CHƯƠNG 2. CẢM HỨNG VỀ CON NGƯỜI THỊ DÂN VÀ THẾ GIỚI THỊ THÀNH
2.1. Cảm hứng về con người thị dân của Tú Xương
2.1.1. Cảm hứng về con người trong thơ ca nhà Nho trung đại
Đối tượng phản ánh chủ yếu của văn chương nghệ thuật là con người và cuộc sống của con người. Xem con người là đói tượng chủ yếu, văn chương nghệ thuật bao giờ cũng nhìn nhận hiện thực qua cái nhìn của con người - tức là qua cảm nhận của chủ thể phản ánh.
Qua cái nhìn đó, văn chương nghệ thuật phát hiện ra bản chất
của hiện thực và mặt khác trở lại nhận thức sâu sắc hơn về con người. Con người mà văn chương nghệ thuật tái hiện là con người cụ thể - lịch sử, trong không gian và thời gian cụ thể.
Xã hội Việt Nam thời trung đại là xã hội phong kiến. Mọi hoạt động nhận thức của con người trong thời trung đại đều bị chi phối chặt chẽ bởi những qui phạm của lễ giáo phong kiến và cảm thức phóng kiến. Cảm nhận của người nghệ sĩ trong thời kì này, do vậy mà đã ít nhiều bị đóng khung, được lược qui trong qui phạm hóa của cảm thức phong kiến. Người trung đại quan niệm "vạn vật nhất thể" nên con người được thể hiện trong thơ ca là con người vũ trụ.
Con người như là một bộ phận của thiên nhiên, con người hòa nhập với thiên nhiên và chìm lẫn trong vũ trụ bao la. Trong thơ Đường cũng như trong thơ ca nhà Nho Việt Nam luôn thấp thoáng bóng dáng "lữ khách" đang "đăng cao", "dã vọng", "vãn thứ", sừng sững những tráng sĩ "hoành sóc giang san", lại thấp thoáng bóng dáng con người "bầu bạn" với "một bầu phong nguyệt", "Quyến trúc mai, kết bạn tri âm" (Nguyễn Trãi), "lẩn thẩn" giữa "cội cây", nhàn dật đắm chìm trong cảnh vật:
"Trà tiên nƣđc kín, bầu in nguyệt, Mai động hoa xoay, bóng cách song.
Gió lật, đƣa qua trúc ổ,
Mây tuôn, phủ rợp thƣ phòng..."
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Là một bộ phận của thiên nhiên, "nhất thể" với tạo vật nên con người luôn thác ngụ tâm tình qua tạo vật với: "Mấy chùm trước giậu", "Một tiếng trên không" (Nguyễn Khuyến) và cùng với "Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông" (Nguyễn Đình Chiểu). Để giãi bày niềm đau
"bất phùng thời" con người ấy muốn hòa nhập với thiên nhiên, muốn biến thành cây cỏ "Làm cây thông đứng giữa trời mà reo"
(Nguyễn Công Trứ). Chìm lẫn chứ không biến mất cùng với vũ trụ nên con người "hô, ứng",
"tương thông" cùng vạn vật. Khi họ buồn thì cả vũ trụ cũng buồn theo "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Trong cảm thức con người là một phần tử của thiên nhiên nên con người luôn đƣợc miêu tả qua vẻ dẹp của thiên nhiên tạo vật. Cái đẹp của giai nhân, tài tử luôn đƣợc miêu tả thông qua so sánh với thiên nhiên, so sánh với mây, gió, trăng, hoa, tuyết... với sơn thanh, thủy tú. Cho nên nàng Thúy Vân mới có vẻ đẹp "Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da" và cái vẻ đẹp "Làn thu thủy nét xuân sơn" của cô Kiều mới làm cho "Hoa ghen" và "liễu hờn"... Khách tài tử văn nhân nhƣ chàng Kim kia mới có vẻ tao nhã "Đề huề lƣng túi gió trăng" "nhƣ thể cây quỳnh cành dao" và tráng khí "Râu hùm, hàm én, mày ngài" của người anh hùng Từ Hải mới được biểu hiện thành "Gió đưa bằng tiện đã lìa dặm khơi"...
