Phương hướng và những quan điểm chỉ đạo

Một phần của tài liệu PHẠM VI và PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu môn xử lý TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ (Trang 47 - 51)

- Quan liêu – tham nhũng là một hiện tượng lịch sử – xã hội phức tạp diễn ra trong đời sống của thể chế, nổi bật ở thể chế nhà nước, nó xa lạ và đối lập với dân chủ vì thế nó là lực cản lớn nhất trên con đường xây dựng dân chủ và thực hiện quyền làm chủ đích thực của nhân dân lao động. Quan liêu tham nhũng làm xói mòn bản chất chế độ XHCN, làm suy giảm, thậm chí triệt tiêu các nhân tố nội động lực của sự phát triển xã hội. Do đó, đấu tranh chống quan liêu tham nhũng có ý nghĩa đấu tranh giai cấp và đấu tranh xã hội, thể hiện trực tiếp và chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế chính trị. Đây là cuộc đấu tranh hết sức lâu dài nhằm tạo ra sức mạnh kinh tế và chính trị của chế độ để có thể hạn chế, khắc phục, giảm thiểu tối đa những tác hại do quan liêu, tham nhũng, làm trong sạch và vững mạnh thể chế, nhằm bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng nhà nước mà xét đến cùng là bảo vệ quyền và lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân.

- Đấu tranh chống quan liêu tham nhũng nhằm tạo ra môi trường xã hội lành mạnh vì an sinh và an ninh của công dân, của những người lao động đã được cách mạng giải phóng và trở thành người chủ xã hội. Muốn vậy, phương hướng chủ đạo của đấu tranh chống quan liêu tham nhũng là ra sức đẩy mạnh và phát huy dân chủ, thực hành rộng rãi dân chủ, đặc biệt là dân chủ cơ sở.

Gắn liền nhiệm vụ cải tạo những tàn dư còn xót lại của chế độ cũ từ ý thức tư tưởng, tập quán, lối sống đến cơ sở kinh tế – xã hội, các quan hệ xã hội, tổ chức, thiết chế ở kiến trúc thượng tầng... với việc xây dựng, phát triển và hoàn

thiện vững cơ sở của chế độ mới: kinh tế – chính trị – tư tưởng – văn hoá và xã hội.

Xây dựng các cơ sở của chế độ mới vững mạnh bao nhiêu thì càng có điều kiện để thanh toán triệt để những tàn dư quá khứ, lỗi thời bấy nhiêu. Lấy xây dựng tiềm lực kinh tế, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất mới, nhất là chế độ sở hữu xã hội. Đó là cái giá đỡ vật chất của xã hội mới, của thể chế mới.

Nền kinh tế tiểu nông, lạc hậu, trì trệ và khép kín là hệ quả của tình trạng chậm phát triển tính chất xã hội hoá của sản xuất và phân công lao động xã hội. Tương ứng với nó là một thể chế phong kiến, chuyên chế, đẳng cấp và gia trưởng vốn đã tồn tại lâu dài, bền vững, lại được dung dưỡng bởi những quan hệ và kết cấu kinh tế lạc hậu.

Kinh tế hàng hoá - thị trường đã chứa đựng những khả năng khách quan và những sức mạnh của tất yếu kinh tế để tấn công vào sự lạc hậu, kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội và ý thức xã hội. Chính kinh tế hàng hoá thị trường và hiện nay là xu hướng phát triển của kinh tế tri thức đã sản sinh ra những động lực để phát triển ý thức, năng lực và nhr cầu dân chủ, thúc đẩy xã hội tới quá trình dân chủ hoá. Cần làm cho cái tất yếu kinh tế này ngày càng trở nên đầy đủ, thành thục, tạo ra sức mạnh vật chất chống quan liêu – tham nhũng.

- Đấu tranh chống quan liêu tham nhũng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dân trí của toàn xã hội, cả mặt bằng dân trí xã hội nói chung đến đỉnh cao dân trí, thể hiện ở trình độ học vấn, học thức, văn hóa của thể chế thông qua tổ chức, bộ máy và con người.

