành bảng mối liên hệ giữa vị trí và cấu tạo nguyên tử

Vị trí trong

BTH Cấu tạo

nguyên tử STT nguyên

tố

STT chu kì STT nhóm

? Trình bày cách xác định số electron hóa trị của các nguyên tố nhóm A, nhóm B?

I/ QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ NGUYÊN TỐ VÀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ CỦA NÓ:

Kết luận: Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, có thể suy ra cấu tạo của nguyên tố đó và ngược lại.

_ Số thứ tự của nguyên tố  Số proton, số electron

_ Số thự tự của chu kì  Số lớp electron.

_ Số thứ tự của nhóm  Số electron hóa trị*

Hoạt động 2: Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố (10 phút)

? Cho biết các nguyên tố thể hiện tính KL, tính PK ở các vị trí nào trong BTH?

? Nêu quy tắc xác định hóa trị

II/ QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ VÀ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỐ :

Biết vị trí một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, ta có thể suy ra những tính chất hóa học cơ bản của nó :

_ Tính kim loại, tính phi kim:

+Các nguyên tố ở các nhóm IA, IIA, IIIA (trừ H và B) có tính kim loại.

+ Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là KL + Các nguyên tố ở các nhóm VA, VIA, VIIA (trừ antimon, bitmut và poloni) có tính phi kim.

_ Hóa trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với oxi, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với hiđro.

_ Công thức oxit cao nhất.

của nguyên tố trong CT oxit cao nhất, CT hợp chất khí với hidro?

- HS nêu quy tắc và tự hoàn thành bảng công thức oxit cao nhất, CT hợp chất khí với H của các nguyên tố từ nhóm IA đến VIIA

_ Công thức hợp chất khí với hiđro (nếu có) IA IIA IIIA IVA VA VI

A VIIA hchất

oxit cao nhất

R2O RO R2O3 RO2 R2O5 RO3 R2O7

Hchất khí với

hiđro

RH4 RH3 RH2 RH _ Công thức hiđroxit tương ứng (nếu có) và tính axit hay bazơ của chúng.

Hoạt động 3: So sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận (10 phút)

- GV tổ chức hoạt động nhóm (5 phút):

+ Nhóm 1, 2: Trình bày các quy luật biến đổi tuần hoàn Rnt, độ âm điện, tính KL, tính PK (của nguyên tố), tính axit, tính bazo (của hợp chất) theo nhóm, theo chu kì

+ Nhóm 3, 4: So sánh tính phi kim của các nguyên tố:

a) P, Si và S b) P, N và As

- Kết thúc thời gian hoạt động, GV chữa hoạt động của các nhóm  Đánh giá, kết luận

III/ SO SÁNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MỘT NGUYÊN TỐ VỚI CÁC NGUYÊN TỐ LÂN CẬN:

Dựa vào qui luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể so sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.

Vd : So sánh: P(Z=15) với Si(Z=14) và S(Z=16) P(Z=15) với N(Z=7) và As(Z=33) _ Si, P, S thuộc cùng một chu kì => theo chiều tăng của Z => tính PK tăng dần Si < P < S

_ N, P, As thuộc cùng nhóm A => theo chiều tăng của Z => tính PK tăng dần As < P < N

3. Luyện tập:

Câu 1: Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3 3s p2 2. Hãy xác định vị trí và tính chất hoá học cơ bản của nguyên tố đó?

Câu 2: Một nguyên nằm ở chu kì 3, nhóm VIA của BTH. Hãy xác định cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó?

Câu 3: Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều giảm dần tính PK: N, F, P, O

Câu 4: Viết CT oxit cao nhất và công thức hidroxit tương ứng của các nguyên tố sau:

K (Z=19); Mg (Z=12), Al (Z=13), Si (Z=14), Na (Z=11) Sắp xếp các hidroxit đó theo thứ tự tính bazo tăng dần.

4. Vận dụng, tìm tòi mở rộng:

GV đặt 2 câu hỏi:

- Viết công thức oxit cao nhất và công thức hidroxit tương ứng (tổng quát) của các nguyên tố nhóm IVA, VA, VIA, VIIA?

- Hidroxit nào có tính axit mạnh nhất?

 GV chữa, mở rộng: Không có hợp chất HFO4. Hidroxit có tính axit mạnh nhất là HClO4. Đây là axit mạnh nhất trong tất cả các axit.

IV. CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1. Mức độ biết:

Câu 1: Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Trong 1 chu kì, khi Z+ tăng, tính kim loại tăng, tính phi kim giảm B. Trong 1 nhóm A, khi Z+ tăng, tính phi kim tăng, tính kim loại giảm C. Độ âm điện và tính kim loại có sự biến đổi tuần hoàn giống nhau

D. Khi tính kim loại của nguyên tố tăng thì tính bazo của hidroxit tăng và ngược lại 2. Mức độ hiểu:

Câu 2: Lập sơ đồ tư duy tổng kết chương 2 với 2 nội dung chính: bảng tuần hoàn – sự biến đổi tuần hoàn (GV chia lớp thành 4 nhóm, hoàn thành yêu cầu trên trước tiết học sau)

3. Mức độ vận dụng thấp:

Câu 3: A và B là 2 nguyên tố thuộc cùng 1 nhóm, ở 2 chu kì liên tiếp nhau trong BTH.

Biết ZA + ZB = 32. Xác định vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn và tên của chúng.

Câu 4: Hợp chất của R với Hidro ở thể khí có CT RH4. Oxit cao nhất của R có 53,33%

Oxi về khối lượng. Xác định nguyên tố R.

4. Mức độ vận dụng cao:

Câu 5: Nguyên tố X có hóa trị cao nhất với oxi bằng hóa trị trong hợp chất khí với hidro. Phân tử khối của oxit này bằng 2,75 lần phân tử khối của hợp chất khí với Hidro. Xác định nguyên tố X.

Câu 6 (lớp chọn): Ion M+ có 11 proton. Hòa tan 7,72 g hỗn hợp KL M và oxit cao nhất của M vào x gam H2O được 1,344 lít H2 (đktc) và dung dịch Y có nồng độ 16%. Tính x.

V. RÚT KINH NGHIỆM

_____________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

_____________________________________________________________________

______________________________________Ký duyệt của TTCM______________

Ngày soạn: 12/ 10 /2017 – Lớp dạy: 10A1, 10A8, 10A9

Bài 11: LUYỆN TẬP:

BẢNG TUẦN HOÀN, SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC

Một phần của tài liệu giáo án (kế hoạch giảng dạy) môn Hóa học lớp 10 THPT (mẫu GA mới) (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(242 trang)
w