CHƯƠNG 1. NHŨNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ CỦA LUẬN ÁN
1.2. Vấn đề văn bản thơ Tú Xương
1.2.1. Tình hình văn bản tác phẩm của Tú Xương
1.2.1.1. Những chép tay bằng chữ Nôm
Qua tìm hiểu và khảo sát, chúng tôi đƣợc biết hiện có 6 bản Nôm chép tay các tác phẩm của Tú Xương được lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm tại Hà Nội. Đó là các bản: Vị Thành giai cú tập biên (kí hiệu AB.194), Quốc văn tùng kí (AB. 383), Việt túy tham khảo (AB. 386), Nam âm thảo (VHV. 2381), Thi văn tạp lục (VHv. 2469), Tiên đan gia bảo (VHV. 2970)
Tuy nhiên, theo những gì mà các tác giả những ấn phẩm thơ Tú Xương bằng tiếng Việt đã công bổ, chỉ mới có 2 bẩn Vị Thành giai cứ tập biên và Quốc văn tùng kí đƣợc khai thác. Các tác giả sách Thơ văn Trần Tế Xương do Bộ Giáo dục xuất bản tại Hà Nội năm 1957 là người đầu tiên công bố sử dụng Vị Thành giai cú tập biên và Quốc văn tùng kí) [32]. Nam âm thảo có đƣợc nhắc đến hai lần trong bài viết nhận xét về tuyển tập thơ Tú Xương của tác giả Trần Lê Sáng [158, tr. 127] và bài viết về văn bản" thơ Tú Xương của Trần Nghĩa [133, 81 - 95]. Nhƣ vậy, cả bản Nam âm thảo lẫn các bản còn lại (Tiên đan gia bảo, Thi văn tạp lục, Việt tuy tham khảo), chƣa hề thấy có tác giả ấn phẩm nào về thơ Tú Xương bằng tiếng Việt đề cập đến.
* Về các bản đã khai thác:
Vị Thành giai cú tập biên (N1) kí hiệu AB. 194. Không rõ năm biên soạn. Văn bản có 410 trang, khổ 29x20, chữ Hán xen chữ Nôm trên giấy bản thƣòng. Mỗi
tờ có 9 dòng, mỗi dòng 19 chữ. Chữ viết chân phương, đẹp và dễ dọc. Văn bản đã được chấm câu bằng mực đỏ (không phải son theo lối xƣa).
Theo các tác giả "Tú Xương tác phẩm và giai thoại" [15, tr. 51] văn bản này là tập hợp những tác phẩm của Tử Thịnh, tú tài Vị Xuyên Phượng Tường Trần Cao Xương, gồm 3 phần. Phần thứ nhất có 77 bài thơ, phú, câu đối. Có lẫn một số bài của Nguyễn Khuyến và Từ Diễn Đồng. Phần thứ hai là sưu tập ca dao, tục ngữ. Cả hai phần này đều không rõ người biên soạn. Phần thứ ba là các bài dịch thơ Trung Quốc có nói rõ là của Tú Xương.
Còn các tác giả "Di sản Hán Nôm Việt Nam - thƣ mục đề yếu" [212], Vị Thành giai cú tập biên có 4 phần.
Phần thứ nhất: Vị Thành giai cú tập biên, 56 trang, có 78 bài thơ Nôm do Trần Cao Xương soạn. Phần thứ hai: Đường thi hợp tuyển ngũ ngôn luật giải âm (63 trang), có 83 bài diễn âm thơ Đường, có nguyên văn chữ Hán. Không khẳng định là của Tú Xương. Phần thứ ba: Thiên Nam Hương sơn Quan Âm chân kinh tân dịch (65 trang), gồm 22 đoạn thơ Nôm theo thể lục bát, kể lại Phật tích Quan Âm chùa Hương Sơn. Theo chúng tôi, phần này Trần Nghĩa cho là bản dịch của Kiều Oanh Mậu soạn năm 1909. [xem 133, tr. 82]. Phần thứ tƣ:
Nam giao cổ kim lí hạng ca dao chú giải (226 trang) bằng chữ Hán, chú giải một số câu ca dao, tục ngữ, câu đố phổ biến trong dân gian Việt Nam.
