CHƯƠNG 3. VỀ THỂ LOẠI, NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT VÀ PHƯƠNG THỨC TRỮ TÌNH QUA KIỂU TRÀO PHÚNG TỰ TRÀO
3.1.3. Thơ Nôm luật Đường
Tú Xương có 107 bài thơ luật Đường (107/134 chiếm tỉ lệ 79,85%). Thơ Nôm luật Đường của Tú Xương có đủ cả ngũ ngôn (4 bài) và thất ngôn (103 bài) và khá đa dạng về kiểu hình bài thơ: tuyệt cú (31 bài), bát cú (74 bài) và trường thiên
(2 bài). Trong những bài thơ ấy, Tú Xương vẫn cảm sự, cảm vật, vẫn tức cảnh mà sinh tình bằng những hình thúc khá quen thuộc của thơ Nôm luật Đường truyền thống: "Ngẫu vịnh",
"Ngẫu hứng". Thơ ông Tú vẫn có "thương" (Thương vợ), "nhớ" (Nhớ bạn), "tặng" (Tặng người quen, Tết tặng cô đầu), "gửi" (Gửi ông Thủ khoa Phan, Gửi cố nhân, Gửi cho cô đào, Gùi bạn thi đỗ), "khóc" (Khóc vợ bạn, Khóc em gái), "mừng" (Mừng chú làm nhà, Mừng ông Lang), "viếng" (Mồng hai Tết viếng cô Kí), "đùa" (Đùa ông Phủ, Đùa ông Hàn), "than" (Than thân chưa đạt, Gần Tết than việc nhà, Than cùng, Than nước lụt, Than đạo học, Than sự thi, Than đời). Tú Xương cũng vịnh cảnh: cảnh "sông lấp", cảnh
"Năm mới chúc nhau" và cảnh trường thi "Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu", "Giễu người thi đỗ". Bộc lộ cảm hứng qua hình thức và thi đề mang tính qui phạm của thơ nhà Nho nhưng Tú Xương không nhằm vào mục đích ngôn chí, thuật hoài như các nhà Nho cùng thời. "Ngẫu vịnh", "Ngẫu hứng" với Tú Xương không có cái ung dung tự tại của nhà Nho trước cuộc thế đảo điên mà chỉ có cái ngông nghênh tự mãn của một gã thị dân "Cao lâu thường ăn quít, Thổ đĩ lại chơi lường" (Ngẫu vịnh) và trong cách ung dung nhàn dật kiểu thị dân:
"Hôm nay rỗi rãi buồn tình nhỉ,
Thử xuống Hàng Thao dập ngón chầu."
(Ngẫu hứng)
Nỗi niềm của Tú Xương khi "Than đời" (Có đất nào như đất ấy không) và "Than đạo học" (Đạo học ngày nay đã hỏng rồi) là nỗi băn khoăn của một kẻ sĩ trước những biến đổi của thời cuộc. Phát hiện ra sự suy đồi, băng hoại của tình cha con nghĩa vợ chồng (Nhà kia lỗi phép con khinh bố, Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng) và sự sụp đổ thảm hại của đạo học thánh hiền (Mười người đi học chín người
thôi), nhưng Tú Xương không trăn trở trong nỗi hoài niệm về những chuẩn mực đạo lí và về một xã hội phong kiến lí tưởng của thời quá khứ. Khi "Gửi", "Tặng", "Nhớ", "Thương"... Tú Xương cũng có kí thác nỗi niềm cùng khách văn nhân "xa cách núi sông" (Nhớ bạn) và với đấng anh hùng đang "Giương tay chống vững cột càn khôn" (Gủi ông Thủ khoa Phan)...
nhƣ cách các nhà Nho vẫn kí thác. Nhƣng chủ yếu ông Tú vẫn chỉ kí thác nỗi niềm với vợ, với người tình cũ và với các cô đầu !
+ "Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ, Đem chuyện trăm năm trở lại bàn."
(Quan tại gia) + "Nếu có khôn ngoan đà vợ nhờ,
Dại mà nhờ vợ vợ làm ngơ...
... Nhắn nhe chốn ấy tìm nơi khác,
Tớ chẳng ra chi chờ đợi chờ." (Gửi cho cô đào) + "Bến Vị non Nùng xa cách mấy,
Bắc thang lên hỏi sổ Thiên tào."
