BÀI 3. CHÈN CÁC ĐỐI TƯỢNG VÀO VĂN BẢN
III. CHÈN CÁC ĐỐI TƯỢNG HÌNH VẼ TRONG MS WORD
Ngoài những hình ảnh minh họa hay các đối tượng khác được chèn vào trong tài liệu, MS Word còn cho phép bạn tạo ra những hình minh họa thông qua các công cụ vẽ trợ giúp.
Việc thao tác định dạng hay thay đổi các thuộc tính của các đối tượng hình này sẽ được chỉ dẫn ra phía dưới đây.
1. Làm quen với thanh công cụ Drawing
Để hiển thị thanh công cụ Drawing, chọn menu View/ Toolbars , rồi chọn vào Drawing.
Trong thanh công cụ Drawing có rất nhiều các thành phần Lựa chọn hình vẽ, các hình vẽ hay sử dụng, chèn Khung chữ nghệ thuật, chèn tranh ảnh, tô mầu cho chữ cho nền hình vẽ, tạo độ bóng cho hình vẽ,…
Giáo trình TIN VĂN PHÒNG 95
2. Vẽ các hình khối trong MS Word
2.1. Lựa chọn một kiểu hình vẽ
Trong Word trợ giúp cho chúng ta rất nhiều kiểu hình vẽ, như hình khối vuông, tròn, các hình mũi tên hay các ô ghi chú...
Để lựa chọn một kiểu hình vẽ nào đó, chọn nút AutoShapes để liệt kê các nhóm hình thể có trong Word. Các nhóm hình thể và công cụ được xác lập trong 6 loại, được đại diện bởi 6 sáu lệnh trên menu AutoShape.
− Lines: các loại đường cong, thẳng, gấp khúc,…
− Basic Shapes: các hình khối cơ bản
− Block Arrows: các kiểu mũi tên khối
− Flowchart: các hình để vẽ sơ đồ luồng
− Stars and Banners: các hình sao nhiều cánh
− Callouts: các hình chú thích
− … 2.2. Vẽ hình thể
Sau khi chọn được hình dạng của hình thể từ menu AutoShape hay một kiểu hình thể tiêu biểu nào trên thanh công cụ Drawing, di chuyển con trỏ chuột đến vị trí cần đặt hình vẽ trong tài liệu,
Bấm giữ phím trái chuột trong khi di chuột để tạo ra hình thể trên tài liệu,
Khi đạt được kích thước gần như yêu cầu của hình thể, thả phím trái chuột để kết thúc việc vẽ hình thể đó.
2.3. Xoay chiều của hình vẽ
Một hình thể được tạo ra có thể được xoay các chiều khác nhau, trong Drawing có thể xoay chiều theo trục thẳng đứng hay phương nằm ngang, hay xoay nghiêng một góc nào đó. Để có thể xoay hình thể ta chọn trên thanh công cụ Drawing nút Draw/ Rotate or Flip, sau đó chỉ định chiều xoay của hình thể. Nhưng trước hết phải chỉ định hay nói cách khác là chọn hình thể cần xoay.
Draw Thực đơn
Chọn đối tượng
Quay đối tượng
AutoShape Thực đơn
Đường thẳng
Hình chứ nhật
Mũi tên Hình tròn
Hộp văn bản
WordArt Tranh
ảnh
Fill Color (Menu)
Line Color (menu)
Font Color (Menu)
Đường viền (menu)
Kiểu đường viền
Mũi tên
Kiểu đổ bòng 3 – D (menu)
Giáo trình TIN VĂN PHÒNG 96 a. Xoay theo góc nghiêng nào đó
Chọn Free Rotate, khi đó ở các góc xung quanh hình thể xuất hiện các nút tròn thể hiện các điểm có thể xoay của hình khối.
Sau đó di chuyển chuột đến các nút xoay của hình thể đã chọn, bấm chuột trái vào nút đó rồi di chuyển chuột để xoay sang một chiều mới.
Kết thúc việc xoay, bấm chuột ra ngoài hình thể vừa xoay.
b. Xoay theo các trục
- Rotate Left: Dựng lên từ bên phải sang bên trái - Rotate Right: Dựng lên từ bên trái sang bên phải - Flip Horizontal: Xoay theo trục phương thẳng đứng - Flip Vertical: Xoay theo trục phương nằm ngang.
3. Định dạng hình vẽ
Việc định dạng các hình thể cũng giống như định dạng các đối tượng khác. Có thể đặt các thuộc tính như viền khung, tô màu nền, thay đổi kích cỡ hình thể, thay đổi font chữ cho nội dung text trong hình khối, đặt chế độ bóng cho hình thể...
3.1. Đặt thuộc tính viền khung, tô màu nền, kích cỡ hình thể
Trước hết phải chọn hình thể cần định dạng, đơn giản chỉ cần bấm trái chuột vào hình vẽ, khi xuất hiện các hộp hình vuông ở 8 điểm trên đường viền của hình vẽ là kết thúc việc đánh dấu, chọn hình thể.
Chọn menu Format/ AutoShape hay bấm phím phải chuột vào hình và chọn Format AutoShape từ menu nhanh xuất hiện.
Thực hiện các thao tác thiết lập định dạng cho hình thể trong cửa sổ Format AutoShape:
- Fill and Color: Đổ mầu nền, chỉ định kiểu và mầu cho đường viền - Size: Điều chỉnh kích cỡ của hình thể
- Position: Vị trí đặt hình thể
- Layout: Cách hiển thị của hình thể như hiển thị bên trên hay ở dưới văn bản...