Theo bản mà chúng tôi đã khảo sát, phần thứ nhất và phần thứ hai đều có ghi rõ là của Tú Xương. Phần thứ nhất chép các bài thơ Nôm của Tú Xương từ tờ la - 28b có ghi rõ
"Nam Định tú tài Phượng Tường Trần Cao Xương Tử Thịnh trước tập" (tờ 1 a) tất cả gồm 89 bài: thơ (78 bài), phú (1 bài), hát nói (2 bài) và câu đối (6 câu), câu đó (2 câu). Loại bỏ các bài gồm 3 bài: "Buồn đêm dài", "Bỗng nghe
phép thi khoa Nhâm Tí", "Bảo học trò đi thi" đã có ghi rõ là của "Hồi Giang Tú tài Từ Công" - tức Từ Diễn Đồng (tờ 20b - 2la), 1 bài có ghi rõ là của cử nhân Nguyễn Nhữ Mai (tờ 17a), 1 bài có ghi "nghi là của quan Tam nguyên An Đổ Nguyễn Khuyến" (tờ 4b). Số còn lại được xem là của Tú Xương là 84 bài.
Trong số 84 bài còn lại này, có một số bài đến nay đã đƣợc các nhà nghiên cứu văn bản xác định là của người khác. Chẳng hạn như bài "Thanh bình tức sự" (tờ la - lb), "Dặn thí sinh" (tờ 15a - 15b), "Xuân nhật tặng hữu", "Xuân nhật ngẫu đề" (tờ 14b) đa tìm thấy xuất hiện "trong ấn phẩm tác phẩm của Nguyễn Khuyến. Theo Trần Nghĩa, các bài "Vãn hành"
(18a), "Lo xa", (19b), "Bát nguyệt giấy tiến sĩ' (tờ 20a) của Từ Diễn Đồng, bài "Cười người phố cửa Đông" (tò 3b) của Trần Tích Phiên, "Lạc đường" (tờ 19b) của Đinh Dương Chương, [xem thêm 133, tr. 81 - 95] Nhƣ vậy có 13 bài của các tác giả khác bị xếp nhầm vào của Tú Xương.
Ngày nay số bài còn được chấp nhận là của Tú Xương là 56 bài.
Phần thứ hai là phần dịch thơ Đường, từ tờ 29a - 61 a, ngay phần đầu tờ 29a có ghi rõ "Tú tài Trần Cao Xương Tử Thịnh diễn tập". Phần này Tú Xương dịch 83 bài ngũ ngôn luật của 29 nhà thơ từ thời Sơ Đường đến Vãn Đường.
2.1.1.2. Quốc văn tùng kí (N2) kí hiệu AB. 383. Văn bản khổ 28x18, do Hải Châu Tử biên soạn có 448 trang viết tay, trên giấy bản thường; chữ viết chân phương dễ đọc, đã được chấm câu bằng mực đỏ (không phải bằng son theo lời xƣa). Mỗi tờ có 9 dòng, mỗi dòng có 20 chữ. Văn bản này chép thơ của nhiều người, có bản kê tên tác giả.
Nếu Quốc văn tùng kí (QVTK) là bản gốc chỉ cần tra cứu lai lịch của Hải Châu Tử là có thể xác định được thời gian chép thơ Tú Xương. Theo Trần Thị Băng Thanh, Hải Châu Tử tác giả văn bản này tên thật là Nguyễn Văn San người Đa
Ngưu, Văn Giang, Hải Hưng, sóng vào khoảng đời Tự Đức (1848 - 1883), bản chép tay QVTK hiện nay chỉ là bản sao. [xem thêm 176] Theo chúng tôi, Hải Châu Tử đã mất năm 1883, lúc ấy Tú Xương mới 13 tuổi, nên rất có thể, phần thơ Tú Xương là do người đời sau chép thêm vào.
Theo "Di sản Hán Nôm Việt Nam - thƣ mục đề yếu" [212], văn bản này chép thơ Tú Xương riêng biệt gồm 99 bài. Nhưng theo bản chúng tôi đã khảo sát, thơ Tú Xương không chép thành một phần riêng biệt mà đƣợc chép theo thể loại chép xen lẫn với các tác giả khác, tất cả đều có ghi rõ của Tú Xương (Nam Định Vị Xuyên Tú tài Trần Kế Xương hoặc Tú Xương dĩ hạ). Trong quyển Thượng chép 107 bài thơ luật Đường trong các tờ: 68b - 87b (90 bài), 92b - 94a (7 bài), 98b - l00b (8 bài), 101b - 102a ( 2 bài). Quyển Hạ có 10 bài gồm: 1 câu đói tết (tờ 107a), 1 bài phú (123b - 124a), 3 bài lục bát (201b - 202a và 205a), 5 bài hát nói (202b - 204b).