(Gửi cho cổ nhân)
Cảm hứng thị dân của cái tôi nhà thơ trong thơ luật Đường của Tú Xương không chỉ phá vỡ hệ thống thơ ngôn chí với các kiểu đề tài trung hiếu, ái ƣu và thơ vịnh sử của thơ Nôm luật Đường nhà Nho. Sự xuất hiện của chùm thơ về cảnh phố và cảnh trường thi trong thơ luật Đường của Tú Xương còn phá vỡ luôn cả hệ thống đề tài thiên nhiên vốn là "nguồn để tài lớn và là chủ đề xuyên suốt thơ Nôm Đường luật" [184, tr. 58].
"Nhan đề, lời đề từ của một bài thơ thưởng ngừng kết trong nó cảm hứng, chủ đề của toàn bài." [66, tr. 47]. Cũng có kiểu đặt nhan đề quen thuộc của thơ Nôm luật
Đường truyền thống, nhưng cảm hứng trữ tình và cả đối tượng trữ tình trong thơ Tú Xương hoàn toàn khác lạ so với cảm hứng và đói tƣợng cũng nhƣ kiểu thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình trong thơ Nôm luật Đường truyền thống. Như đã trình bày ở chương 2, chính bổi cảm hứng thị dân của cái tôi trữ tình của nhà thơ đã tạo nên điều khu biệt hóa này trong thơ Tú Xương.
Trong quá trình tiếp biến, cha ông ta luôn có ý thức Việt hóa một cách sáng tạo thể thơ luật Đường. Tuy vậy, tính chất cách điệu, hàm súc và cảm hứng cao nhã vốn có của Đường thi vẫn còn lưu dấu khá đậm nét trong thơ Nôm luật Đường thể hiện qua phong cách trang nhã, uyển súc trong thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ... và đặc biệt nổi bật trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan. Cảm hứng nhục cảm và sự thể hiện những khát vọng "tự tình" đầy trần tục của cái tôi nhà thơ trong Hồ Xuân Hương có làm giản dị hóa và bình dân hóa thơ Nôm luật Đường. Tuy nhiên, xét về cơ bản, cảm hứng "sự sống vĩnh cửu, sinh hóa bất tận của thiên nhiên, vũ trụ."[Ì62, tr. 14] của cái tôi nhà thơ, vẫn là cảm hứng chủ đạo tạo nên sự tồn tại của "không gian" u tĩnh mang đậm chất cổ điển trong thơ Nôm luật Đường của Hồ Xuân Hương. Bài thơ "Tự tình" - một "bài thơ khá điển hình cho kiểu thơ cổ điển" [162, tr. 16] có thể xem là một ví dụ tiêu biểu. Phong vị cổ điển và thi pháp cổ điển của thơ Nôm luật Đường có bị phá vỡ bỏi cảm hứng đồng quê và bức tranh cảnh thôn dã trong thơ Nôm luật Dường của Nguyễn Khuyến. Nhưng nhìn chung, phong vị và thi pháp cổ điển ấy vẫn tồn tại trong thơ của nhà thơ làng Yên Đổ qua cách nhà thở tỏ chí (Cá chép vƣợt đăng, Than nợ, Than nghèo...), cảm hoài (Tự trào, Tự thuật...) và qua cách nhà thơ tự tình trong những "đêm hè vắng" với tiếng cuốc kêu, trong những, lúc nhàn dật vung bút đề thơ về "mùa thu".
Bằng cảm hứng thị dân và với bức tranh sinh hoạt thị dân cùng kiểu hình con người thị dân, Tú Xương đã tiến thêm một bước dài trong việc Việt hóa và bình dân hóa thơ Nôm luật Đường. Phong vị dung dị đời thường trong thơ Nôm luật Đường của Tú Xương là sự biểu hiện của thế giói chủ quan, của ý thức con người, của cái tôi thị dân trong thơ, tạo nên một phong cách thơ mới mẻ làm tiền đề cho sự xuất hiện của một kiểu hình trữ tình mới lạ đậm nét thị dân, làm nên một kiểu thơ trữ tình thay thế kiểu thơ tự tình truyền thống trong thơ Nôm luật Đường nhà Nho.