Văn hoá lãnh đạo quản lý (bao gồm văn hoá giáo dục – văn hoá khoa học – văn hoá đạo đức – văn hoá chính trị mà đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý hấp thụ được để trở thành những chuẩn mực, những giá trị và biến thành nhu cầu của họ trong việc thực thi sự uỷ quyền của nhân dân) có một tầm quan trọng đặc biệt để có thể hạn chế tối đa những tập trung quan liêu tham nhũng, để đấu tranh và tự đấu tranh chống quan liêu tham nhũng có kết quả thì phải có một chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảm bảo cho đội ngũ nhân lực của

thể chế có đủ phẩm chất, năng lực, bản lĩnh để chiến thắng quan liêu tham nhũng. Chiến lược con người như vậy là cả một chương trình, kế hoạch lâu dài giáo dục về nhân cách, giáo dục về văn hoá cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Ở đây, cần phải đặc biệt khai thác và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, về triết lý Chính tâm và thâm tâm, về phép dùng người, về kết hợp giáo dục, thuyết phục kiểm tra, xử lý kể cả trừng phạt khi cần thiết để giữ cho thể chế không bị suy thoái, không để cán bộ rơi vào hư hỏng, tội lỗi.

- Đấu tranh chống quan liêu tham nhũng đòi hỏi phải xây dựng một nền pháp luật, pháp chế hữu hiệu, nghiêm minh. Phải có một nhà nước pháp quyền mạnh, một Đảng cầm quyền sáng suốt, trong sạch, một hậu thuẫn xã hội là đông đảo quần chúng nhân dân chủ động, tích cực đấu tranh chống tham nhũng thì mới có thể đưa cuộc đấu tranh đó tới thắng lợi. Xử lý quan liêu tham nhũng là trách nhiệm của Đảng, của nhà nước và sự tham gia của toàn thể xã hội với việc áp dụng đồng bộ hệ thống các giải pháp, với phương châm kiên quyết, triệt để, nghiêm minh theo pháp luật.

Những quan điểm chỉ đạo.

Đây là những nguyên tắc cần được áp dụng trong cuộc đấu tranh chống quan liêu tham nhũng. Nó cụ thể hoá những phương hớng chung đã nêu ở trên.

Vậy những quan điểm có tính nguyên tắc đó là những gì ?

Thứ nhất, Đảng trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh chống quan liêu – tham nhũng. Trước hết, cần phải thông qua cuộc vận động chỉnh đốn Đảng, từ cấp uỷ Đảng tới toàn thể cán bộ, Đảng viên mà làm trong sạch Đảng. Xử lý nghiêm khắc kỷ luật Đảng viên theo điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước đối với những trường hợp vi phạm dân chủ, trù dập ức hiếp quần chúng, thói cửa quyền, hách dịch, thói độc đoán chuyên quyền, tham ô, tham nhũng, gây thất thoát và làm thiệt hại tài sản, công quỹ của nhà nước. Việc xử lý nghiêm khắc kỷ luật Đảng và thực hiện đúng nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, công khai các vụ việc và các biện pháp xử ly là thể hiện tinh thần

dân chủ, tôn trọng kỷ cương, phép nước, nêu gương cho toàn xã hội và lấy lại niềm tin của dân chúng đối với Đảng.

Chống quan liêu tham nhũng là trách nhiệm của toàn xã đảng và toàn dân, là nhiệm vụ vừa bức xúc vừa cơ bản lâu dài của Đảng, Nhà nước, của hệ thống chính trị, là cách tốt nhất để thực hành và phát huy dân chủ. Kết hợp mọi biện pháp giáo dục đạo đức, tuyên truyền phổ biến pháp luật, trong đó có pháp lệnh chống tham nhũng, kiểm tra, giám sát cán bộ, xử lý nghiêm minh theo luật. Thực hiện chống quan liêu tham nhũng trong tất cả các lĩnh vực, các ngành, các cấp, đặc biệt chú trọng chống quan liêu tham nhũng trong các cơ sở kinh tế, các doanh nghiệp, các công sở, các cơ quan thi hành pháp luật.