Theo công bố của các nhà nghiên cứu: Trần Nghĩa [xem 133, tr. 81 - 95], Nguyễn Văn Huyền [xem 98, tr. 47 - 56]... trong số 117 bài này có một số bài là của Nguyễn Khuyến (Vịnh tiến sĩ thằng - 70a, Học trò than mình - tà 70b - 7la, Chừa rƣợu 102a - 102b), Phạm Ứng Thuần (Cô Tây đi tu - 79a), Đinh Chương Dương (Lạc đường - 80b), Từ Diễn Đồng (Chiều hôm - 80a, Lo xa - 84b - 85a), Đoàn Như Chương (Cậu Ấm gửi cho vợ - 86a), Vũ Đình Khôi (Nhớ bạn - 87a), Vũ Tích Cống (Dạ hoài - 87a, Muốn tới Bồng Lai 87b, Chinh phụ l00b), Nguyễn Mạnh Bổng (Mừng năm mới - 98b - 99a, Hỏi xuân - 99a, Thưởng xuân 99a - 99b), Nguyễn Tử (Xuân tình - 99b), Châu Nguyễn (Đêm xuân nghe mƣa 99b - 100a), Nguyễn Công Trứ (Thán cùng 3 bài - 102b).
Tất cả số bài bị nhầm là 20 bài. Trong số 97 bài còn lại, đến nay con số đƣợc chấp nhận là 56 bài.
* Về các bản chƣa đƣợc khai thác
Tiên đan gia bảo, kí hiệu VHv. 2970. Bản chép tay do Vũ Luyện hiệu Ninh Tĩnh chủ nhân biên tập, Nhàn Vân Đình viết bài chí. Sách 124 trang, khổ 23x13. Sách chỉ chép các câu đối, trướng văn ... mừng thọ, điếu viếng của nhiều tác giả như Nguyễn Bá Ngọc, Vũ Tư, Trần Tế Xương ... không có bài thơ nào.
Thi văn tạp lục kí hiệu VHV. 2469, toàn quyển do một người chép, khổ 14x27,5.
Chữ viết chân phương, rõ dễ đọc, trừ đôi chữ viết theo kiểu đá thảo. Phần chép thơ Tú Xương xếp riêng biệt từ tờ 4la - 42a. Tờ 41 a và 41b có 9 dòng, mỗi dòng 27 chữ; tờ 42a có 7 dòng, mỗi dòng 25 chữ. Văn bản có ghi rõ: Nam Định Vị Hoàng Tú tài Trần Kế Xương thi tập.
Tất cả có 1 bài thơ: 1. Chúc xuân tiết, 2.Tiến sĩ giấy, 3.Trung thu ngoạn nguyệt, 4.Dại khôn, 5.Ngày tết, 6.Lạc đường, 7.Lo xa, và 4 bài Vịnh tú thời: xuân, hạ, thu, đông.
Theo Văn đàn bảo giám, 4 bài Vịnh xuân, hạ, thu, đông là của Ngô Chì Lan. [43, Q.III, 97] Trong Nam âm thảo cũng có ghi rõ tác giả của 4 bài vịnh này: Nhung bản Nam âm thảo đã viết tên nữ sĩ Ngô Chi Lan là Ngô Thị Lan. "bài thơ của nữ học sĩ đời Lê là Ngô Thị Lan" (tờ 38b).
Trong 7 bài còn lại, 6 bài: Chúc xuân tiết, Ngày tết, Lạc đường, Lo xa, Tiến sĩ giấy và Trung thu ngoạn nguyệt cùng xuất hiện trên Vị Thành giai cú tập biên (VTGCTB) và Quốc văn tùng kí (QVTK), Bài Dại khôn chỉ có trong VTGCTB. Đến nay 2 bài: Chúc xuân tiết, Ngày tết vẫn được xem là của Tú Xương.