Đối ngẫu là một đặc trừng cơ bản của ngôn ngữ thơ ca. Đôi ngẫu xuất hiện trong thơ ca trung đại theo qui luật phản ánh thực tại của thế giđi khách quan. Theo Lê Trí Viễn: "Vũ trụ có đêm ngày, mặt trăng mặt trời. loài vật hoa trái đều có trống mái, đực cái, văn chương có đói có đáp, có hô có ứng, có bằng có trắc, có niêm có luật, đó là đói ngẫu tạo ra âm điệu hài hòa." [dẫn theo 153, tr. 145]. Do vậy, đối ngẫu là một nguyên tắc nghệ thuật đồng thời cũng là một quan niệm thẩm mĩ của người trung đại do cảm quan về vũ trụ tuần hoàn và về sự đối xứng theo nguyên tắc hồ ứng, tương thông của vạn vật trong vũ trụ. Hình thức đôi ngầu đã làm nên tính chất nhịp nhàng, đăng đối, làm nên sự trang nhã, cổ kinh của thơ luật Đường.
Đối ngẫu trong thơ Nôm luật Đường của Tú Xương gồm đủ cả song đối (đối giữa hai dòng thơ trong một liên), tự đói hay còn gọi là tiểu đói (đói trong một dòng thơ); và khá đa dạng với cả đói chọi lẫn đói cân. Nhưng phép đối ngẫu không được Tú Xương sử dụng với dụng công tạo sự đăng đói, nhịp nhàng, và tạo nên giọng điệu trang nhã, cổ kính theo qui phạm đói ngẫu của thơ luật Đường truyền thống. Đối ngẫu trong thơ Tú Xương không đăng đối một cách cách điệu hướng đến sự trang nhã hóa và ước lệ hoa theo kiểu "Da mồi tóc bạc ta già nhỉ, Áo tía đai vàng bác đấy a !" (Nguyễn Khuyến), hay trong quan niệm vạn vật tương thông "Bảy nổi
ba chìm với nước non" (Hồ Xuân Hương), "Thu vén giang sơn một cắp tròn, Nghìn thu sương tuyết vẫn không mòn." (Nguyễn Khuyến). Tú Xương dùng phép đối ngẫu để cụ thể hóa đối tƣợng đƣợc miêu tả:
"Ở phố Hàng nâu có phỗng sành, Mắt thì lơ láo, mặt thì xanh.
Vuôt râu nịnh vợ con bu nó,
Quắc mắt khinh đời cái bộ anh." (Tự vịnh)
"Nước quạt chửa xong con nhảy ngựa,
Trống hầu vừa dứt bố lên thang." (Quan tại gia) để khắc họa sự tầm thường, sự kém cỏi của cái tôi:
"No ấm chƣa qua vành mẹ đĩ,
Đỗ đành may khỏi tiếng cha cu" (Hỏi mình) nhưng cũng là để khẳng định cái tôi thị dân hướng ngã:
"Cao lâu thường ăn quít,
Thổ đĩ lại chơi lường." (Ngẫu vịnh)
Tú Xương đã sử dụng hiệu quả của tính tương phản, dối chọi của cấu trúc đối ngẫu (song hành) để tạo nên giọng điệu trào phúng. Trong các trường hợp như:
+ "Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt, Dưới sân ông Cử ngỏng đầu rồng."
(Giễu người thi đỗ) + "Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,
Váy lê quết đất mụ đầm ra."
(Lễ xứng danh khoa Đinh Dậu) Hình thức đối xứng - đối chọi đƣợc nhà thơ sử dụng có tạo nên tính chất nhịp
nhàng cân đối của câu thơ. Nhưng ý nghĩa tương phản của đối tượng được miêu tả qua hình thức đối chọi này không hề làm trang nhã hóa câu thơ mà trái lại, lại làm bật lên thành tiếng cười nhạo. Tính chất bình ổn, hài hòa trong câu thơ luật Đường truyền thống thông qua tính đối ngẫu bao giờ cũng hướng tới sự trang nhã trong qui phạm cảm hứng cao nhã hóa của thơ ca nhà Nho. ở đây, khi đem "lọng" đối với "váy", đem cái "đầu rồng" của "ông Cƣ" đối với cái "đít vịt" của "bà đầm"; đồ vật đối với đồ vật, bộ phận cơ thể người đối với bộ phận cư thể người, một sự đối xứng, đối chọi phải gọi là chan chát; nhưng dụng công của nhà thơ lại không hướng tới việc khắc họa để tôn cao giá trị của "lọng" và của "dầu rồng ông Cử". Đặt
"lọng" biểu tƣợng của uy quyền phong kiến bên cạnh "váy" biểu tƣợng của cái đê hạ theo quan niệm phong kiến và đặt "đầu rồng" bên "đít vịt" rõ ràng là không nhằm để "cao quí hóa"
cái vương quyền của chiếc "lọng" cũng như cũng không "giá trị hóa" cái "đầu rồng ông Cử".
