CHƯƠNG 1. NHŨNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ CỦA LUẬN ÁN
1.1. Những khái niệm cơ sở
1.1.1. Khái niệm qui phạm văn học và đặc trưng qui phạm hóa trong văn chương
Trên cơ sở khái niệm qui phạm của văn học trung đại để xác định thế nào là bất qui phạm, dựa vào đó, chúng tôi sẽ khảo sát những yếu tố bất qui phạm trong thơ Tú Xương.
Việc nghiên cứu những yếu tố bất qui phạm trong thơ Tú Xương sẽ là hướng tiếp cận tốt nhất từ góc độ thi pháp để không chỉ đánh giá chính xác và khoa học về thơ Tú Xướng mà còn có thể qua đó chỉ ra được vị trí và tác động của thơ Tú Xương trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.
1.1.1.1. Theo nghĩa thông thƣòng: quy phạm (qui: cái khuôn tròn, là khuôn phép;
phạm: khuôn khổ, khuôn mẫu) là khuôn thước để theo; là những phép tắc, nguyên tắc, nguyên lí, là những quy định chặt chẽ phải tuân theo.
Qui phạm là những quy định ở một nơi nào đó để bảo đảm hoạt động có tổ chức, nề nếp và đạt hiệu quả cao. Nó là sự biểu hiện văn minh, văn hóa ở mỗi con người, trong cộng đồng, xã hội, mang ý nghĩa đạo đức, chính trị cao.
Xã hội Việt Nam thời trung đại là xã hội phong kiến Nho giáo. Xã hội phong kiến Nho giáo xây dựng tổ chức cuộc sóng dựa trên nguyên tắc của chữ "Lễ". Lễ là bao gồm các qui ước, điều ước, nhằm đảm bảo các quan hệ của con người với nhau trong cuộc sống xã hội. "Lễ - mức độ, nghi thức, tiết tấu trong giao tiếp, hành vi, cử chỉ... - là để ƣớc thúc cho hành động đúng chỗ, đúng lúc, không buông thả theo ý riêng mà không để cho sự uyên bác làm rối trí." [99, tr. 23] Mọi hoạt động trong xã
hội, mọi chuẩn mực đạo đức đều đƣợc qui phạm hóa trong khuôn khổ của chữ "Lễ" đƣợc biểu hiện ra thành Tam cương (quân thần, phụ tử, phu phụ), Ngũ luân (quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu), Ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) trong quan hệ con người;
thành những nghi lễ, nghi thức trong cuộc sống. [xem 60] Theo Luận ngữ: "Kẻ quân tử học rộng rãi ở văn, ƣớc thúc bằng lễ thì có thể sóng không trái đạo nghĩa" [dẫn theo 99, tr. 22-23]
1.1.1.2. Đời sống được qui phạm hóa với lắm nghi lễ thì văn chương cũng sẽ dầy đặc những điển lệ mang tính qui phạm (điển phạm). Theo Lê Trí Viễn trong "Đặc trƣng văn học trung đại Việt Nam" [210, tr. 227 - 270] và trong giáo trình "Văn học Việt Nam trung đại" [211, tr. 33 - 38] qui phạm (điển phạm) là một đặc trung của văn học trung đại Việt Nam. Qua cơ sở văn hóa và xã hội nhƣ vừa nêu ở trên thì tính qui phạm quả là "một đặc điểm nổi bật và bao trùm của văn học Việt Nam thời trung đại." [59, tr. 65.]
Người trung đại cảm nhận thời gian trong cảm nhận thời gian tuần hoàn quay về quá khứ. Khác với cách cảm nhận thời gian tuyến tính, hướng về tương lai của người hiện đại.
Nên người trung đại coi trọng quá khứ. Xã hội hoàng kim lí tưởng là xã hội thời Nghiêu, Thuấn. Văn chương của người xưa, văn chương của các bậc thánh hiền được đề cao, được xem như là những chuẩn mực, là "khuôn vàng thước ngọc". Với người trung đại, sáng tác văn chương không ngoài mục đích làm sáng đạo thánh hiền. Theo Lê Quí Đôn trong "Vân đài loại ngữ": "Văn chương là góc to của việc lập thân, là việc lớn của sự sửa trị việc đời."[80, tr. 94]. Người quân tử học sách thánh hiền làm thơ tỏ lòng, nói chí không ngoài mục đích noi theo gương sáng người xưa:
"Ta ắt lòng mừng Văn Chính nữa,
Vui xƣa chẳng quản đeo ấu."
(Nguyễn Trãi - Ngôn chí số 18)
Văn chương trung đại, nhìn chung là văn chương chở đạo: văn dĩ tải đạo.
"Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà."
(Nguyễn Đình Chiểu)
Người trung đại làm thơ là để "ngôn chí", "thuật hoài" để "tải đạo", do vậy mà văn chương trung đại mang đậm tính cao nhã. Mặt khác, thơ ngôn chí và tư tưởng sùng cổ còn làm nên tính chất phi ngã hóa (phi cá thể) của văn chương. Mọi lời của người xưa đều là chuẩn mực, tỏ lòng cũng phải noi theo lí tưởng thánh hiền. Nghiêm Vũ đời Tống nói: "Kẻ học thơ phải lấy kiến thức làm chủ, vào cửa phải chính, lập chí phải cao, lấy Hán, Nguy, Tấn, thịnh Đường là thầy." [dẫn theo 162, tr. 13]. Còn theo quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu:
"Học theo ngòi bút chí công, Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân Thu."