Chống quan liêu tham nhũng trong Đảng và các cơ quan Nhà nước, trong công tác tổ chức và cán bộ. Kiên quyết không để những cán bộ đảng viên liên quan tới quan liêu tham nhũng đang bị dư luận xã hội phê phán hoặc đang bị các cơ quan điều tra xét xử xem xét, xử lý... vào các cương vị lãnh đạo, quản lý hoặc vào những dự kiến cất nhắc đề bạt, đặc biệt ở cấp cao. Nghiêm chỉnh thực hiện những quy định về những điều không được phép đối với mọi cán bộ đảng viên.

Thứ hai, để chống quan liêu tham nhũng thì phải đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nhà nước pháp quyền, thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng và trong Nhà nước. Đẩy mạnh cải cách nhà nước và khoa học hoá nền hành chính quốc gia, tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của Hệ thống chính trị, đặc biệt chú trọng hệ thống chính trị cơ sở, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; nhất là cơ sở nông thôndân chủ của nông dân.

Dân chủ hóa đồng thời là pháp chế hoá xã hội. Giữ vững tập trung dân chủ đòi hỏi phải chống tập chung quan liêu và thói tự do vô chính phủ.

Bổ sung, hoàn thiện pháp lệnh chống tham nhũng và tiến tới xác lập Luật chống tham nhũng nhằm tăng cường cơ sở, sức mạnh pháp lý cho cuộc đấu tranh này để tạo ra khả năng tự bảo vệ của thể chế.

Thứ ba, sức mạnh chống quan liêu tham nhũng là sức mạnh của toàn dân.

Dựa hẳn vào dân, vào quần chúng ở cơ sở để xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước, củng cố và tăng cường Hệ thống chính trị, phát động trong toàn dân để hình thành dư luận xã hội tích cực chống quan liệu – tham nhũng. Phải có những đảm bảo xã hội, đảm bảo pháp lý để bảo vệ những người chống quan liêu tham nhũng, không để những người lương thiện, chính trực, có dũng khí chống quan liêu tham nhũng lại rơi vào tình trạng là đối tượng bị xâm hại, bị trù dập, trả thù. Nghiêm trị những kẻ có thái độ, hành vi cản trở cuộc đấu tranh chống quan liêu – tham nhũng, bao che, ô dù cho những kẻ tham nhũng đồng thời cũng nghiêm trị những kẻ lợi dụng cuộc đấu tranh chống quan liêu – tham nhũng để kích động, nói xấu chế độ và xuyên tạc sự thật, gây mất ổn định chính trị – xã hội, gieo rắc hoang mang làm nản lòng tin của quần chúng đối với chế độ.

Thứ tư, chống quan liêu tham nhũng phải thường xuyên, liên tục, tránh tính chất hình thức, thời vụ làm mất tín nhiệm xã hội đối với những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về vấn đề chống quan liêu, tham nhũng.

Phải phát hiện kịp thời những hiện tượng quan liêu tham nhũng để xử lý, ngăn chặn các biện pháp xử lý kiên quyết, đủ mạnh, phối hợp nhiều lực lượng, nhiều chiều từ trên xuống, từ dưới lên để hạn chế tối đa những tổn hại của quan liêu tham nhũng, không để nó phát triển thành tình huống chính trị, có nguy cơ phá huỷ chế độ.

Thứ năm, đấu tranh chống quan liêu tham nhũng phải có chương trình kế hoạch toàn diện và có trọng điểm, có biện pháp cụ thể, có bước đi phù hợp, kiên quyết nhưng thận trọng, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ cán bộ, giáo dục và rèn luyện cán bộ trong thực tiễn, làm cho cán bộ đảng viên và quần chúng trưởng thành trong thực tiễn và kinh nghiệm đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng.

Một phần của tài liệu PHẠM VI và PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu môn xử lý TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w