Tạo nên sự đối chọi như thế, Tú Xương đã lôi tuột "lọng" và "đầu ông Cử" xuống đặt bên dưới cái "váy" và cái "đít vịt" của bà đầm mà "tầm thường hóa" vương quyền phong kiên, mà giễu cợt cái danh giá hão của các ông Cử - những lương đóng, những rường cột của cái vương quyền phong kiến rởm. Trong cách đối lập mang tính trào phúng ấy bản chất giả hiệu của dối tƣợng đƣợc phơi bày một cách trần trụi ! Cũng bằng cách tạo đối chọi làm nổi bật cái đê hạ của đối tượng, Tú Xương đã lôi các đức ông ông - những trượng phu quân tử ra làm đối tƣợng để bông phèng, để giễu cợt qua cách tự đối "Nuôi đủ năm con với một chồng"
(Thương vợ) và song đối:
"Ngồi đấy chả hơn gì chú Cuội,
Nói ra thì thẹn với ông Tơ." (Gửi cho cô đào) Táo bạo hơn, Tú Xương còn đem "chó" đối với "trời":
"Tế đổi làm Cao mà chó thế,
Kiện trông ra tiệp hỡi trời ôi !" (Thi hỏng I) Chả trách cụ Thƣợng làng Và đã phải kêu lên:
"Rằng hay thì thực là hay,
"Trời" đối với "chó", lão này không ƣa." [xem 26, tr. 265]
Trong nhiều trường hợp, ông Tú tuy không sử dụng hình thức đối ngẫu nhưng tính chất đối lập của phép đối đã đƣợc vận dụng nhƣ một thủ pháp nghệ thuật để trào phúng. Đùa
"Ông Cử Ba", Tú Xương đem cái tầm thường của loài vật (ba ba -từ đồng âm gọi tên một ông Cử tân khoa là con thứ ba trong gia đình) đặt bên cái cao quí (cửa Vũ: chỉ sự thi cử gian khó) để làm nổi bật cái sự học hành tầm thường kém cỏi của ông Cử:
"Cửa Vũ ba nghìn sóng nhảy qua, Ai ngờ mũ áo đến ba ba."
Đùng "thân lươn" đối với "xà hang", có tình tạo nên sự đối lập: ba ba ở dưới nước ăn đất sét, ông Cử Ba ở trên cạn ăn thịt gà để châm biếm cái vị trí cao sang không đáng có của ông Cử chính là do tài luồn lọt mà có.
"Đầu như lươn đất mà không lấm, Thân tựa xà hang, cũng ngó ra.
Dưới nước chẳng ưa, ưa trên cạn, Đất sét không ăn, ăn thịt gà."
Sự gán ghép để làm nên tính tương phản đã khiến cho bài thơ khổ độc, âm điệu có vẻ trúc trắc, nhưng chính sự trúc trắc ấy đã khiến cho tiếng cười bị nén chặt lại chưa bật ngay ra khi bài thơ kết thúc. Phải thong thả mà ngẫm nghĩ mới thấm thía cái hàm ý sâu cay, độc địa của ông Tú, nhƣng đối tƣợng bị đả kích chỉ đành biết
ngậm bồ hòn làm ngọt.
Khi "Đùa ông Hàn", ông Tú đã đói lập giữa cái hƣ và cái thực của phẩm hàm "hàn lâm tu soạn" khi gắn công việc "thực" của ông Hàn làm nghề nấu rƣợu với một hàm nghĩa "tu soạn" là cỗ bàn để nhạo báng cái phẩm hàm của ông này chỉ do xôi thịt mà có.
