Quan liêu, tham nhũng trở thành một tình huống chính trị – xã hội

Một phần của tài liệu PHẠM VI và PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu môn xử lý TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ (Trang 41 - 47)

Vậy hậu quả của quân liêu tham nhũng đối với xã hội thể hiện như thế nào?

- Trước hết, quan liêu, tham nhũng gây tổn hại cho xã hội về mặt kinh tế.

Những quyết định không phù hợp với thực tế thường là không thực hiện được, gây lãng phí tiền của, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, xã hội công trình.

Những thất thoát lớn về nguyên vật liệu, về tài sản cũng thường xảy ra do cách quản lý, điều hành quan liêu, không có đủ thông tin đã xử lý, không

kiểm tra, đôn đốc, không giám sát và phát hiện để xử lý kịp thời. Thiệt hại kinh tế đặc biệt nổi bật trong hoạt động kinh tế, kể cả kinh tế đối ngoại. Ngay trong lĩnh vực giáo dục, việc làm lộ đề thi hoặc nhầm lẫn trong chỉ đạo lịch trình thi buộc phải huỷ kết quả và tổ chức thi lại dù chỉ là một điểm thi ở một địa phương cũng làm thiệt hại vật chất hàng tỷ đồng chứ chưa nói tới các thiệt hại khác.

Những tổn hại về kinh tế do quan liêu – tham nhũng gây ra là điều không thể chối cãi.

- Ngoài tổn hại về kinh tế, quan liêu tham nhũng còn gây ra những hậu quả nặng nề về chính trị – xã hội, có ngay cơ đẩy xã hội vào tình trạng rối loạn, khủng hoảng, làm sụp đổ cả thể chế. Do đó, quan liêu tham nhũng nếu không được khắc phục triệt để thì chính nó trở thành vật cản lớn nhất đối với sự phát triển của xã hội, thành nhân tố bên trong thể chế, trực tiếp phá hoại thể chế. Quan liêu tham nhũng thường dẫn tới những tình huống chính trị phức tạp, đặt thể chế trước những thách thức mất còn.

Trong lịch sử của CNXH hiện thực, ngay từ những năm đầu xây dựng nước Nga Xô - viết sau thắng lợi của cách mạng Tháng Mười, Lênin đã từng chỉ rõ nạn hối lộ (tức là tham nhũng) cùng với quan liêu và bệnh “kiêu ngạo cộng sản”, đó là những kẻ thù nguy hiểm nhất của CNXH. Ông cũng từng cảnh báo rằng, nếu CNXH có bị tiêu diệt, sự nghiệp xây dựng CNXH có thể thất bại thì chính là do những kẻ thù đó gây ra. Chính vì thế, khi thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP), Lê-nin chủ trương, để đảm bảo cho NEP đi vào cuộc sống, làm cho CNXH sinh động, sáng tạo thực sự trở thành sự nghiệp của quần chúng nhân dân thì phải kiên quyết xử lý quan liêu, trừng trị hối hộ, làm trong sạch Đảng cầm quyền (chấp chính) và cải tổ triệt để Nhà nước.

Hồ Chí Minh cũng đặt vấn đề chống quan liêu, lãng phí, tham ô đi liền với thực hành tiết kiệm, coi đó là những việc làm thường xuyên để xây dựng chế độ mới. Người coi quan liêu, lãng phí, tham ô (tham nhũng) là những thứ giặc nội xâm. Đấu tranh để gạt bỏ nó không chỉ cần một nền pháp luật nghiêm chỉnh, một chính phủ (hành pháp) hành động vì nhân dân, một nhà nước và

chế độ dân chủ thực sự là của dân, dựa hẳn vào dân và sức mạnh của pháp quyền mà còn cần đến sức mạnh phổ biến của đạo đức cách mạng, trước hết là trong cán bộ, đảng viên, công chức.

Trong đổi mới, Đảng ta đã xác định một trong những nguy cơ phải vượt qua, đó là quan liêu tham nhũng. Không chống được quan liêu, tham nhũng thì không thể giữ được ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, không thể đảm bảo được định hướng XHCN và thắng lợi của đổi mới.

Trong bối cảnh tình hình phức tạp hiện nay, phải đặc biệt chú ý đánh giá cho đúng và đầy đủ những hậu quả nghiêm trọng về chính trị – xã hội do quan liêu tham nhũng gây ra, từ đó tạo ra một phong trào xã hội rộng lớn, dựa hẳn vào sức mạnh của toàn dân đấu tranh chống quan liêu – tham nhũng, không để xẩy ra những tình huống chính trị phức tạp nhằm bảo vệ chế độ.

