Các thế hệ trong Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi có Đảng đến nay

Một phần của tài liệu PHẠM VI và PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu môn xử lý TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ (Trang 76 - 86)

chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính của giai cấp công nhân với chủ nghĩa quốc tế vô sản, biết phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đảng có những sáng tạo lớn về phương pháp cách mạng. Nhờ đó, Đảng ta đã lãnh đạo thành công sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ, hoàn thành sứ mệnh lịch sử giải phóng dân tộc; giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và đã đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ và mới, những thế lực đế quốc xâm lược nước ta với những cuộc chiến tranh kéo dài và ác liệt chưa từng thấy trong lịch sử. Đảng ta cũng đã giành được những thắng lợi quan trọng trong sự nghiệp cách mạng XHCN, đưa nước ta từng bước quá độ tới CNXH trong những hoàn cảnh lịch sử đặc thù hết sức khó khăn và phức tạp của nước ta. Đó là quá độ từ một xã hội nông nghiệp lạc hậu với những tàn tích nặng nề của chế độ thực dân nửa phong kiến, bỏ qua chế độ TBCN tới CNXH.

Trong việc khai phá con đường mới mẻ chưa hề có tiền lệ lịch sử này, Đảng tuy có vấp phải những khuyết điểm sai lầm nhất thời của bệnh giáo điều, chủ quan, duy ý chí (như Đảng đã tự phê phán nghiêm khắc tại Đại hội VI, 12-1986) song Đảng đã tự kịp thời phát hiện sai lầm và kiên quyết sửa chữa. Việc Đảng khởi xướng đường lối đổi mới và lãnh đạo công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN từ giữa thập kỷ 80 cho tới nay đã tỏ rõ lập trường kiên định và sự vững vàng về nguyên tắc, sự dày dạn kinh nghiệm về bản lĩnh chính trị của một Đảng Mác-xít chân chính. Trong bối cảnh phức tạp chưa từng thấy của tình hình trong nước và thế giới, khi nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, khi CNXH trên thế giới lâm vào khủng hoảng và thoái trào, chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Đảng ta vẫn giữ được sự đoàn kết nhất trí, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, với CNXH khoa học, vẫn giữ vững phương hướng chính trị để đưa dân tộc ta thoát ra khỏi những thử thách hiểm nghèo tiến hành đổi mới toàn diện, có nguyên tắc, có bước đi thích hợp và đã giành được những thành tựu rất quan trọng.

Mười lăm năm đổi mới vừa qua, Đảng ta đã trưởng thành và đạt được những sự phát triển to lớn về lý luận, về đổi mới nhận thức lý luận về CNXH và xây dựng CNXH, về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập với thế giới, thực hiện hợp tác sóng phương và đa phương với tất cả các nước. Đó là một vấn đề rất mới mẻ, một thách thức rất lớn đối với một Đảng Cộng sản cầm quyền như Đảng ta, vốn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng CNXH. Song với quan điểm thực tiễn, với tinh thần sáng tạo và bản lĩnh chính trị, Đảng ta đã ngày càng nâng cao được năng lực trí tuệ, đã từng bước vươn lên ngang tầm với nhiệm vụ mới của cách mạng để đủ sức dẫn dắt cả dân tộc bước vào thời kỳ phát triển mới như hiện nay.

Thực tiễn đó của lịch sử Đảng ta đã hình thành và đào luyện nên những thế hệ các chiến sĩ cách mạng ở trong Đảng và trong lòng dân tộc. Những thế hệ đó đã nối tiếp nhau thực hiện những nhiệm vụ cách mạng, tỏ rõ lòng trung thành với Đảng, với dân tộc. Sức mạnh của Đảng được tạo nên từ bản thân Đảng trong mối liên hệ, gắn bó với nhân dân, với dân tộc và thời đại. Đảng ta và dân tộc ta lại có di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin đang trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động cho cách mạng nước ta. Đó chính là điểm tựa tinh thần của cả dân tộc, là điểm quy tụ của tất cả các thế hệ trong Đảng, của toàn thể đội ngũ đảng viên tạo nên sức mạnh, sức chiến đấu của toàn Đảng.