"Hàn lâm tu soạn kém gì ai, Đủ cả vung nồi, cả cóng chai."
Độc địa hơn khi "Chế ông Hàn sợ vợ bỏ", Tú Xương đà biến chữ "hàn" là phẩm hàm thành ra là hành động: hàn gắn.
"Ông đã ơn vua một chữ Hàn, Nay lành mai vỡ khéo đa đoan...
... Có ai lành thủng ông không biết, Còn phải mang điều với gái ngoan."
Dùng hình thức đối lập "lành - vỡ" Tú Xương giễu ông Hàn lâm là ông Hàn ... nồi, và
"lành - thủng" để cười nhạo cái chuyện ông Hàn lấy cô đàu làm vợ nên mới thành nhiễu sự
"khéo đa đoan".
Bên cạnh kiểu đối lập bằng hình thức chơi chữ, Tú Xương còn có kiểu đối lập tương phản bằng cách đặt cái cao khiết bên cái đê hạ để lột tả bản chất của đối tƣợng đƣợc miêu tả.
Tú Xương đã mang cái lọng một biểu tượng của uy quyền trần thế đầy vật dục đặt bên cạnh cái công phu tu luyện của các bậc chân tu để lột tả cái nhăng nhố của hạng sƣ tăng hổ mang:
"Công đức tu hành, sư có lọng" (Năm mới). Và trong giọng điệu hài hước được che đậy bằng những ngôn từ trang trọng để lật tẩy chân tướng bọn sư tăng buôn thần bán thánh:
"Quảng đại từ bi cũng phải tù,
Hay là sư cụ vụng đường tu.
Tụng kinh cứu khổ ba trăm quyển,
Y hẳn còn quên một phép phù." (Sƣ bị tù)
Với các thủ pháp đối lập độc đáo này, Tú Xương đà lần lượt lôi tuột tất tật các quan Đốc, các ông Nghè, ông cử, ông Thành Pháo, ông Ấm Mốc, ông Lang, ông Huyện, ông Đội...
vào trong thơ ông để làm đối tƣợng phê phán đả kích. Phê phán đả kích những cái nhố nhăng của sự đời, cái đồi bại của tình đời tình người. Giọng điệu trào phúng đa thánh phúc điệu của Tú Xương đã làm biến mất và thay thế hoàn toàn giọng điệu cao nhã trong thơ Nôm luật Đường truyền thống.
Cũng nhƣ đối ngẫu, điển có và tập cổ vừa là thủ pháp nghệ thuật và vừa là quan niệm nghệ thuật mang tính điển phạm của thơ Nôm luật Đường truyền thống. Đỗ Phủ từng cho rằng: dụng điển nhƣ dùng muối. [theo 158, tr. 30] Nghĩa là không đƣợc nhiều mà cũng không thể thiểu. Trong thơ ca thời trung đại việc dùng điển có và tập cổ không chỉ là một nguyên tắc nghệ thuật mang tính qui phạm mà còn là tiếu chuẩn để đánh giá tính uyển súc và là thƣdc đo tài năng nhà thơ.
Điển cố thi liệu Hán học đã làm đậm thêm phong cách bác học của thơ Nôm Đường luật. Tuy nhiên, do xu hướng Việt hóa và bình dân hóa thể thơ mà tỉ lệ điển có thi liệu Hán học đã giảm dần trong thơ Nôm luật Đường từ Nguyễn Trãi đến thơ Hồ Xuân Hương. Đường biểu diễn tỉ lệ điển có thi liệu Hán học từ thơ Hồ Xuân Hường đến thơ Nguyễn Khuyến và thơ Tú Xương tiếp tục là một véc tơ đường thẳng theo chiều đi xuống. Trong thơ của "bà chúa thơ Nôm" điển cố thi liệu Hán học xuất hiện 14 lần/268 dòng thơ, tỉ lệ 5,22%, đến thơ của nhà thơ làng cảnh Yên Đổ tỉ lệ là 3,95% (22 lần/556 dòng thơ). Trong thơ của ông Tú Thành Nam tỉ lệ xuất hiện của điển có thi liệu Hán học chỉ còn là 2,13% (16 lần /748 dòng thơ). Tỉ lệ điển cố thi