Bên cạnh những con người vũ trụ, thơ ca trung đại còn có những con người xã hội, con người thế tục. Chịu sự chi phối của tư tưởng sùng cổ nên con người xã hội, con người thế tục trong thơ ca trung đại luôn mang tư tưởng hoài cổ. Nhà nghiên cứu I.S. Lisevich đã chỉ ra tư tưởng sùng cổ của Khổng Tử qua lời khẳng định "bất học thi vô dĩ ngôn". Theo I.S.
Lisevich, khi Khổng Tử khẳng định như thế "thì ông ta "dường như đứng trước một bức tường"... bởi vì "Kinh Thi" được ông quan niệm là khuôn mẫu cho tài năng thơ, được đề ra cho mọi thời đại."[116, tr. 268] "Tư tưởng thống trị trong mỗi thời đại bao giờ cũng là tư tưởng của giai cấp thống trị." (K. Marx). Nho giáo - vơi một trong những hạt nhân tư tưởng là tư tưởng sùng cổ - là ý thức hệ chi phối xã hội thời trung đại nên cũng dễ hiểu vì sao không chỉ ở Trung Quốc mà ở Việt Nam, tư tưởng "cúi rạp mình trước thời cổ" [116, tr. 273] là một tư tưởng chi phối khá sâu sắc đời sống tinh thần của con người. Chính vì
vậy mà trong thơ ca nhà Nho trung đại, con người không được thể hiện như một hiện tượng xã hội mà là như một chiếc bình chứa tư tưởng và nhứng giáo diều của người xưa. (Xin lưu ý rằng, khi nói thơ ca nhà Nho trung đại, chúng tôi đã ý có xác định bộ phận thơ ca tiêu biểu với Nguyễn Trãi trở về sau để tránh nhầm lẫn với bộ phận thơ Thiền thời Lí Trần. Cho dù là trong thơ thời Lí Trần trước đó, cái tráng chí, trượng phu quân tử theo quan niệm Nho gia đã có thể tỉm thấy trong thơ của Phạm Ngũ Lão, Đặng Dung...). Mọi hành động tu thân, gắng chí của con người thời trung đại nhất nhất đều rập khuôn theo quan niệm lí tưởng của người xưa:
+ "Văn chương chép lấy đôi câu thánh" (Nguyễn Trãi) +"Học theo ngòi bút chí công" (Nguyễn Đình Chiểu)...
Cho nên "Tấc lòng ƣu ái cũ" với chuyện "Nhân gian nhƣợc hữu Sào, Do đồ" của Nguyễn Trãi, hay là nỗi "khắc khoải sầu đƣa" với "hồn Thục Đế" của Nguyễn Khuyến hoặc sự hăm hở "Một mình để vì dân vì nước" như Nguyễn Công Trứ tuy là "tấc lòng" thế sự của chủ thể trữ tình mang cảm hứng cá thể rõ rệt, nhƣng do rập khuôn và qui phạm hóa theo lí tưởng thánh hiền mà tấc lòng của những nhà Nho ấy đã trở thành là "tấc lòng" thế sự mang đậm tính cộng đồng phi cá thể. Con người cá thể mang nỗi đau đòi ấy không còn xuất hiện với tư cách cá nhân, mang nỗi đau của thời đại mà nó đã trở thành con người của cuộc đời.
Chính vì vậy mà con người xã hội và con người thế sự được thể hiện trong thơ ca trung đại là con người cộng đồng, con người phi cá thể.