Cho đến nay, trong Đảng ta với trên 2 triệu đảng viên, xét theo cơ cấu tuổi đời và tuổi Đảng ta thấy có mặt các thế hệ sau đây:

Thế hệ 1: Đó là những đảng viên kỳ cựu, lâu năm, những người đã từng giác ngộ cách mạng, theo lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin từ khi Đảng ta mới ra đời. Đây là thế hệ đầu tiên của Đảng, những bậc tiền bối đã có công đặt nền móng cho việc dựng Đảng, dựng nước, đã nhen nhóm lên phong trào cách mạng theo lập trường giai cấp công nhân, theo con đường CNXH khoa học ở nước ta. Đây là thế hệ những nhà cách

mạng mà tên tuổi, sự nghiệp, công lao của họ đã được ghi vào lịch sử quang vinh của Đảng, của dân tộc. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người sáng lập Đảng, người khai sinh cho chế độ dân chủ cộng hoà ở nước ta và các nhà lãnh đạo đầu tiên của Đảng thuộc về thế hệ này. Biết bao các chiến sĩ cộng sản gia nhập Đảng trong thời kỳ Đảng hoạt động trong vòng bí mật giữa sự vây bủa khủng bố tàn bạo của kẻ thù, đã từng vào tù ra tội, bị tra tấn dã man vẫn một lòng trung thành với Đảng, một niềm lạc quan cách mạng vào triển vọng và tương lai rực rỡ của dân tộc là thuộc về thế hệ này. Nhiều chiến sĩ cộng sản đã biến nhà tù thành trường học, truyền ba chủ nghĩa Mác - Lênin, gây dựng và phát triển phong trào, và nhiều người trong số họ đã hy sinh anh dũng trong lao tù, trên pháp trường, bên máy chém. Họ để lại gương sáng hy sinh vì cách mạng cho các thế hệ mai sau. Họ là lớp người đầu tiên viết nên những trang sử đầu tiên của truyền thống cách mạng, truyền thống đấu tranh của Đảng ta. Hiện nay, hầu hết những đảng viên thuộc thế hệ đầu tiên này đã hy sinh, đã qua đời.

Những đồng chí thuộc thế hệ đầu tiên này, hiện đang còn sống tuy không nhiều nhưng là vốn quý báu của Đảng, là những tư liệu sống của cách mạng để giáo dục truyền thống cho các thế hệ cách mạng kế tục. Đó là những đồng chí với 70 tuổi Đảng, tuổi đời vào khoảng 90 - 100 và trên 100 tuổi.

Những người cộng sản ở thế hệ đầu tiên, lập Đảng, lập nước này nổi bật ở lòng trung thành son sắt với Đảng, với dân tộc, ở trí tuệ khoa học và tình cảm cách mạng trong sáng, ở bản lĩnh chính trị nhạy bén, vững vàng, ở đạo đức mẫu mực của người cách mạng và kinh nghiệm đấu tranh, sự từng trải trong cuộc sống, ở công lao và những cống hiến lịch sử mà họ đã dâng hiến cả cuộc đời, cả sự nghiệp của Đảng, cho dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Thế hệ đó đã cống hiến xuất sắc vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, gắn liền độc lập dân tộc với CNXH. Những lãnh tụ của Đảng, những nhà lãnh đạo nhà nước, những tướng lĩnh chỉ huy quân sự, những trí thức lớn đặt nền móng cho khoa học và văn hoá nghệ thuật XHCN của nước ta là những người ưu tú được thử thách, rèn luyện, trưởng thành từ thế hệ đầu tiên này. Giác ngộ cách

mạng từ tuổi thiếu niên, khi trưởng thành họ đã từng đảm trách cương vị, chức vụ trong Đảng và Nhà nước trong suốt 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

Đó là thế hệ đã làm tròn sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình, đã đi vào lịch sử Đang như những nhân cách mẫu mực được toàn Đảng, toàn dân kính trọng, biết ơn và tôn vinh.

Thế hệ 2: Là thế hệ những cán bộ, đảng viên, chiến sĩ ưu tú của Đảng, Nhà nước, mặt trận và quân đội ta đã tham gia Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành chính quyền về tay nhân dân, đã trưởng thành trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc chống thực dân Pháp, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Bắc và đưa miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH.

Những người thuộc thế hệ đầu tiên làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám do Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, đã chứng kiến thời điểm bước ngoặt của dân tộc với bản Tuyên ngôn độc lập và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, thời điểm mà dân tộc ta chấm dứt tình cảnh nô lệ, trở thành tự do và làm chủ, giành được Độc lập dân tộc và có chủ quyền. Đó cũng là thế hệ đã từng tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ ngay khi chính quyền cách mạng non trẻ còn trong trứng nước, những người đã góp công sức, hiến dâng cả xương máu của mình vào cuộc kháng chiến kiến quốc, xây dựng chế độ dân chủ, bảo vệ thành quả cách mạng.