Hậu quả đó là những gì? Có thể hình dung như sau:

+ Quan liêu – tham nhũng làm mất tín nhiệm xã hội của dân chúng đối với chế độ xã hội và thể chế chính trị, làm suy giảm uy tín và ảnh hưởng của Đảng cầm quyền, làm biến dạng quyền lực nhà nước, làm mất tác dụng hiệu lực của quản lý nhà nước. Nó thể hiện trực tiếp ở sự mất lòng tin của dân chúng, ở những bất bình, phản ứng của dân chúng trước nạn qna liêu tham nhũng hoành hành gây tổn hại tới lợi ích hàng ngày của họ. Sức chịu đựng của dân chúng là có giới hạn. Mỗi khi những bất bình, phản ứng của dân, đặc biệt là nông dân, chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong dân số nước ta (60/78 triệu dân) trở thành phổ biến thì xã hội sẽ mất ổn định, trước hết là mất ổn định về chính trị. Điểm nóng chính trị – xã hội đã từng xảy ra ở tình Thái Bình trên tất cả các huyện và các làng xã, thôn xóm những năm 1994 – 1997 vừa qua là một dấu hiệu rất đáng lo ngại về sự không bình yên của thể chế, đặc biệt là sự yếu kém, rệu rã của hệ thống chính trị cơ sở nông thôn. Đó là điều không thể xem thường. Sự kiện Thái Bình cũng như ở rất nhiều vùng nông thôn khác trong cả nước đang tiềm tàng những điểm nóng chính trị – xã hội có thể coi là những tiếng chuông cảnh báo đối với chế độ trước thực trạng quan liêu tham nhũng hiện nay với những nguy cơ và hậu quả khôn lường của nó. Những vụ

án lớn được coi là “những vụ án động trời” đã đưa ra xét xử cuối thế kỷ XX, điển hình là vụ EPCO – Minh Phụng, cũng như vụ Mai Văn Huy, Giám đốc công ty xuất nhập khẩu xăng dầu ở Đồng Tháp, đặc biệt là vụ án Năm Cam gần đây với những hành vi phạm tội kiểu xã hội đen với những đường dây chạy tội, cháy án hết sức nghiêm trọng đang được phanh phui… cũng là những ví dụ điển hình cho thấy quan liêu, tham nhũng đã gây tổn hại như thế nào đối với xã hội.

+ Quan liêu – tham nhũng làm mất di động lực nội tại của sự phát triển, đó là lòng dân, tính tích cực của người lao động, sự gắn bó với chế độ và bảo vệ chế độ của quần chúng nhân dân. Phải xem đây là sự tổn hại, sự mất mát lớn nhất, thậm chí còn lớn hơn cả những thiệt hại về kinh tế do quan liêu tham nhũng gây ra. Một thể chế để xảy ra tình trạng mất lòng dân, sự yếu kém của tổ chức và sự thoái hoá biến chất của những cán bộ đương chức, đương quyền làm cho dân oán ghét và chống lại thì đó sẽ là điều nguy hiểm nhất đối với sự tồn tại của thể chế. Mất lòng dân là mất đi sự ủng hộ, hậu thuẫn quan trọng nhất của dân đối với Đảng, nhà nước và hệ thống chính trị nói chung. Đó là sự suy yếu cơ sở xã hội của thế chế. Mất dân là mất tất cả. Có dân thì có tất cả. Lịch sử thăng trầm của các chế độ xã hội đã nói lên điều đó. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh xác định: Bao nhiêu lợi ích là của dân, bao nhiêu quyền lực cũng là của dân, thuộc về dân. Quyền hành và lực lượng đều ở trong dân. Dân là chủ, dân làm chủ, dân chủ là của quý nhất trên đời của dân. Có dân chủ thì sẽ có chiếc chìa khoá vạn năng để giải quyết mọi khó khăn, để thực hành tiến bộ và phát triển.

Quan liêu, tham nhũng đã làm cho giá trị và động lực quan trọng hàng đầu đó của CNXH bị thương tổn, suy giảm, thậm chí triệt tiêu.

Chế độ, thể chế sẽ vững bền nếu được dân tin tưởng, dân yêu mến, dân giúp đỡ, dân bảo vệ. Quan liêu, tham nhũng đã ngăn cản và phá hoại chính nền tảng đó của chế độ là lòng dân. Vì thế, nếu thực sự vì dân, nếu thực sự muốn bảo vệ dân thì phải kiên quyết xử lý quan liêu, tham nhũng, kẻ thù trực tiếp đã lấy đi sự an sinh an ninh của dân chúng, làm mất đi nhân tố quan

trọng bậc nhất bảo đảm và bảo hiểm cho chế độ, cho thể chế. Cũng do đó, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng sẽ là cuộc đấu tranh vì dân, vì bảo vệ dân, là cuộc đấu tranh hợp lòng dân nhất, chắc chắn sẽ được toàn dân đồng tình, ủng hộ.

+ Quan liêu, tham nhũng còn trực tiếp dẫn tới việc làm vô hiệu quả pháp luật, thao túng các tổ chức và cơ quan bảo vệ, thi hành luật pháp, giữ vững an ninh và quốc phòng, trật tự kỷ cương và an toàn xã hội. Đây là những nền tảng và cột trụ tối quan trọng đối với sức sống của thể chế. Chính điều này nói lên tính chất nguy hiểm của quan liêu, tham nhũng vì nó có sức phá huỷ thể chế từ bên trong. Quan liêu, tham nhũng làm giảm mạnh vai trò của hệ tư tưởng và ý thức xã hội XHCN, từ đó làm mất tác dụng của định hướng chính trị, chệch hướng XHCN sẽ xảy ra, “diễn biến hoà bình” sẽ chuyển thành “tự diễn biến hoà bình”. Đó chính là điều mà chủ nghĩa đế quốc, các thế lực chống phá cách mạng, chống CNXH mong muốn.

