và quyết định tập thể ở cơ quan lãnh đạo. Ở các cương vị và chức vụ cấp cao, cấp cao nhất là Tổng bí thư Đảng phải do Ban chấp hành Trung ương quyết định trong một hội nghị chính thức hoặc ở Đại hội toàn quốc của Đảng. Các cương vị và chức vụ lãnh đạo Đảng ở địa phương (Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương) cũng phải diễn ra theo quy trình đó và được Trung ương phê chuẩn. Ở cấp quận, huyện và cơ sở cũng phải được cấp trên trực tiếp chuẩn y. Quy định đó là cần thiết theo đúng thông lệ và nguyên tắc tổ chức của Đảng.
Lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo tập thể và cá nhân phụ trách. Do đó, việc chuyển giao quyền lãnh đạo các cấp trong nội bộ Đảng, ngoài việc lựa chọn các cá nhân vào các cương vị, chức vụ để thực hiện sự chuyển giao, ở đây thường là cương vị người đứng đầu cơ quan lãnh đạo Đảng ở mỗi cấp, từ Trung ương tới địa phương và cơ sở, việc chuyển giao còn có nghĩa là hình thành một Ban chấp hành mới được toàn thể Đại hội ở từng cấp tương ứng bầu ra theo đúng quy định của điều lệ Đảng. Ban chấp hành đó đảm nhiệm công tác lãnh đạo trong khuôn khổ một nhiệmkỳ. Thông thường, Ban chấp hành mới được bầu ra như kết quả của sự chuyển giao quyền lãnh đạo bao giờ cũng được cấu tạo theo mô hình: một bộ phận được lưu lại từ Ban chấp hành cũ, một bộ phận khác lớn hơn, có thể 1/2 đến 2/3 là những người mới được bầu. Mô hình nhân sự cơ quan lãnh đạo đó, tự nó đã bao hàm yếu tố kế thừa, đảm bảo cho hoạt động của cấp uỷ các cấp được bình thường, liên tục, không bị gián đoạn, không bị đảo lộn quá mức gây nên mất ổn định.
Chuyển giao quyền lãnh đạo theo những hàm nghĩa nêu trên, quy tụ lại là lựa chọn cán bộlãnh đạo, củng cố, kiện toàn tổ chức để làm tăng sức mạnh cho Đảng và tổ chức Đảng nhằm thực hiện tốt nhất cương lĩnh, nghị quyết của Đảng trong thực tiễn.
Trong lịch sử Đảng ta hơn 70 năm qua, ở cơ quan lãnh đạo cao nhất đã từng diễn ra nhiều lần chuyển giao quyền lãnh đạo. Các cơ quan lãnh đạo ở địa phương và cơ sở cũng thông qua các Đại hội (thường kỳ hoặc bất thường) mà thực hiện những yêu cầu đặt ra về chuyển giao quyền lãnh đạo.
Riêng thời kỳ Đổi mới, Đảng ta đã trải qua các Đại hội thường kỳ: ĐH VI (1986), ĐH VII (1991) kèm theo Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ 1994, Đại hội VIII (1996) và ĐH IX (2001). Đây là những đại hội quyết định những vấn đề trọng đại về đường lối Đổi mới và phát triển xã hội trong thời kỳ đổi mới. Đây cũng là những đại hội thực hiện từng bước việc chuyển giao quyền lực có tính chất chuyển giao thế hệ.
Việc chuyển giao các thế hệ lãnh đạo trong Đảng, đặc biệt là ở cấp cao được biểu hiện ở chỗ tăng thêm nhiều nhà lãnh đạo ở độ tuổi 40-50 trong Ban chấp hành Trung ương. Đảng bố trí cán bộ cho các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận nên nhiều uỷ viên Trung ương ở độ tuổi nói trên đã trở thành người đứng đầu một cơ quan Đảng, một Bộ, một ngành, một tổ chức đoàn thể nào đó, thay thế cho những người lãnh đạo trước đó do tuổi cao hoặc không thích hợp về năng lực, phẩm chất để thực hiện nhiệm vụ mới. Việc thay thế người đứng đầu có thể là sự thay thế có tính chất thế hệ mà có thể vẫn trong một thế hệ nhất định.
Các Tổng bí thư của Đảng từ ĐH VI tới ĐH VII, từ Đại hội VII tới ĐH VIII thuộc về một thế hệ hoặc gần như cùng một thế hệ. Đến đại hội IX (2001), chức vụ Tổng bí thư đã thuộc về một thế hệ mới. Trong những Đại hội ở thời kỳ đổi mới, dần từng bước một đã bắt đầu hình thành đội ngũ các nhà lãnh đạo thuộc thế hệ mới - những uỷ viên Bộ chính trị, uỷ viên Trung ương, Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ, Bộ trưởng trên dưới 40-50 tuổi.