Chọn OK khi kết thúc
Chú ý: Có thể chỉ địng các thao tác định dạng từ biểu tượng nhóm định dạng tương ứng trên thanh công cụ của Draw.
Để thay đổi kích thước hình thể có thể làm như sau: chọn hình thể, bấm giữ vào một trong các nút hình vuông ở góc hình thể và di chuyển sang trái/ phải hay trên/ dưới để tăng kích thước cho hình thể.
3.2. Đổ bóng cho hình thể
Để hình thể mang lại những hiệu quả nhất định, người ta dùng hiệu ứng về sự tương phản sáng tối, hay thể hiện các góc nhìn,...
Hình vẽ 1
Giáo trình TIN VĂN PHÒNG 97 Đó chính là tác dụng mang lại của Đổ bóng hình thể. Cách thực hiện như sau:
Lựa chọn hình thể cần tạo hiệu ứng đổ bóng
Lựa chọn kiểu đổ bóng trên menu Shadow, 3-D trên thanh công cụ Draw.
Nếu muốn thiết lập màu sắc cho phần đổ bóng hay hiệu ứng 3-D chọn Shadow setting hay 3-D setting.
3.3. Nhóm và chỉ định thứ tự xuất hiện các hình thể a. Nhóm hay bỏ nhóm các hình thể
Việc nhóm các hình thể là cách gộp chúng thành một đối tượng hay một khối hình thể lớn.
Để nhóm các hình thể ta làm theo cách sau:
Chỉ định (đánh dấu, chọn) các hình thể cần nhóm lại
Bấm phím phải chuột lên một trong những hình thể đã đánh dấu, Chọn Grouping/Group trên menu nhanh vừa xuất hiện
Để gỡ bỏ nhóm các hình thể, chọn Grouping/Ungroup, còn nếu muốn nhóm lại những hình thể mà đã nhóm trước đó, thì chọn Group/ ReGroup.
b. Chỉ định thứ tự xuất hiện các hình thể
Trong tập các hình thể vừa vẽ, các bạn có thể chỉ định thứ tự xuất hiện của chúng. Để chỉ định thứ tự xuất hiện, trước hết phải chọn hình thể cần chỉ định, tiếp đến bấm phải chuột và chọn Order ở menu nhanh vừa xuất hiện:
- Bring to Front: Chỉ định hình thể xuất hiện trước các đối tượng khác - Bring to Back: Chỉ định hình thể xuất hiện ở sau các đối tượng khác
- Bring to Forward: Chỉ định hình thể từ phía sau lên trước các đối tượng khác - Bring to Backward: Chỉ định hình thể từ phía trước ra sau các đối tượng khác - Bring in Front of Text: Chỉ định hình thể lên phía trước văn bản
- Bring Behind Text: Chỉ định hình thể ra phía sau văn bản
Nhận xét: ý nghĩa của chỉ định Bring to Front và Bring to Forward, Bring to Back và Bring to Backward là như nhau. Có thể dùng thay thế lẫn cho nhau, nhưng trước hết các bạn phải xác định xem đối tượng hình thể nào ở trước hay sau đối tượng nào.
3.4. Thay đổi hình thể này thành hình thể khác
Đôi khi bạn có thể muốn thay đổi hình dạng của một đối tượng nào đó, việc thay đổi này được thực hiện như sau:
Chọn hình thể cần thay đổi, bấm trái chuột vào nút Draw của thanh công cụ Drawing,
Chọn Change AutoShape từ menu, sau đó chỉ định hình thể cần chuyển trong nhóm các hình có sẵn đó, khi đó đối tượng được chuyển sang hình thể vừa chỉ định thay đổi.
4. Di chuyển, sao chép, xoá các hình thể
Hình vẽ 2
Giáo trình TIN VĂN PHÒNG 98 Khi làm việc với các đối tượng, bao giờ các bạn cũng phải chỉ định hay nói khác là chọn đối tượng chịu tác động của thao tác dữ liệu. Một trong những thao tác đối với các đối tượng đó là di chuyển, hay sao chép các đối tượng đó.
4.1. Sao chép hình thể
Thao tác sao chép các đối tượng hình thể này tương tự như cách sao chép đối với các khối văn bản.
Ngoài ra, để sao chép các bạn cũng có thể làm theo cách sau đây:
Chọn hình thể hoặc nhóm hình thể cần sao chép,
Bấm giữ phím CTRL + trái chuột, di chuyển hình thể đến vị trí cần sao chép, Thả phím CTRL + trái chuột, kết quả hình thể/ nhóm hình thể đó được sao chép
sang vị trí mới.
4.2. Di chuyển các hình thể
Chọn hình thể/ nhóm hình thể cần di chuyển,
Bấm giữ phím trái chuột và di chuyển đến vị trí mới cần xuất hiện các hình thể, Kết thúc nhả phím trái chuột, khi đó các hình thể được di chuyển đến vị trí mới.
Nếu muốn di chuyển với khoảng cách ngắn, có thể dùng các phím mũi tên để di chuyển, trong khi di chuyển phải bấm giữ phím CTRL.
4.3. Xóa các hình thể
Nếu muốn loại bỏ một đối tượng hay hình thể nào đó, chỉ cần đánh dấu hình thể/ nhóm hình thể cần xoá và bấm phím DELETE hoặc chọn Delete từ menu nhanh xuất hiện khi bấm phím phải chuột vào các hình thể đó.
Giáo trình TIN VĂN PHÒNG 99