Việt túy tham khảo, khổ sách 18,5 x 30. Bìa giấy gió phất cậy. Toàn quyển do một người chép. Đằng Châu cư sĩ Nguyễn Thiệu tập biên. Chữ viết chân phương dễ đọc. Mỗi tờ có 9 dòng, mỗi dòng có 17 chữ. Thơ Tú Xương được chép riêng biệt,
từ tờ 12a - 18b và từ tờ 30a - 3la, có ghi rõ: "Nam Định tĩnh Vị Xuyên xã Tú tài Trần Tế Xương thi tập dĩ hạ": gồm 26 bài thơ Đường luật và 2 bài phú: 1. Buồn đêm dài (2 bài), 3.Khi túng, 4. Nhớ anh em bạn thân, 5. Vịnh vợ anh em bạn, 6. Nước lụt năm Bính Ngọ, 7.
Trông bảng thi, 8. Thương người trái duyên, 9.Cô Tây đi tu, 10. Hỏi thăm ông ấm, 11. Vịnh người đi thi, 12.Đau mắt, 13.Chưa may áo, 14.Ngụ mình, 15. Rượu say, 16. Trời hôm, 17.
Tặng người vay nợ sư không được, 18. Đưa cho bạn phải giam ở trong nhà pha, 19.Lạc đường, 20.CM nho, 21. Vịnh cô lái buôn, 22. Vịnh cô đầu, 23. Vịnh người gái góa muôn kết duyên với người tài phú, 24. Tức cảnh ngụ mình, 25. Vịnh nhà hát tuồng, 26. Được đồng tiền;
27. Phú thầy đồ dạy học, 28. Phú hỏng thi..
Dựa vào những công bó của các nhà nghiên cứu:Trần Nghĩa [xem thêm 133, tr. 81 - 95] và Nguyễn Văn Huyền [xem thêm 98, tr. 47 - 56], đến nay đã có thể khẳng định trong 28 bài này, bài "Cô Tây đi tu" của Phạm Ứng Thuần, "Chiều hôm" của Từ Diễn Đồng, "Lạc đường" của Đinh Chương Dương.
Có 19 bài cùng xuất hiện trong VTGCTB và QVTK, có 7 bài có trong QVTK nhƣng không thấy trong VTGCTB. Hai bài phú: Phú thầy đồ dạy học và Phú hỏng thi không thấy trong cả VTGCTB lẫn QVTK.
Đến nay số bài được xem là của Tú Xương có 23 bài.
Đối chiếu với Cảo thơm toàn tập (CTTT) của Đoàn Nhƣ Khuê chúng tôi thấy, về số lượng cũng như thứ tự các bài thơ Tú Xương theo thể Đường luật trong CTTT từ trang 27 - trang 35 và 2 bài phú trang 51 - 53 là hoàn toàn trùng khít với trong Việt túy tham khảo.
Bản Nôm có ghi nhầm tên Tú Xương là Nguyễn Tế Xương. Sau đó, mới có người chữa lại là Trần (chữ thứ 9 dòng thứ 5 từ 12a). CTTT cũng có nhầm lẫn tương tự này: Trần Tế Xương đã thành là Nguyễn Tế Xưởng (tr.
27). Do đó, có thể khẳng định, bản Nôm này đã đƣợc sử dụng làm tài liệu để soạn CTTT.
Nam âm thảo, kí hiệu VHv. 2381, 400 trang, bản sao sách của nhà họ Lê ở Lam Cầu, Duy Tiên, Hà Nam. Nguyễn Đông Châu viết tựa. Phan Nhụy chép theo bản chính năm 1961.
Trần Ngọc Oanh đọc duyệt. Chữ viết đá thảo khó đọc. Mỗi tờ có 8 dòng, mỗi dòng có 27 chữ.
Đôi chỗ trong sách có chú chữ quốc ngữ.
Sách chép thơ của nhiều tác giả (Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Hồ Xuân Hương, Ngô Chi Lan, Nguyễn "Công Trứ,...) sau từng phần giới thiệu về thi luật thơ Đường, sách đều có chép thơ để minh họa.
Thơ Tú Xương không được xếp riêng biệt. Tất cả có 40 bài thơ Đường luật. 1. Than đạo học, 2. Học trò than mình, 3. Gửi cho cô sƣ, 4. Tặng cô đào Hà Tĩnh, 5. Tết trung thu, 6.