Điều này, vô hình trung đã làm mất đi sự tồn tại của cái ngã, của tính cá nhân. Nói như thế, không có nghĩa là tính cá nhân cái ngã hoàn toàn vắng bóng trong văn chương trung đại. Mỗi kiểu ngôn chí trong từng nhà thơ cũng đã là một kiểu cảm nhận lí tưởng thánh hiền mang dấu ấn của từng cá nhân. Nói văn chương trung đại phi ngã hóa (phi cá thể), là nói trên cơ sở quan niệm chung về văn chương của người trung đại: sự độc đáo cá nhân không được đề cao, đời sống nội tâm con người không được chú ý khám phá. Trong khi đó, sự vận dụng các thi liệu, văn liệu, một kiểu tập cổ, đôi lúc trở nên nệ cổ, khuôn sáo lại đƣợc xem là tài giỏi.
Để chuyển tải những yếu tố cao nhã, phi ngã hóa, văn chương trung đại có cả
một hệ thống đề tài với các thi liệu quy phạm hóa thành mội số khuôn phép, thơ xoay quanh các thi đề: "Cảm, hứng, vịnh, ngâm, thuật, hoài, tặng, đề, tán, tống, tiễn, biệt..." mang đậm chất thù phụng.
Về cơ bản, nội dung của văn chương trung đại được qui phạm hóa trong mấy tính chất cao nhã, phi ngã hóa với hệ thống đề tài nhƣ vừa nêu. Còn về hình thức, tính cao nhã trong văn chương đòi hỏi một sự cách điệu cao với sự uyên bác và hàm súc, đăng đối, trong cách thể hiện. Cách điệu hóa là sự ƣớc lệ, tƣợng trũng. Bút pháp này hoàn toàn đối lập với bút - pháp tả thực qua văn chương hiện đại. Văn chương trung đại cách điệu hóa - ước lệ, tượng trung nên tạo thành công thức trừu tượng trong cách tả cảnh, tả tình và tả người. Con người trong thơ thường là: ngư, tiều, canh, mục... Trong cách miêu tả: anh hùng tráng sĩ thì phải có
"Râu hùm, hàm én, mày ngài" và gắn liền với hình ảnh "mài gươm, múa giáo"; tao nhân mặc khách phải "phong tư tài mạo tót vời...", gái thuyền quyên thì phải vóc hạc, Xương mai với
"Làn thu thủy, nét xuân sơn...". Nhất nhất đều hết mực lí tưởng. Cảnh vật luôn được thể hiện với những môtíp: cây là tùng, trúc, cúc, mai, là thông; cảnh luôn với tú" thời xuân, hạ, thu, đông... và cảnh vật được dùng để thác ngụ tâm tình. Tình người được giãi bày qua cảnh vật:
cảnh ngụ tình. Con người và thiên nhiên là "nhất thể" nên thiên nhiên trở thành chiếc bình chứa đựng tình cảm của con nguôi. Hình ảnh hết súc ƣớc lệ kín đáo kí thác nỗi niềm nên câu chữ cũng phải thật hàm súc để "ý tại ngôn ngoại". Những kiểu bộc lộ tâm sự đầy táo bạo của Hồ Xuân Hương hay như của Tú Xương về sau này là hoàn toàn xa lạ với kiểu văn chương cao nhã, cách điệu hóa.
Tóm lại, do những quan niệm về thiên nhiên, vũ trụ: "thiên nhân nhất thể"; về thời gian: thời gian tuần hoàn... mà văn chương trung đại mang đậm tính chất
sùng cổ, phi ngã, tính chất giáo hóa. Những tính chất này đã qui phạm hóa văn chương nghệ thuật trong mặt nội dung cũng như hỉnh thức thể hiện. Về nội dung, văn chưởng nghệ thuật qui phạm trong hệ thống đề tải, qua tính cao nhã và qua sự bộc lộ cái bản ngã và phi ngã. Về hình thức nghệ thuật, tính qui phạm tạo nên sự đăng đối của câu văn câu thơ, tính ƣớc lệ, hàm súc của ngôn từ, tạo nên lối tập cổ và điển cố.
Trong dòng chảy của văn học cùng với sự phát triển của ý thức cá nhân trong cuộc sống, những yếu tó vƣợt ra "khỏi khuôn khổ qui phạm ít nhiều đã xuất hiện trong các tác phẩm của Nguyễn Dữ, Phạm Thái, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều... và càng lúc càng đậm nét trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Té Xương. Trong đó, sự đoạn tuyệt với những qui phạm của văn chương nhà Nho trong thơ Tú Xương được thể hiện khá đậm nét qua việc những cảm nhận về con người và thế giới trong cảm thức nhà nho phong kiến đƣợc thay thế bằng cảm thức nhà nho - thị dân.