+ Quan liêu tham nhũng với sự trỗi dậy của chủ nghĩa cá nhân đã làm thoái hoá, hư hỏng không ít cán bộ, đảng viên, đã làm mất mát cán bộ, tổn hại không chỉ tới thanh danh uy tín của Đảng và nhà nước mà còn làm cho Đảng và Nhà nước suy yếu, không thực hiện được vai trò lãnh đạo và chức năng quản lý với xã hội. Những chủ thể này của hệ thống chính trị mà suy yếu thì hệ thống chính trị và nền dân chủ XHCN không thể xây dựng và hoạt động được, do đó một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của CNXH là thực hiện và đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao động đối với xã hội, với nhà nước khó có thể trở thành hiện thực.

Trên đây là những hậu quả chính trị – xã hội nghiêm trọng của quan liêu tham nhũng. Đó cũng chính là những dấu hiệu cho thấy quan liêu tham nhũng dẫn tới sự tích tụ, bùng nổ những điểm nóng, phát triển theo chiều hướng xấu, trở thành những tình huống chính trị – xã hội, đe dạo sự tồn tại của thể chế.

Từ đó, có thể khái quát lại, quan liêu – tham nhũng trở thành một tình huống chính trị, khi mà:

* Quan liêu tham nhũng không còn là một hiện tượng cá biệt ở một tổ chức, một cơ quan, một địa phương, một ngành và ở một số ít các quan chức có chức, có quyền mà đã lây lan thành một hiện tượng phổ biến ở mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương với không ít cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức từ thấp đến cao mắc phải. Nó cũng không còn ở trạng thái nhất thời, ở một thời điểm nào đó mà nó đã biểu hiện ra thường xuyên xong hoạt động của thể chế, nhất là trong 2 lĩnh vực cốt yếu của xã hội là kinh tế và chính trị.

* Quan liêu tham nhũng là một tình huống chính trị khi nó làm xuất hiện những lực lượng xã hội (quần chúng), bất bình, phản ứng bằng hành động công khai chứ không còn âm ỉ trong tâm trạng, trong tâm lý bất mãn nữa. Sự phản ứng bất bình đó dưới dạng biểu hiện khiếu kiện, tố cáo, biểu tình đông người, kéo dài trực tiếp hướng vào thể chế, vào tổ chức Đảng và chính quyền.

Những cuộc khiếu kiện, biểu tình đó lại thường vượt cấp, lên thẳng cấp cao nhất ở Trung ương, tỏ rõ thái độ không tin tưởng, bất tín nhiệm đối với các cơ quan lãnh đạo, với các cán bộ có chức trách, thẩm quyền ở địa phương và cơ sở.

Quan liêu tham nhũng dưới áp lực của dư luận xã hội, của báo chí đã bị phanh phui, đã dẫn tới các vụ án và xử án với số lượng đông, tội phạm lớn, mức thiệt hại lớn, đụng chạm tới nhiều tổ chức, cá nhân có quyền lực, thanh thế lớn ở các cấp, các ngành.

* Quan liêu tham nhũng đã vượt ra khỏi địa hạt kinh tế và hành chính, thâm nhập vào các cơ quan quyền lực, các cơ quan an ninh, các cơ quan tư tưởng, văn hoá, khoa học, giáo dục, thao túng cả báo chí và các nhà báo, các cơ quan pháp luật, cả toà án, viện kiểm soát và các cơ quan thi hành án. Hiện tượng phe cánh, ô dù, các thế lực bao che, dung túng cho quan liêu tham nhũng làm cho cái ác, cái xấu vẫn ngang nhiên tồn tại, còn những người lương thiện đấu tranh chống lại có khi bị đối xử oan ức, vùi dập, trả thù.

• Sự tích tụ, cộng hưởng của tất cả những dấu hiệu đó, dẫn tới sự tăng lên gay gắt những mâu thuẫn, những xung đột xã hội làm tăng lên những gay gắt những mâu thuẫn, những xung đột xã hội làm xã hội rơi vào trì trệ, kinh tế

suy thoái, những tầng lớp cơ bản của xã hội (công nhân, nông dân, trí thức) bị tổn hại về lợi ích, tổ chức bộ máy và nhân sự ở nhiều nơi bị xáo trộn, phân rã, mất đoàn kết, mất khả năng dẫn đạo (lãnh đạo) và khả năng kiểm soát tình hình.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XỬ LÝ QUAN LIÊU THAM NHŨNG NHƯ MỘT TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ

Một phần của tài liệu PHẠM VI và PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu môn xử lý TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w