Đèn kéo quân, 7. Cô hầu gửi thăm quan lớn, 8. Cô đầu gửi cho nhân tình, 9. Không vay mà giả, 10. Sƣ ông chầu văn cho hai cồ ả lên đồng, 11. Làm lẽ, 12. Nhó cô đào, 13. Gửi về quê thăm vợ, 14. Thuật hoài, 15. Gặp giai nhân, 16. Tăng giai nhân, 17. Chế ông ve gái, 18. cảnh buồn, 19. Bực mình, 20. Trời chƣa sáng, 21. Mừng ông nhà nho, 22. Gái nuôi chồng, 23. Bàn đèn thuốc phiện, 24. Trách nhân tình. 25. Trách anh cờ bạc ăn chơi, 26. Buôn bán sành sỏi, 27. Chửa hoang, 28. Nhắn chị làm lẽ thứ tƣ, 29. Tết nguyên đán ngụ tình, 30. Cậu ấm, 31.
Thành Pháo, 32. Tài ngón chầu, 33. Anh vô nghệ, 34. Ả đào lấy khách, 35. Làm mộng 4 bài, 39. Dại khôn, 40. Chữ nho.
Trong số 40 bài này chỉ có các bài Làm ruộng (tờ 34a - 34b), Chữ Nho (tờ 52a), là có ghi rõ " thơ của ông Tú Xương". Các bài còn lại không thấy đề tên tác giả. Trong 40 bài này, có 12 bài cùng xuất hiện trong VTGCTB và QVTK là các bài (số 1, 22, 25, 26, 31, 33, 35 (bốn bài), 39,40); Có 24 bài chỉ có trong QVTK là
các bài số 2, 5, 6, 7, 8, 9, l0, 11, 15, 16, 17, 18, 19, 26, 28, 30, 32.
Có 4 bài không thấy trong VTGCTB lẫn QVTK là: số 3, 4, 12, 15.
Có 6 bài trong Văn đàn bảo giám xếp là khuyết danh: số 3, 6, 10, 12, 27, và 29 nhƣng sau đó trong các bản bằng tiếng Việt lại cho là của Tú Xưởng. Trong dó các bài: Trách anh cờ bạc ăn chơi, Chửa hoang và Tết nguvên đán ngụ tình đƣợc khẳng định khá dứt khoát.
Có 6 bài trùng nhau giữa Nam âm thảo và Việt túy tham khảo là các bài: Chữ nho, Vịnh người đi thỉ, Ngụ mình, Buồn đêm dài (2 bài), Vịnh cô lái buôn.
Theo khảo cứu của các ông Trần Nghĩa [xem 133, tr. 81 - 95] và Nguyễn Văn Huyền [xem 98, tr. 47 - 56], trong số 40 bài này có 2 bài của tác giả khác nhƣ: "Cậu Ấm" Đoàn Nhƣ Chương, "Học trò than mình" Nguyễn Khuyến. Con số đến nay được xem là của Tú Xương có 22 bài.
* Nhận xét chung:
Cũng nhƣ 2 bản đã biết và đã khai thác, cả 4 bản Nôm chúng tôi vừa phát hiện thêm đều là các bản sao sách, cũng đều không xác định đƣợc thời gian biên soạn và không phải là di cảo của nhà thơ.
Sự nhầm lẫn trong cả 5 bản có chép thơ Tú Xương này là khá lớn. Đây cũng là điều khó tránh khỏi trong văn bản của các tác giả thời trung đại.
Với 75 bài qua các bản mới phát hiện (Tiên đan gia bảo không có thơ), loại bỏ đi những bài trùng nhau giữa 3 bản này, số còn lại là 67 bài, có 6 bài trong đó không thấy trong VTGCTB và QVTK (đến nay tổng số bài trong 3 bản này được xem là của Tú Xương có 47 bài). Đây hẳn là một con số khá đáng kể so với số lƣợng những tác phẩm đến nay đƣợc chấp nhận của 2 bản VTGCTB (56 bài) và QVTK (56 bài).
Thời gian không cho phép tiếp tục khai thác và sử dụng các tài liệu qua nguồn truyền miệng, nên việc phát hiện thêm các bản Nôm chép tay thơ Tú Xương hẳn sẽ là một đóng góp bổ ích cho việc nghiên cứu thẩm định văn bản thơ Tú Xương trong thời gian tới.