Ở cấp địa phương, đa số các nhà lãnh đạo ở độ tuổi 40. Ở cấp cơ sở còn trẻ hơn nữa. Đó là những sự khởi sắc của việc tăng cường sinh lực của Đảng, là kết quả của việc chuyển giao quyền lãnh đạo diễn ra trong trạng thái bình thường và ổn định.
Việc chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng ở cấp cao (cấp chiến lược) thường có ảnh hưởng to lớn, mạnh mẽ, gây được sự chú ý của toàn xã hội. Điều đó là thực tế, bởi đây là cơ quan lãnh đạo cao nhất, quyết định đường lối, cương lĩnh, chiến lược, có tác động quyết định tới chiều
hướng và triển vọng phát triển mọi mặt của đất nước, tới toàn bộ đời sống chính trị của Đảng và xã hội.
Chú trọng tới công tác tổ chức cán bộ, Đảng ta chủ trương coi trọng việc đào tạo, bố trí cán bộ lãnh đạo ở mọi cấp, mọi ngành. Địa phương tỉnh, thành chính là cấp chỉ đạo chiến lược. Cơ sở là nơi diễn ra trực tiếp các hoạt động kinh tế - xã hội, nơi tổ chức các hoạt động chăm lo cuộc sống của dân, nơi thực hiện mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng. Cơ sở là nơi mà Đảng và chính quyền ở ngay trong lòng dân. Cán bộ lãnh đạo ở địa phương và cơ sở nếu bố trí đúng những người ưu tú, có tài, có đức được dân chúng tín nhiệm, mến phục thì uy tín và ảnh hưởng xã hội của Đảng mới thực sự được khẳng định. Hơn nữa, cán bộ trưởng thành từ phong trào. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở địa phương và cơ sở, trong đó cấp quận - huyện có một vị trí đặc biệt, bởi đó là cấp trực tiếp của cơ sở, qua rèn luyện, thử thách và trưởng thành sẽ là nguồn nhân lực dự trữ cho năng lực lãnh đạo cấp cao. Không ít nhà lãnh đạo cấp cao đã trưởng thành từ hoạt động ở địa phương và cơ sở. Đó là lý do giải thích vì sao, phải đặc biệt chú trọng tới chất lượng cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở địa phương và cơ sở, cũng như việc chuyển giao quyền lãnh đạo ở địa phương và cơ sở là một mắt xích quan trọng không thể thiếu trong toàn bộ, trong chỉnh thể của sự kiện chuyển giao quyền lãnh đạo của Đảng cầm quyền.
Mặt khác, không nên quên rằng, Đảng là một có thể sống. Sức mạnh của Đảng hợp thành từ sức mạnh của từng cơ sở Đảng, từ chất lượng của đảng viên và chi bộ, ở đó, các nhà lãnh dạo, các cấp uỷ là những hạt nhân tiêu biểu, những nòng cốt chủ yếu.
Nếu không chăm lo công tác xây dựng Đảng ở từng địa phương, từng cơ sở, nếu việc bố trí cán bộ lãnh đạo và chuyển giao quyền lãnh đạo ở đó không thực hiện tốt và kịp thời, để xảy ra những hiện tượng tiêu cực, những sự lộn xộn, mất đoàn kết, chia rẽ bè phái, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế –xã hội và ổn định chính trị thì hậu quả đó sẽ làm suy yếu toàn Đảng, trước hết là sự giảm sút lòng tin của dân đối với Đảng. Hậu quả đó tác động tới cả cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng. Thực tế cho thấy những điểm nóng chính
trị - xã hội, những tình huống gây mất ổn định chính trị thường bắt đầu từ địa phương và cơ sở, đặc biệt là ở nông thôn, lan toả ra nhiều địa phương và cơ sở khác là nguy cơ dẫn tới mất ổn định chính trị trên quy mô xã hội.
Nếu việc chuyển giao quyền lãnh đạo ở cấp cao thể hiện rõ nét hơn cả tính chất chuyển giao thế hệ thì ở cấp địa phương và cơ sở, việc chuyển giao này thường là lựa chọn cho đúng cán bộ trong cùng một thế hệ là chủ yếu, nhất là ở cấp quận huyện và cơ sở phường xã.
Đây là những sự khác biệt cụ thể. Nó đòi hỏi ở cấp địa phương và cơ sở phải cụ thể hoá những nhiệm vụ, biện pháp và quy trình về xử lý tình huống chính trị khi chuyển giao quyền lãnh đạo cho phù hợp với thực tế.