Trưởng thành từ thế hệ này đã có nhiều người được giao những trọng trách trong các cương vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, những cán bộ lãnh đạo chủ chốt đầu tiên ở các cấp, các ngành, trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá, khoa học, giáo dục và y tế…

Những người thuộc thế hệ này đã đóng vai trò chủ chốt trong sự nghiệp xây dựng chính quyền cách mạng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống Thực dân Pháp, trong công cuộc xây dựng miền Bắc tiến lên CNXH và trong sự nghiệp cách mạng Giải phóng dân tộc ở miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Phần lớn các đồng chí thuộc thế hệ này, hiện nay đã ở độ tuổi 80 và trên 80

tuổi, với 50 - 60 năm tuổi Đảng. Nhiều đồng chí đã hy sinh trong cuộc chiến đấu vẻ vang và trong lao động xây dựng đất nước ở một thời kỳ hết sức khó khăn gian khổ. Nhiều đồng chí cũng đã qua đời vì tuổi cao sức yếu.

Đây là thế hệ Cách mạng đàn anh của những người đang kế tục sự nghiệp hiện nay. Nét nổi bật của họ là lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng của dân tộc, tinh thần chiến đấu dũng cảm hy sinh, sự tôi luyện trong thực tiễn chiến đấu, tích luỹ những kinh nghiệm phong phú của cuộc sống và chiến tranh cách mạng. Thế hệ này đã từng là lớp cán bộ nòng cốt, trung kiên của Đảng, được tiếp nhận trực tiếp và thường xuyên sự giáo dục và rèn luyện của Bác Hồ về đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân.

Nét tương đồng của thế hệ thứ nhất và thứ hai này là ở chỗ, các đồng chí đó đã trực tiếp chứng kiến quá khứ nô lệ tủi nhục của dân tộc dươi ách thống trị của thực dân và phong kiến, do đó đã sớm giác ngộ cách mạng, đã gia nhập Đảng với một động cơ hoàn toàn trong sáng, bởi lúc đó, Đảng hoạt động bí mật, chưa giành được chính quyền, Đảng chưa cầm quyền, vào Đảng và làm Cách mạng là sẵn sàng chấp nhận hy sinh cả tính mạng, tuyệt nhiên không có một lợi ích riêng tư nào. Dấn thân vaò tranh đấu vì Độc lập tự do của Tổ quốc, những người Cộng sản thuộc những thế hệ đầu tiên này đã nêu gương về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về đức hy sinh, về nghị lực phi thường chịu đựng khó khăn gian khổ, sự tận tuỵ, khiêm tốn, giản dị, niềm tin và ý chí kiên định cách mạng.

Một bộ phận trong số họ đã được Đảng và Nhà nước cử đi đào tạo ở nước ngoài vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp và trong hoà bình, trở về nước đã đem tài năng cống hiến cho tổ quốc, trở thành những người lãnh đạo chủ chốt trong sự nghiệp xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá.

Những trí thức lớn của nước ta có công lao xây đắp nền móng khoa học và văn hoá cách mạng là thuộc về lớp người này. Còn lại, một bộ phận lớn là trưởng thành trong hoạt động thực tiễn, dày dạn kinh nghiệm, vốn sống và

bản lĩnh nhưng do hoàn cảnh lịch sử nên không có điều kiện tiếp thụ học vấn cơ bản và hệ thống như các thế hệ con em họ sau này.

Hiện nay, những người còn sống ở thế hệ thứ hai đều đã nghỉ hưu.

Những nhà lãnh đạo thuộc thế hệ này cũng không còn tham gia vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Nhưng các đồng chí đó vẫn cố gắng tham gia các công tác xã hội ở địa phương, nêu gương dạy dỗ, giáo dục con cháu theo lý tưởng và truyền thống cách mạng.