Trong không gian và thời gian, con người là con người vũ trụ. Trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, những con người xã hội được thể hiện trong thơ ca là nhưng con người cộng đồng phi ngã hóa. Những con người ấy kết tinh trong một kiểu hỉnh tượng phổ biến là con người nhà Nho phong kiến. Trải qua những biến thiên của lịch
sử kiểu hình con người nhà Nho phong kiến đã phân hóa thành các kiểu hình: nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật, nho nho tài tử... [xem thêm 99] và [xem thêm 217]
Dù là con người vũ trụ hay con người xã hội và với kiểu hình nào: hành đạo, ẩn dật hay tài tử thì con người nhà Nho trong thơ ca trung đại cũng đều được thể hiện cùng trong một cảm hứng là phi ngã hóa trong cùng nhãn quan Nho giáo và với cùng với một bút pháp đầy cách điệu hóa và qui phạm hóa. vẫn trong mạch cảm hứng về con người vũ trụ, và sự thể hiện những hình tƣợng nhà Nho, nhƣng trong thơ Nguyễn Khuyến đã xuất hiện thêm mạch cảm hứng về con người hàng ngày. Có thế nói Nguyễn Khuyên là người đầu tiên phá vỡ qui phạm cảm hứng về con người lí tuồng phong kiến trong thơ ca trung đại với chân dung những con người dân dã và với chân dung những con nguôi kẻ sĩ tầm thường trống rỗng. Nói như Trần Đình Sử "Nguyễn Khuyến trước sau chỉ biết mỗi thế giới cổ điển gắn bó với lối sống làng quê. Nhưng ông là nhà thơ cổ điển dầu tiên thấy cái rỗng không của con người lí tưởng truyền thông, là nhà thơ mở đầu sự đổi thay các ý nghĩa tƣợng trƣng của hệ thống thi pháp cổ xua." [ 162, tr. 139]
Bằng cảm quan của kẻ sĩ thị dân, Tú Xương đã bước một bước dài ra khỏi sự cách điệu và điển phạm trong sự thể hiện cảm hứng về con người mang đậm chất lí tưởng tạo nên một hệ thống cảm hứng mới về con người và thế giới. Vì vậy, bóng dáng con người vũ trụ - con người lí tưởng phong kiến trong thơ Tú Xương hết sức mờ nhạt. Con người vũ trụ - lí tưởng chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong bài "Gửi ông Thủ khoa Phan" - một bài thơ còn nhiều tranh cãi về đối tượng trữ tình. Hình ảnh người anh hùng "Vượt bể trèo non" và
"Giương tay chống vững cột càn khôn" thật hiên ngang và đây tráng khí. Con người ấy đang mang một trọng trách nặng nề với một tinh thần quyết chí xả thân vì nước. Nhưng con người ấy cũng thật cô độc
"Lấp bể ra công đất một hòn". Bài thơ khép lại thật dẹp vđi một hình tượng con người lí tưởng, nhưng so với âm điệu trong câu thơ ca ngợi tráng khí cái thế của người anh hùng mà Nguyễn Khuyến đã dành cho Nguyễn Trãi "Xắn tay đỡ trời ôm chí lớn" thì qủa là âm diệu ở đây lại không vút cao hào sảng mà chùng hẳn xuống đƣợm vẻ ngậm ngùi cay đắng. Thời đại Tú Xương đang sóng - cũng là thời đại Nguyễn Khuyến đang sống - là thời đại của những anh hùng thất bại, thời đại của buổi giao thời Đông Tây với nhiều điều ló lăng bỉ ổi, lí tưởng nhà Nho phong kiến đang sụp đổ thảm hại trước sức mạnh vật chất và vũ khí của phương Tây. Con người trong thơ Tú Xương ở dây là con người của thực tại - tuy là người anh hùng cái thế nhưng là anh hùng của thời đại thất bại, hoàn toàn khác với con người trong thơ Nguyễn Khuyến là con người của quá khứ - người anh hùng của thời đại chiến thắng. Những anh hùng của thời đại mới, thời đại cách mạng chƣa xuất hiện. Cũng sống trong không khí thất bại bao trùm cả thời đại như" Nguyễn Khuyến, nhưng Tú Xương lại không có được cái cảm hứng trong ánh hồi quang về thời quá khứ nhƣ nhà Nho hiển đạt Nguyễn Khuyến, do vậy mà, nhà thơ - kẻ sĩ thất bại - Thành Nam đã không thể bay bổng trong cảm hứng về con người anh hùng, con người vũ trụ - sứ thi theo mạch cảm hứng của tư duy thơ ca cổ điển.
Con người vũ trụ - ưu thời của Tú Xương đã xuất hiện trong một số bài thơ như
"Sông lấp", "Hỏi ông trăng", "Đêm buồn", "Đêm dài", "Chợt giấc". Đó là những kẻ sĩ thị dân cộ độc bé tắc, bất lực trước thời cuộc. Cảm hứng về những con người này đã không có thể phát triển thành một hệ thống xuyên suốt để trở thành một đề tài, một mảng thơ lớn trong sáng tác của Tú Xương, tuy nó vẫn chiếm được một vị trí quan trọng làm nên một nét độc đáo cho thơ Tú Xương với kiểu trữ tình cá nhân đậm ý thúc công dân. Không khí của thời đại, không khí của buổi giao thời, sự