Thế thệ thứ 3: Đó là thế hệ tham gia Cách mạng và trưởng thành trong thực tiễn sản xuất, chiến đấu, công tác ở thời kỳ đất nước đồng thời làm hai nhiệm vụ chiến lược : Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng Giải phóng dân tộc ở miền Nam (1954 - 1975). Đây là một đội ngũ hùng hậu, đông đảo, đa dạng về cơ cấu ngành nghề và các lĩnh vực hoạt động. Họ có mặt trong nhiều tầng lớp của cơ cấu xã hội. Tuổi đời và tuổi Đảng của họ cũng chia ra những lớp tương đối khác nhau, chủ yếu ở mấy dạng sau: có một bộ phận gia nhập Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và cải cách ruộng đất hoặc thời kỳ đầu tiên khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc. Đó là những đồng chí hoặc đã tròn 50 năm hoặc gần 50 năm tuổi Đảng. Hiện nay các đồng chí đó cũng đã vào tuổi 70 hoặc gần 70 tuổi. Một phần lớn các đồng chí này đã nghỉ công tác, nghỉ các chức vụ lãnh đạo, quản lý, đã nghỉ hưu, sức khoẻ cũng đã giảm sút nhiều. Một số ít trong lớp đảng viên này là các nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp ở cấp cao hoặc các trí thức lớn, các chuyên gia đầu ngành (khoa học, giáo dục, y tế, văn hoá nghệ thuật…) vẫn còn làm việc.

Ngoài ra, thuộc thế hệ thứ ba này, có một bộ phận đáng kể, chiếm số lượng đông đã gia nhập Đảng ở thời kỳ Đại hội III (1960). Đại hội chính thức có đường lối cách mạng XHCN ở miền Bắc và Cách mạng GPDT ở miền Nam. Đó là những đồng chí có 40 năm tuổi Đảng và tuổi đời cũng trong khoảng 65 - 60 tuổi. Trong lớp cán bộ này của Đảng còn có những đồng chí trên dưới 30 tuổi Đảng và đang còn độ tuổi làm việc (từ 55 đến 60 tuổi).

Trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước ở các cấp, từ Trung ương tới địa phương hiện nay, thế hệ này đang có một vị trí quan trọng.

Đây là thế hệ mang khá nhiều đặc điểm đặc thù.

Thứ nhất, họ là một tập hợp đông đảo các cán bộ, công nhân, nông dân, trí thức, các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà hoạt động chính trị - xã hội vừa tham gia vào cuộc cách mạng dân tộc dân chủ lại vừa tham gia vào cuộc cách mạng XHCN. Họ được rèn luyện, thử thách, trưởng thành trong một thời kỳ lịch sử khá đặc biệt, vừa có hoà bình, vừa có chiến tranh ác liệt. Đa số họ, trong những tháng năm tuổi trẻ dồi dào sinh lực đã tham gia trên những cương vị, lĩnh vực khác nhau của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở cả hai miền. Thế hệ này trực tiếp gắn liền với truyền thống Cách mạng của Đảng, truyền thống yêu nước, anh hùng, bất khuất của dân tộc ở thời kỳ lịch sử hiện đại. Họ là sản phẩm của chính hoàn cảnh lịch sử ấy. Cũng như cha anh mình, họ đã giác ngộ và thể hiện rõ nét lòng trung thành với lý tưởng cách mạng, với Đảng, với dân tộc và CNXH.

Thứ hai, tuyệt đại đa số họ được đào tạo cơ bản về học vấn trong nhà trường XHCN ở miền Bắc, trong đó có không ít người đã rời ghế nhà trường, lên đường chiến đấu, phục vụ sự nghiệp Cách mạng giải phóng miền Nam.

Cũng có không ít người đã được Đảng và Nhà nước cử đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, đã trở thành những tài năng sáng tạo lớn, đóng góp vào sự phát triển tiềm lực trí tuệ, khoa học của Đảng, của đất nước sau này. Tuy nhiên, cũng do hoàn cảnh lịch sử, một bộ phận cán bộ đảng viên thuộc thế hệ này tham gia công tác lâu dài tại chiến trường miền Nam đã không có điều kiện học tập, tích luỹ học vấn, số này phải đến sau khi giải phóng miền Nam (1975) mới có điều kiện để bồi dưỡng, bổ túc kiến thức. Do đó, ở thế hệ thứ ba này cũng có sự khác biệt và phân hoá về trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ cũng như vốn sống và kinh nghiệm thực tiễn.

Thứ ba, Thế hệ này tham gia Cách mạng trong điều kiện Đảng ta đã trở thành Đảng cầm quyền, đặc biệt là lớp cán bộ trực tiếp hoạt động ở miền Bắc từ những năm 60. Dù phạm vi và mức độ có khác nhau nhưng đa số lớp cán

Một phần của tài liệu PHẠM VI và PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu môn xử lý TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ (Trang 76 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w